Cách chống thấm tường nhà hiệu quả đối với tường cũ, tường mới xây
Thấm tường là chuyện đau đầu ở các công trình dân dụng, nhất là vào mùa mưa. Hãy tham khảo các cách chống thấm tường nhà hiệu quả, dễ làm để khắc phục tình trạng này.
Tường nhà mang tính năng bảo vệ, hứng chịu tất cả tác động của môi trường và thời tiết. Tường được xây nên để bảo đảm một nơi sống an toàn, chắc chắn, một nơi trú mưa trú nắng cho con người. Hiện tượng thấm dột sẽ khiến tường mau xuống cấp và tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm.
Đối với chủ nhà và thầu, thợ, thấm dột là vấn đề “dài hơi” vì hiện tượng này sẽ không xuất hiện ngay từ đầu. Dù là nhà mới xây, phải sau một thời gian khi công trình đã hoàn tất và đưa vào sử dụng, hiện tượng thấm dột mới bắt đầu lộ diện. Việc sửa chữa rất mệt mỏi và khó thể triệt để.
1. Vì sao có hiện tượng thấm nước tường nhà?
Hiện tượng thấm tường có thể xuất phát từ nhiều nguyên do:
- Khi thi công xây nhà không đúng quy trình, không đúng chất lượng và yêu cầu kỹ thuật.
- Không xử lý chống thấm ngay từ đầu hoặc thực hiện không đúng tiêu chuẩn.
- Sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng, công tác nghiệm thu không đạt yêu cầu.
- Công trình đã sử dụng lâu năm không được gia cố, bảo dưỡng.
Qua đó, nếu bạn đang có ý định hoặc đang chuẩn bị xây nhà thì hãy yêu cầu thực hiện chống thấm tường nhà ngay từ đầu bằng vật liệu tốt, tránh những phiền phức sau này.
2. Ảnh hưởng của tường nhà thấm nước
Hiện tượng thấm dột nguy hiểm ở chỗ không thể phát hiện ngay từ đầu. Đến khi hiển hiện rõ thì chỗ thấm đã loang rộng thành mảng lớn, đã ảnh hưởng đến chất lượng và các kết cấu khác của ngôi nhà từ lâu rồi.
Hiện tượng thấm dột sẽ ảnh hưởng đến:
- Nước ngấm lâu ngày làm giảm độ bền chắc, độ kết dính của vôi vữa. Tường không còn chắc chắn, bắt đầu bong tróc. Kết cấu nhà bị ảnh hưởng sẽ xuất hiện vết nứt trên tường. Lâu ngày rất nguy hiểm vì kết cấu tường không còn chắc chắn sẽ có nguy cơ đổ sập.
- Tường nhà loang lỗ thành từng mảng ố vàng, xanh, đóng rêu mốc đen, làm xấu nhà và ảnh hưởng đến thẩm mỹ chung.
- Tường ẩm dễ bám rêu, mốc, là nơi vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Chúng gây hại cho sức khỏe con người, nhất là nhà có trẻ nhỏ dễ bị bệnh đường hô hấp.
- Tường nhà thường có ổ điện lắp sâu vào trong tường, hoặc có dây điện đi âm tường. Tường thấm nước dễ xảy ra chập điện, dẫn đến cháy nổ. Nhẹ thì gây hư hỏng đồ điện, nặng thì có nguy cơ cháy nổ.
Chống thấm tường nhà từ đầu sẽ giúp gia chủ hạn chế các rủi ro trên. Nếu trường hợp đã xuất hiện thấm dột rồi thì có cách gì khắc phục không?
3. Những cách chống thấm tường nhà hiệu quả
Tùy vào tình trạng của bức tường (cũ hay mới, thấm nhiều, thấm ít…) sẽ có cách xử lý khác nhau.
3.1 Chống thấm tường nhà cũ
Các bước xử lý tường nhà cũ:
- Cạo bỏ lớp vôi hoặc sơn cũ, làm sạch lớp rêu mốc bám tường. Phải rửa sạch tường rồi chờ khô. Nếu tường không sạch, lớp sơn mới sẽ không bám dính được.
- Tô trám các vết nứt, khe hở trên tường bằng xi măng, hồ vữa hoặc bột trám tường chuyên dụng.
- Sơn phủ ít nhất 2 lớp sơn chống thấm chuyên dụng. Cần lưu ý ở bước 1 tường phải sạch sẽ và khô, như vậy sơn mới bám dính và đảm bảo công năng.
- Cuối cùng sơn màu lại theo ý thích của chủ nhà.
3.2 Chống thấm cho tường mới xây
Tường vừa xây xong cho xử lý chống thấm ngay là hợp lý nhất. Chỉ thêm một chút chi phí sơn chống thấm nhưng tránh được phiền hà về sau. Xử lý tường cũ bị thấm mất công sức và chi phí tính ra cao hơn nhiều.
- Tường mới xây và được tô trát xong cần chờ khô, chà nhám, làm sạch bề mặt.
- Dùng sơn chống thấm tường ngoài trời sơn phủ cả mặt trong, mặt ngoài để tối ưu hiệu quả.
3.3 Chống thấm chân tường
Chân tường dễ bị ẩm mốc hay thấm nước. Nguyên nhân có thể thấm nước mưa, hoặc có thể do tiếp giáp với mặt đất nên độ ẩm cao. Một lý do khác có thể do hệ thống cấp thoát nước khu vực bếp và nhà vệ sinh bị rò rỉ. Nếu vì nguyên nhân này thì cần phải đục tường, sửa chữa hệ thống ống nước rồi mới trám lại, sơn chống thấm sau.
Tùy theo tình trạng chân tường bị thấm sẽ có các cách xử lý:
- Chống thấm chân tường bằng sơn chống thấm chuyên dụng (ví dụ thương hiệu Kova): cạo bỏ lớp sơn cũ, làm sạch các mảng rêu mốc bám. Trộn hỗn hợp sơn Kova với xi măng theo tỉ lệ 10kg sơn : 2kg xi măng. Sơn phủ hỗn hợp này lên phần chân tường bị thấm, để khô rồi sơn lại bằng sơn màu bình thường.
- Chống thấm bằng cách bơm foam ngược: nếu tường còn mới thì khoan trực tiếp vào tường, sau đó dùng súng bắn foam vào lỗ khoan. Nếu tường cũ thì nên đục vài chỗ hồ vữa ra, bắn foam vào, sau đó trám xi măng lại.
4. Tổng kết
Đây là những trường hợp thấm tường đơn giản, gia chủ có thể tự thực hiện hoặc nhờ thợ thi công. Trường hợp tường bị thấm nặng, lâu ngày hoặc phần diện tích bị thấm quá lớn sẽ cần biện pháp triệt để hơn. Lúc này gia chủ nên nhờ đến các đơn vị chuyên sửa chữa xây dựng để việc chống thấm tường nhà được đánh giá và xử lý đúng mức.
Qua bài viết đã nêu bên trên, hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho mọi người, hãy theo dõi dõi chúng tôi để biết thêm nhưng thông tin, những mẹo vặt hay trong cuộc sống tại vesinhcongnghiep.com
>> Xem thêm bài viết liên quan: