Phụ gia thực phẩm là gì? Các chất phụ gia phổ biến trong thực phẩm
Phụ gia thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các ngành cần nhiều phụ liệu như ngành công nghiệp thực phẩm. Chất phụ gia giúp bảo quản cũng như gia tăng hương vị cho các sản phẩm. Nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra một số tác hại. Hãy cùng Vệ Sinh Công Nghiệp tìm hiểu chất phụ gia là gì và một số phụ gia thực phẩm phổ biến ngay trong bài viết này!
Chất phụ gia là gì?
Về cơ bản, chất phụ gia là các thành phần được thêm vào sản phẩm với mục đích cải thiện hoặc thay đổi một số đặc tính của sản phẩm đó.
Chất phụ gia trong thực phẩm
Phụ gia thực phẩm được định nghĩa là các thành phần bổ sung vào trong thực phẩm nhằm mục đích bảo quản hoặc nâng cao chất lượng về mùi vị và hình thức của thực phẩm đó. Các chất phụ gia này có thể xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên hoặc được sản xuất bởi con người.
Mặc dù có nhiều loại phụ gia thực phẩm được sử dụng phổ biến và an toàn, nhưng cũng tồn tại một số loại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vì lý do này, quá trình áp dụng chất phụ gia vào sản xuất thực phẩm cần tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực về an toàn thực phẩm và được quản lý kỹ lưỡng bởi các cơ quan quản lý y tế.
Các loại phụ gia khác
Ngoài ngành công nghiệp thực phẩm, còn có một số ngành khác như xây dựng, may mặc cũng có khả năng sử dụng các loại phụ gia thực phẩm để phục vụ cho công tác sản xuất. Các chất phụ gia đó có thể kể đến là: phụ gia bê tông, phụ gia nhớt, phụ gia chống thấm, phụ gia CMC, phụ gia xăng,...
Vậy bạn có biết, vai trò của phụ gia thực phẩm là gì không? Hãy cùng tìm hiểu sang phần tiếp theo nhé!
Vai trò của phụ gia thực phẩm
Phụ gia thực phẩm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Trong số rất nhiều ứng dụng có 2 vai trò chính của chất phụ gia là làm chất tạo mùi và chất bảo quản.
Vai trò làm chất tạo mùi
Những hóa chất có trong chất phụ gia giúp tăng hương vị và mùi thơm của thực phẩm. Chúng có thể được chiết xuất từ các nguồn tự nhiên (như thực vật hoặc động vật) hoặc tổng hợp bằng các phương pháp hóa học.
Hương vị tự nhiên của phụ gia thực phẩm đến trực tiếp từ các nguồn tự nhiên, trong khi các chất tạo hương nhân tạo được tổng hợp để mô phỏng hương vị tự nhiên hoặc tạo ra các cảm giác vị giác khác.
Các chất phụ gia này thường được sử dụng trong các loại thực phẩm tiêu dùng nhanh như bánh kẹo, sữa chua, nước giải khát,..
Vai trò làm chất bảo quản
Phụ gia thực phẩm còn làm chất bảo quản giúp giữ thực phẩm đã qua chế biến an toàn và tươi ngon trong suốt hành trình từ nhà máy đến người tiêu dùng.
Các chất phụ gia thực phẩm phổ biến
Chất phụ gia thực phẩm được phân loại dựa vào chức năng cụ thể của chúng, góp phần quan trọng vào việc bảo quản và cải thiện chất lượng thực phẩm.
Chất chống oxy hóa
Phụ gia thực phẩm chống oxy hóa làm giảm thiểu tác động của oxy lên dầu và chất béo, chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự biến màu và ôi thiu, bảo vệ chất lượng và mùi vị của thực phẩm. Axit ascorbic, hay Vitamin C, là một trong những chất chống oxy hóa phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong việc bảo quản trái cây, rau củ và nước trái cây.
Chất tạo màu
Để tăng cường vẻ ngoài và sự hấp dẫn của thực phẩm, chất phụ gia thực phẩm tạo màu được thêm vào, nhất là khi quá trình chế biến làm mất màu sắc tự nhiên của sản phẩm. Các chất tạo màu có thể xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên như curcumin (E100) từ củ nghệ, hoặc được tạo ra nhân tạo, đồng thời một số còn là nguồn cung cấp vitamin.
Chất điều vị
Được thêm vào để tăng cường và cải thiện hương vị của thực phẩm, phụ gia thực phẩm điều vị như bột ngọt giúp tăng hương vị mặn, ngọt của sản phẩm, làm cho thực phẩm trở nên ngon miệng hơn.
Chất tạo ngọt
Với khả năng ngọt vượt trội so với đường nhưng lại sử dụng trong lượng nhỏ, chất ngọt đậm đặc như saccharin và aspartame thường được ứng dụng trong thực phẩm và đồ uống dành cho người ăn kiêng. Phụ gia thực phẩm tạo ngọt có lượng lớn như sorbitol và sucralose mang lại hương vị ngọt tương đương với đường mà không cần sử dụng nhiều.
Chất bảo quản
Để kéo dài thời hạn sử dụng và duy trì an toàn thực phẩm, chất bảo quản giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Các phương pháp bảo quản truyền thống như sử dụng đường, muối, và giấm cũng là cách hiệu quả để bảo quản thực phẩm.
Chất làm nở
Phụ gia làm nở là các chất mọi người hay thường gọi với những cái tên quen thuộc như bột nở, bột ủ nở. Chất làm nở có khả năng làm cho bột nhào và hỗn hợp bột nhão nở ra bằng cách giải phóng khí. Kết quả của hiện tượng này là các bong bóng khí xuất hiện sau khi cho chất làm nở vào bột mà chúng ta thường thấy.
Chất bảo quản tự nhiên
Chất bảo quản tự nhiên là các chất bảo quản có nguồn gốc tự nhiên, không được tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Trong suốt lịch sử, con người đã sử dụng các phương pháp tự nhiên để ngăn chặn thực phẩm bị hư hỏng. Ví dụ bao gồm muối thịt (sử dụng muối), làm mứt (sử dụng đường mía, mật ong hoặc các chiết xuất từ thực vật khác).
Chất tạo hương
Chất tạo hương hay còn gọi là hương liệu là một loại phụ gia thực phẩm sử dụng cho thực phẩm khi nấu bị mất đi một ít mùi vị hoặc về cơ bản cần thêm một số mùi vị để tạo ra mùi đặc trưng.
Ví dụ gần gũi nhất đó là phở. Về cơ bản nước phở là nước hầm xương bò hoặc heo và mùi thơm mà chúng ta thường ngửi thấy đó là sự kết hợp của nước hầm xương với các hương liệu như quế, hồi, cam thảo,... cho vào ninh cùng xương.
Chất nhũ hóa, chất ổn định, chất làm đặc cùng chất tạo gel
Các chất này đóng vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo sự hòa quyện giữa các phần tử khác biệt trong thực phẩm. Như làm cho dầu và nước có thể kết hợp với nhau mà không tách lớp, qua đó tạo ra một kết cấu mịn và đồng nhất cho sản phẩm cuối cùng.
Các chất phụ gia thực phẩm có hại
Ngoài những chất phụ gia được phép sử dụng trong ngành thực phẩm phía trên. Dưới đây là các chất phụ gia thực phẩm có hại cho sức khỏe người dùng khi sử dụng. Bạn nên lưu ý khi sử dụng sản phẩm có một trong các chất phụ gia dưới đây.
Chất kháng sinh trong sữa và thực phẩm từ sữa
Thuốc kháng sinh đôi khi được sử dụng trong chăn nuôi bò sữa cho mục đích điều trị và phòng bệnh. Bò có thể được dùng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh cụ thể, chẳng hạn như viêm vú (nhiễm trùng bầu vú).
Dư lượng kháng sinh có thể được tìm thấy trong sữa do việc sử dụng chúng một cách sai lầm trong việc điều trị bệnh cho động vật. Các nghiên cứu đã phát hiện dấu vết của kháng sinh trong các mẫu sữa, bao gồm roxithromycin, clarithromycin và azithromycin. Những dư lượng này chủ yếu là do việc sử dụng kháng sinh làm phụ gia thức ăn chăn nuôi.
Người tiêu dùng khi mua các sản phẩm sữa và làm từ sữa nên lựa chọn các sản phẩm có dư lượng kháng sinh tối thiểu hoặc lựa chọn các sản phẩm thay thế như sữa hữu cơ (hạn chế sử dụng kháng sinh) và sữa từ các nguồn đáng tin cậy.
Chất bảo quản trong thực phẩm đóng hộp
Thực phẩm đóng hộp đã trở thành mặt hàng chủ lực trong nhiều hộ gia đình do tính tiện lợi và thời gian sử dụng lâu dài. Mặc dù thực phẩm đóng hộp không cần phụ gia thực phẩm giúp bảo quản nhưng một số sản phẩm có thể chứa hàm lượng muối hoặc đường cao hơn trong nước sốt hoặc gia vị. Chúng được thêm vào để tăng hương vị.
Ví dụ, cà chua, rau và thịt đóng hộp có thể không cần chất bảo quản, nhưng một số sản phẩm nhất định sẽ được hưởng lợi từ việc thêm một chút muối hoặc chất làm ngọt.
Theo FDA Hoa Kỳ, nhiều chất trong số các phụ gia thực phẩm bảo quản đồ đóng hộp an toàn cho hầu hết mọi người khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên. việc lạm dụng chất bảo quản có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Vì vậy điều cần thiết là duy trì chế độ ăn uống cân bằng và tránh tiêu thụ quá nhiều sản phẩm giàu chất béo, nhiều đường.
Natri trong các thực phẩm thịt muối, xúc xích
Các sản phẩm thịt muối và xúc xích thường chứa natri do sử dụng muối (natri clorua, NaCl) trong quá trình chế biến. Tuy nhiên việc hấp thụ quá nhiều natri có liên quan đến các nguy cơ sức khỏe như tăng huyết áp, bệnh tim mạch và các vấn đề về thận.
Người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm thịt, xúc xích có nguồn gốc hữu cơ và không nên ăn quá mặn để duy trì lối sống lành mạnh.
Đường hóa học trong bánh kẹo và nước giải khát
Đường là thành phần chính trong các sản phẩm bánh kẹo, góp phần tạo nên vị ngọt và kết cấu của chúng. Trong bánh kẹo, nồng độ đường thường dao động từ 85% đến 99%. Nhiều loại đường được sử dụng, bao gồm sucrose, glucose và fructose. Những loại đường này mang lại hương vị và cảm giác ngon miệng như mong muốn trong kẹo, socola, caramen và các món ngọt khác.
Tuy nhiên việc tiêu thụ quá nhiều bánh kẹo và nước ngọt có đường có thể góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe như béo phì, tiểu đường và sâu răng. Người tiêu dùng nên sử dụng hợp lý và không lạm dụng để kiểm soát lượng đường nạp vào trong cơ thể.
Qua đó, sử dụng phụ gia thực phẩm một cách khoa học và kiểm soát chặt chẽ không chỉ giúp tăng cường chất lượng sản phẩm mà còn đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng. Vệ Sinh Công Nghiệp hy vọng bạn đã hiểu rõ chất phụ gia là gì, lợi ích và vai trò của phụ gia thực phẩm, từ đó biết cách sử dụng chúng đúng cách trong đời sống hằng ngày!