13 Loại dung dịch hóa chất vệ sinh công nghiệp chuyên dụng

5.0/5 (3 Reviews)
18-02-2024

Trong thời đại công nghiệp hóa, việc sử dụng các loại dung dịch hóa chất vệ sinh công nghiệp chuyên dụng đã trở nên không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn và hiệu quả. Cùng khám phá ngay 10 loại dung dịch hóa chất vệ sinh công nghiệp chuyên dụng hàng đầu nhé! 

Hóa chất vệ sinh công nghiệp là gì? 

Hóa chất vệ sinh công nghiệp được hiểu là những phức hợp chất hoặc dung dịch, tạo nên từ sự kết hợp của nhiều nguyên liệu hóa học như chất hoạt động bề mặt, tinh dầu thơm, nước, và chất phụ gia màu sắc... 

Điểm nổi bật là khả năng loại bỏ hiệu quả các loại vết bẩn cứng đầu, hỗ trợ làm sạch và tẩy trắng đa dạng các loại bề mặt từ inox, kim loại cho đến thủy tinh..., nhằm mục đích sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp.

Công dụng của dung dịch tẩy rửa công nghiệp

Hầu hết các loại hóa chất và dung dịch tẩy rửa vệ sinh được sử dụng nhằm mục đích hỗ trợ việc làm sạch và loại bỏ các vết bẩn cứng đầu nhanh chóng, hiệu quả. Với khả năng tẩy mạng, hóa chất công nghiệp giúp làm sạch hiệu quả trên nhiều bề mặt khác nhau như sàn, tường,... 

Trong đời sống sinh hoạt, hóa chất tẩy rửa đóng vai trò cần thiết giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình vệ sinh. Các hóa chất sử dụng trong sinh hoạt có khả năng tẩy thấp hơn, ví dụ như: xà phòng, nước rửa bát, nước lau sàn,... 

13 Loại hóa chất vệ sinh công nghiệp phổ biến

Các hóa chất vệ sinh công nghiệp được phân loại dựa vào những tiêu chí như tính chất của chất hóa học, độ mạnh của hóa chất, và mục đích ứng dụng cụ thể.

Hóa chất tẩy rửa gốc kiềm

Là các loại hóa chất này thường được sử dụng để loại bỏ các vết bẩn từ thức ăn, dầu mỡ, máu... giúp làm sạch vết bẩn hữu cơ và hỗ trợ khả năng diệt khuẩn. Chúng thường được Vệ Sinh Công Nghiệp sử dụng trong dịch vụ vệ sinh nhà cửa giúp làm sạch các thiết bị điện tử như điều hòa, tủ lạnh. Đối với việc sử dụng hóa chất này, cần chú ý rửa sơ bề mặt với nước trước, nhằm tránh ảnh hưởng ăn mòn hoặc để lại lớp xà phòng.

  • Đặc tính hóa học: có độ pH cao hơn 7

Hóa chất tẩy rửa trung tính

Là loại hóa chất thích hợp cho việc làm sạch hàng ngày với tính năng diệt khuẩn và khả năng tẩy rửa nhẹ nhàng. Một lợi ích đặc biệt là không cần phải rửa lại với nước sau khi sử dụng.

  • Đặc tính hóa học: có độ pH xấp xỉ 7

Hóa chất tẩy rửa gốc Axit

Là các loại hóa chất có thành phần chính là các axit mạnh như axit sunfuric (H2SO4), axit hydrofluoric (HF), axit hydrochloric (HCl) . Giúp loại bỏ vết bẩn hiệu quả nhưng cũng mang tính ăn mòn cao. Để tận dụng tối đa hiệu quả làm sạch và đảm bảo an toàn, khuyến nghị pha loãng với nước theo tỉ lệ thích hợp.

Sau quá trình làm sạch với hóa chất gốc axit, quan trọng là phải trung hòa bề mặt để đảm bảo sự ổn định và chuẩn bị cho việc phục hồi, bao gồm cả các bước như phủ keo sàn hoặc làm bóng kính.

  • Đặc tính hóa học: Độ pH dưới 1

Hóa chất tẩy rửa gia dụng

Là các loại hóa chất thường được sử dụng trong vệ sinh nhà cửa, có giá thành phải chăng, dễ tìm mua tại nhiều nơi. Chúng thường được bán ở dạng pha loãng sẵn, dễ sử dụng cho mục đích hàng ngày của đại đa số người tiêu dùng. Các thương hiệu nổi tiếng như Vim, Cif, và Sunlight... là những ví dụ điển hình.

Chất tẩy công nghiệp chuyên dụng

Loại này phục vụ cho nhu cầu làm sạch ở quy mô lớn, với các bề mặt chứa nhiều vết bẩn cứng đầu. Do khả năng tẩy rửa mạnh, khi sử dụng cần chú ý kỹ lưỡng đến bảng thành phần và hướng dẫn sử dụng để quá trình làm sạch được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm hao mòn bề mặt vật liệu.

Hóa chất dành cho sàn đá

Nhóm này bao gồm các sản phẩm thiết kế để hỗ trợ máy móc và thiết bị vệ sinh hiệu quả hơn trong quá trình bảo trì sàn đá. Các hóa chất này có tính tan cao trong nước và khi khô, chúng tạo ra một lớp màng bảo vệ trong suốt giúp ngăn chặn sự bám bẩn và oxy hóa.

Hóa chất khử mùi và tạo mùi

Đáp ứng nhu cầu về một không gian thơm tho, sạch sẽ, các sản phẩm trong nhóm này không chỉ giúp khử mùi hiệu quả mà còn mang lại hương thơm dễ chịu, tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Hóa chất vệ sinh nhà bếp

Được phát triển nhằm mục đích tạo ra một môi trường sạch sẽ tối ưu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và suất ăn công nghiệp, các hóa chất này đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cao nhất trong nhà bếp.

Hóa chất cho ngành giặt là công nghiệp

Nhóm hóa chất này bao gồm các thành phần như chất giặt tẩy, nước làm mềm vải, dung dịch kiềm, chất trung hòa, chất tẩy mỡ, và oxy, đáp ứng yêu cầu giặt giũ lớn của ngành công nghiệp giặt là.

Hóa chất tẩy vết xi măng

Là loại hóa chất thường được sử dụng cho công trình, vệ sinh nhà xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng. Giúp loại bỏ vết xi măng trên sàn nhà hoặc tường, các hóa chất này chứa axit và nước clo đặc biệt hiệu quả trong việc làm sạch. Tuy nhiên, cần sử dụng cẩn thận, tuân thủ quy trình an toàn khi xử lý sàn đá hoặc tường bị bám vết xi măng.

Hóa chất chuyên dụng để tẩy sơn và keo

Khi cần gỡ bỏ lớp sơn cũ hoặc vết keo từ tường hoặc sàn, việc áp dụng hóa chất hóa chất vệ sinh công nghiệp là cần thiết. Solvent dẫn đầu danh sách với khả năng tẩy rửa ưu việt, không chỉ giúp loại bỏ keo và sơn một cách dễ dàng mà còn đảm bảo bề mặt trở nên sạch sẽ. Bạn có thể dễ dàng tìm mua solvent tại các điểm bán vật liệu xây dựng.

Hóa chất tẩy rửa gỉ sét và cặn bẩn công nghiệp

Hóa chất dành cho việc tẩy rửa gỉ sét và cặn bẩn trở thành công cụ không thể thiếu trong việc làm sạch các vết ô nhiễm, mốc, và bám dính trên bề mặt sàn gạch và bê tông. Đặc biệt hiệu quả trong việc xử lý các vết bẩn do quá trình oxy hóa hoặc gỉ sét, hóa chất này giúp phục hồi vẻ đẹp ban đầu của các bề mặt.

Hóa chất khử trùng

Trong môi trường y tế như bệnh viện, hóa chất khử trùng đóng vai trò quan trọng, được chọn lọc vì khả năng loại bỏ vi khuẩn mạnh mẽ. Loại này không chỉ có hiệu suất cao trong việc tẩy rửa mà còn đảm bảo diệt trừ vi khuẩn, góp phần vào việc duy trì một môi trường sạch sẽ, an toàn cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế.

Hướng dẫn sử dụng hóa chất tẩy rửa công nghiệp 

Áp dụng đúng nguyên tắc trong việc sử dụng dung dịch tẩy rửa dùng trong vệ sinh công nghiệp không chỉ tăng cường hiệu quả làm sạch mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. 

Cách sử dụng trên bề mặt Inox

Các bước làm sạch vết bẩn trên bề mặt inox bằng hóa chất công nghiệp:

  1. Lựa chọn hóa chất: Tránh sử dụng các sản phẩm dựa trên dầu hoặc xi mạ vì chúng có thể thu hút bụi và gây bám bẩn. Hãy ưu tiên các sản phẩm đánh bóng dựa trên nước.
  2. Chất làm sạch cần tránh: Không sử dụng chất chứa chlorides, axit mạnh như axit hydrochloric để làm sạch inox do rủi ro làm hỏng bề mặt.
  3. Bảo dưỡng Inox: Đánh bóng định kỳ là cần thiết để duy trì vẻ bóng loáng và ngăn ngừa vết bẩn bám dài lâu.

Cách sử dụng trên bề mặt gỗ

Các bước làm sạch vết bẩn trên bề mặt gỗ bằng chất tẩy rửa chuyên dụng:

  1. Chuẩn bị bề mặt: Bề mặt sàn gỗ cần được làm sạch hoàn toàn, bao gồm việc loại bỏ keo cũ, bụi bẩn, và đảm bảo bề mặt khô hoàn toàn.
  2. Phủ keo: Sử dụng con lăn hoặc mop để phủ keo, áp dụng từng lớp một và chờ đợi mỗi lớp khô hoàn toàn trước khi áp dụng lớp tiếp theo.
  3. Đánh bóng: Sau khi keo đã khô hoàn toàn, sử dụng máy đánh bóng tốc độ cao với pad màu trắng để tạo bề mặt mịn và đẹp.

Cách sử dụng trên gương kính

Hướng dẫn cách tẩy vết dơ trên gương, kính đơn giản bằng hóa chất tẩy rửa công nghiệp:

  1. Chọn hóa chất: Sử dụng sản phẩm chuyên dụng cho kính để tránh hại bề mặt nhạy cảm.
  2. Lau khung: Vệ sinh khung kính trước để ngăn chặn dơ bẩn tích tụ trên bề mặt kính.
  3. Vệ sinh mặt kính: Do thành phần bay hơi, việc lau chùi cần được thực hiện nhanh chóng để bề mặt kính sáng trong mà không để lại vết.
  4. Dụng cụ lau chùi: Khăn mềm và thanh gạt sẽ giúp tăng hiệu quả vệ sinh, loại bỏ dấu vân tay và bụi bẩn mà không gây trầy xước.

▷ Xem thêm: Cách lau kính cửa sổ trên cao sạch nhanh, đơn giản

Những lưu ý khi sử dụng hóa chất vệ sinh công nghiệp

Hầu hết các loại hóa chất đều có tính tẩy cao, đặc biệt là hóa chất được dùng trong công nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo an tòa trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Đọc kỹ thông tin sản phẩm: trước khi tiến hành pha và sử dụng sản phẩm, cần đọc kỹ các thông tin về thành phần, công dụng và hướng dẫn trên bao bì. Việc làm này sẽ giúp đảm bảo an toàn trong quá trình tẩy rửa, đồng thời phát huy tối đa công dụng sản phẩm.
  • Mang găng tay, đồ bảo hộ: cần trang bị đầy đủ găng tay, khẩu trang, kính,... trước khi sử dụng hóa chất. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe và hạn chế tối đa tiếp xúc của hóa chất trên da.
  • Lựa chọn loại hóa chất phù hợp: tùy theo bề mặt cần làm sạch và lượng vết bẩn mà bạn có thể chọn ra được loại hóa chất phù hợp. 
  • Test trước khi sử dụng: để đảm bảo an toàn và hạn chế hư hại, bạn nên sử dụng trước một lượng hóa chất vừa đỏ lên một vùng nhỏ của sản phẩm để xem phản ứng.
  • Ưu tiên sử dụng sản phẩm lành tính: nên sử dụng các sản phẩm sinh học với độ lành tính cao. Hạn chế sử dụng các hóa chất mạnh gây hư hại cho sản phẩm và sức khỏe.

Mỗi loại hóa chất vệ sinh công nghiệp có đặc điểm và ứng dụng riêng, đòi hỏi sự lựa chọn cẩn thận và tuân thủ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo hiệu quả làm sạch tối ưu cũng như an toàn cho người sử dụng. Hy vọng bạn có thể đưa ra lựa chọn tối ưu, phù hợp cho nhu cầu cụ thể của mình! 

Các dịch vụ khác của chúng tôi

Dịch Vụ Bạn Quan Tâm Năm Sao

Bật mí 9 cách giặt quần áo nhanh khô...

Mùa mưa giặt đồ lâu khô, ẩm ướt, vi khuẩn dễ gây hại. Cùng xem các cách giặt quần áo...

GMP là gì? Các yêu cầu và quy trình...

Tiêu chuẩn GMP ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều yếu tố trong quá trình sản xuất và không...

Cách vệ sinh bồn nước inox sạch nhanh...

Nơi ẩm ướt là nơi trú ngụ nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt ở bồn nước inox nhà bạn. Vệ...

Cách xử lý gạch ốp tường bị ố vàng...

Vi khuẩn, nấm mốc khiến gạch ốp tường bị ố vàng. Vậy làm sao để xử lý? Cùng xem cách xử...

Top 7 mẹo diệt côn trùng, ruồi muỗi...

Côn trùng gây hại có thể lây truyền nhiễm bệnh nguy hiểm. Do đó cần tiêu diệt côn trùng...

Cách vệ sinh bình nóng lạnh đúng cách...

Vệ sinh bình nóng lạnh thường xuyên giúp tiết kiệm điện, tăng tuổi thọ của bình. Hãy...