Văn khấn ông Công ông Táo 2024 chuẩn và đẩy đủ nhất

5.0/5 (1 Reviews)
08-01-2024

Tìm hiểu văn khấn Ông Công Ông Táo đúng chuẩn để chuẩn bị cho ngày đưa rước Ông Táo một cách trọn vẹn. Đây là một phong tục đặc sắc, phản ánh niềm tin tâm linh sâu sắc và văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Bài viết sau của Vệ Sinh Công Nghiệp cung cấp các thông tin chính xác và dễ hiểu nhất giúp bạn thực hiện lễ cúng một cách ý nghĩa và đúng truyền thống ông bà ta từ trước đến giờ. 

Văn mẫu khấn ông Công ông Táo đầy đủ nhất 2024

Theo văn hóa dân gian Việt Nam, ngày 23 tháng chạp hàng năm là ngày cúng đưa ông Táo về trời để báo cáo lại với Ngọc Hoàng đại đế về những sự việc đã xảy ra trong 1 năm vừa qua.

Để chuẩn bị cho lễ cúng ông Công ông Táo trong năm 2024, bạn có thể tham khảo bài văn khấn cổ truyền của Việt Nam, được xuất bản bởi NXB Văn hóa Thông tin

Bài khấn: 

Nam mô A Di Đà Phật.

Nam mô A Di Đà Phật.

Nam mô A Di Đà Phật.

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ chúng con là… ngụ tại…

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương, tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Văn khấn Nôm ông Táo cầu ngày 23 tháng chạp 

Bài văn mẫu thứ 2 để khấn ông Táo theo NXB Văn hóa Thông tin.

Hôm nay là ngày… tháng… năm Quý Mão. 

Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở… 

Kính lạy đức Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân: 

(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần) 

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho: 

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. 

Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng. 

Cẩn cáo (vái 4 vái) 

Nam mô A di đà Phật! 

Nam mô A di đà Phật!

Bài văn mẫu khấn ông Táo cầu ban phước lộc

Ngoài những mẫu văn được xuất bản bởi NXB Văn hóa thông tin, dưới đây là mẫu khấn cầu xin ân trên ban lộc phước cho gia chủ trong năm tới.

Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!

Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân!

Tín chủ con là : .............
Ngụ tại : .......................

Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:

Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám.

Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái, trẻ già, an ninh khang thái.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!

Văn rước ông Công ông Táo ngày 30 Tết

Theo quan niệm dân gian của Việt Nam, sau khi tấu chuẩn với Ngọc Hoàng, ông Táo sẽ trở về sau 7 ngày tức vào ngày 30 Tết, chúng ta cần thực hiện nghi lễ khấn rước ông Táo tương tự như lúc đưa ông Táo về trời, dưới đây là văn mẫu rước ông Táo đúng chuẩn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài cựu niên đương cai Hành khiển: Trịnh Vương Hành khiển, Thạch Tinh hành binh chi thần, Liễu Tào phán quan.

Con kính lạy ngài đương niên Thiên quan: Sở Vương Hành khiển, Hoả Tinh hành binh chi thần, Biểu Tào phán quan.

Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ hổ, Long mạch, Táo quân, chư vị tôn thần.

Nay là phút giao thừa năm Giáp Thìn, chúng con là..., sinh năm..., nơi ở hiện tại…

Phút thiêng liêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc.

Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức tôn thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này, cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khai thái, trú dạ cát tường, thời thời giữ được bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Chúng con kính cẩn tiến dâng lễ vật, thành tâm cầu nguyện. Cúi xin chín phương trời, mười phương chư phật cùng chư vị tôn thần chứng giám phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật! (nói 3 lần, cúi lạy 3 lần).

Mẫu văn khấn ông Táo hàng ngày

Ngoài khấn ông Táo vào ngày 23 tháng chạp và 30 tết, người dân Việt Nam còn thắp nhang và cầu khấn ông Táo mỗi ngày. Dưới đây là bài văn mẫu khấn ông Táo hàng ngày cầu bình an, may mắn.

Nam mô A Di đà Phật! (3 lần).

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay ngày... tháng... năm…

Tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn Thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn Thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn Thần phù hộ độ trì.

Nam mô A Di đà Phật! (3 lần).

Lễ vật cúng ông Công ông Táo gồm những gì? 

Trong quan niệm dân gian của người Việt, mâm cúng dâng lên Ông Công, Ông Táo không chỉ là nghi thức tâm linh mà còn là biểu hiện của nguyện vọng cho một năm mới thịnh vượng và đủ đầy. Mỗi vật phẩm trên mâm cúng đều mang một ý nghĩa sâu sắc, từ việc lựa chọn đến cách sắp xếp, tất cả đều thể hiện lòng thành và mong muốn của gia chủ.

Đồ cúng ông Công ông Táo

Tùy vào phong tục từng vùng miền mà đồ cúng của ông Công ông Táo có thể khác nhau. Thông thường sẽ bao gồm những vật phẩm sau:

  • Ba chiếc mũ dành cho ông Táo, trong đó hai chiếc có cánh chuồn cho Táo Nam và một chiếc không cánh cho Táo Nữ.
  • Bộ quần áo giấy cũng được chuẩn bị với hai bộ dành cho nam và một bộ cho nữ. 
  • Đôi hài của Táo Quân, bao gồm một đôi cho nữ và hai đôi cho nam, cũng không thể thiếu.
  • Ngoài ra, hương, nến, rượu nếp hoặc trà, cau trầu, hoa quả tươi cùng giấy tiền và vàng mã cũng là những thành phần không thể thiếu trong mâm cúng.
  • Cá chép cũng là một phần không thể thiếu trong lễ cúng. Được coi là linh vật trong dân gian, ông Táo sẽ cưỡi cá chép để về trời. Tùy vào phong tục từng vùng, cá chép có thể là cá sống, xôi gấc hình cá chép hoặc cá chép giấy. Sau lễ cúng, gia chủ thường thả cá chép ra sông, ao hoặc hồ để phóng sinh.

Mâm cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Mâm cơm cúng ông Công ông Táo còn phản ánh đặc trưng của từng vùng miền. 

  • Mâm cúng mặn: có thể bao gồm gà trống luộc, đĩa gạo, muối, bát canh măng, đĩa xào thập cẩm, giò, nem rán, thịt đông, xôi gấc hoặc bánh chưng, bánh tét, và một đĩa trái cây. 
  • Mâm cúng chay: Đối với những gia đình theo chay, mâm cỗ chay thường bao gồm canh rau củ, nem rau củ, đậu phụ, giò chay, chả chay, xôi và chè.

Lưu ý: trong lễ cúng cần tránh sử dụng một số loại thực phẩm như thịt vịt, trâu, bò, dê, chim, ngỗng, chó, bởi chúng không phù hợp với nghi thức tâm linh này.

Ai là người thích hợp để thực hiện lễ cúng đưa rước ông Táo?

Chủ nhà, có thể là người đàn ông hoặc người phụ nữ của gia đình, hoặc cả hai cùng thực hiện, là lựa chọn phổ biến. Sự tham gia của họ không chỉ thể hiện sự tôn kính mà còn là biểu hiện của lòng biết ơn đối với sự bảo hộ của các vị thần suốt năm qua.

Văn khấn ông Công ông Táo bao gồm hai phần chính: phần đa tạ và phần cầu xin. Trong phần đa tạ, người đọc bày tỏ lòng cảm ơn với các vị thần vì đã mang đến cho gia đình sự an lành, hạnh phúc và sức khỏe. Trong phần cầu xin, người đọc xin lỗi về những sai lầm và xin các vị thần tiếp tục che chở, bảo vệ gia đình trong năm mới.

Một số lưu ý khi thực hiện lễ cúng ông Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo không chỉ là một phần của nét văn hóa truyền thống, mà còn là cơ hội để thể hiện lòng kính trọng và biết ơn các vị thần. 

  • Giọng điệu khi đọc văn khấn: Người đọc cần giữ giọng điệu trang nghiêm, biểu hiện sự thành kính và lòng biết ơn. Tránh thái độ cẩu thả hoặc thiếu tôn trọng.
  • Thời gian và thứ tự lễ cúng: Tuân thủ thời gian và trình tự trong lễ cúng là biểu hiện của sự tôn trọng. Đảm bảo không đọc văn khấn quá sớm hoặc quá muộn, và tuân theo các bước cúng đúng đắn.
  • Trang phục khi thực hiện lễ: Trang phục phải thể hiện sự tôn kính, kín đáo và lịch sự. Một bộ trang phục gọn gàng, sạch sẽ là biểu hiện của sự tôn trọng với các vị thần.
  • Chuẩn bị vật cúng: Mâm cơm, trái cây, rượu, trà và các lễ vật khác là những thành phần quan trọng trong nghi thức cúng. Chúng không chỉ là biểu hiện của lòng biết ơn, mà còn là cách để thể hiện sự kính trọng đối với truyền thống và tâm linh.

Lễ cúng ông Công ông Táo là nét đẹp tín ngưỡng của người dân Việt Nam mỗi khi tết đến xuân về. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên, mỗi gia đình sẽ có một buổi lễ cúng ông Công ông Táo về trời 2024 trọn vẹn, đầy ý nghĩa, mở ra một năm mới an lành và hạnh phúc! Đừng quên theo dõi Vệ Sinh Công Nghiệp để biết thêm nhiều cách và mẹo vặt hay về cuộc sống nhé!

Các dịch vụ khác của chúng tôi

Dịch Vụ Bạn Quan Tâm Năm Sao

Bật mí 9 cách giặt quần áo nhanh khô...

Mùa mưa giặt đồ lâu khô, ẩm ướt, vi khuẩn dễ gây hại. Cùng xem các cách giặt quần áo...

GMP là gì? Các yêu cầu và quy trình...

Tiêu chuẩn GMP ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều yếu tố trong quá trình sản xuất và không...

Cách vệ sinh bồn nước inox sạch nhanh...

Nơi ẩm ướt là nơi trú ngụ nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt ở bồn nước inox nhà bạn. Vệ...

Cách xử lý gạch ốp tường bị ố vàng...

Vi khuẩn, nấm mốc khiến gạch ốp tường bị ố vàng. Vậy làm sao để xử lý? Cùng xem cách xử...

Top 7 mẹo diệt côn trùng, ruồi muỗi...

Côn trùng gây hại có thể lây truyền nhiễm bệnh nguy hiểm. Do đó cần tiêu diệt côn trùng...

Cách vệ sinh bình nóng lạnh đúng cách...

Vệ sinh bình nóng lạnh thường xuyên giúp tiết kiệm điện, tăng tuổi thọ của bình. Hãy...