Gần như gia đình nào hiện nay cũng sử dụng bếp từ cho căn bếp hiện đại của gia đình mình. Vậy Bếp từ là gì? Hướng dẫn cách xử lý và vệ sinh khi mặt bếp từ bị cháy như thế nào cho đúng chuẩn? Hãy tham khảo ngay những thông tin sau đây.
Bếp từ là gì?
Bếp từ là thiết bị gia dụng trong mỗi gia đình với nhiệm vụ đun nấu các món ăn và thức uống
Bếp từ là một loại bếp hiện đại sử dụng điện năng để đun nấu trong mỗi gia đình. Bếp từ hoạt động theo nguyên lý, cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp sẽ là điểm trung chuyển dòng điện từ nguồn cấp vào bếp và từ đây sinh ra dòng từ trường trên mặt bếp trong bán kính vài milimet. Thức ăn được làm chín từ nhiệt do nồi có đế nhiễm từ sinh ra.
Thiết kế của bếp từ
Bạn có thể gặp bếp từ được thiết kế dưới dạng nhiều hình khối khác nhau như hình tròn, hình vuông… và bất kỳ hình dạng đặc biệt nào theo yêu cầu của gia chủ. Tuy nhiên, bếp từ được thiết kế phổ biến nhất dưới dạng hình chữ nhật, với đường viền trải rộng, khoảng cách giữa bếp và bảng điều khiển được đảm bảo độ giãn cách, giúp bạn thao tác với bếp rất dễ dàng.
Tùy theo thiết kế căn bếp, bạn có thể chọn bếp từ âm hoặc bếp từ dương. Hai loại bếp này có độ dày khác nhau, dao động trong khoảng 7 - 25cm và đều dễ lắp đặt mà không khiến bạn bận tâm chút nào.
Cấu tạo của bếp từ
Bếp từ được cấu tạo từ 4 bộ phận chính và có vai trò quan trọng nhất đến khả năng hoạt động của bếp là:
Bếp từ được cấu tạo từ nhiều bộ phận, trong đó có 4 bộ phận chính
Mâm nhiệt
Tên gọi khác của mâm nhiệt là cuộn cảm. Đây là bộ phận quan trọng, giúp bếp từ sinh nhiệt, đồng thời, duy trì độ ổn định và đảm bảo độ bền, độ an toàn trong suốt quá trình sử dụng bếp từ.
Mâm nhiệt thường được sản xuất từ các sợi dây đồng siêu bền, cuộn tròn trên một mặt phẳng. Khi dòng điện được kích hoạt chạy qua mâm nhiệt, bếp từ sẽ tự động kích hoạt chế độ nhận diện kích thước của nồi và chỉ sinh ra nhiệt đủ với kích thước của nồi nấu. Do vậy, dù bạn có vô tình chạm tay vào vùng viền bếp nấu thì bạn cũng khó có thể cảm thấy nhiệt từ bếp và điều này cũng giúp thức ăn được làm chín đều hơn, mang lại cảm giác ngon miệng hơn khi ăn.
Quạt làm mát
Cũng giống như bất kỳ thiết bị sản sinh nhiệt trong quá trình hoạt động nào, bếp từ cũng có quạt làm mát hay quạt tản nhiệt để làm mát và cân bằng lại nhiệt độ của bếp khi hoạt động với cường độ cao, đảm bảo các bộ phận luôn được bảo vệ và bếp có hoạt động ổn định.
Thông thường, số lượng quạt sẽ đi cùng tương ứng với số lượng vùng nấu của bếp, trung bình từ 1 đến 2 chiếc tùy loại. Quạt làm mát phổ biến hiện nay dưới 2 dạng là quạt đồng trục và quạt tuabin. Trong đó, quạt tuabin thường được sử dụng cho các loại bếp nhập khẩu cao cấp, còn quạt đồng trục được sử dụng cho bếp từ ở phân khúc thấp hơn.
Bo mạch bếp từ
Là một bộ phận lớn và đóng vai trò quyết định toàn bộ quá trình hoạt động của bếp từ. Để cung cấp dòng điện có tần số cao cho cuộn cảm bếp từ, đây chính là nhiệm vụ của các mạch điện. Thêm vào đó, khi người dùng thao tác trên bảng điều khiển, bo mạch cũng chính là nơi sẽ nhận hiệu lệnh và thực thi lệnh.
Mặt kính bếp từ
Có thể thấy đây là bộ phận dễ nhận biết nhất của bếp ngay từ bên ngoài. Mặt kính vừa bao phủ bảo vệ toàn bộ các bộ phận bên trong, vừa mang lại diện mạo thẩm mỹ bên ngoài cho bếp từ.
Chất liệu kính Ceramic với đặc điểm chống trầy xước, chịu được va đập, chịu lực và chịu nhiệt rất tốt, … là chất liệu chiếm ưu thế khi thiết kế mặt bếp từ. Ngoài chất liệu kính trên, bếp từ cao cấp còn có thể sở hữu mặt kính có chất lượng tốt hơn như kính Schott Ceran của Đức và kính EuroKera của Pháp…
Nguyên lý hoạt động của bếp từ
Bếp từ chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng để làm chín thức ăn
Bếp từ sử dụng điện năng để làm nóng xoong nồi chảo rồi từ đó làm chín thức ăn bên trong. Chính vì điều này mà bạn cần chọn các dụng cụ nấu ăn phù hợp với nguyên lý trên bởi không phải chất liệu nào cũng có thể dẫn nhiệt và hoàn thành công việc được giao.
Chất liệu phù hợp với nguyên lý hoạt động của bếp từ là inox, sắt từ. Đối với các chất liệu như thủy tinh, gốm… bắt buộc phải có thêm đĩa từ lót bên dưới đáy nồi mà không thể sử dụng trực tiếp trên bếp.
Lợi ích khi sử dụng bếp từ
Một thiết bị hiện đại cho căn bếp của gia đình bạn với những lợi ích mà ngay khi được liệt kê có thể khiến mọi bà nội trợ say mê và rước về nhà trong tích tắc:
- Tiết kiệm điện – Giảm hóa đơn tiền điện hàng tháng.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dùng.
- Mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao cho căn bếp.
- Hạn chế các tai nạn cháy nổ không mong muốn xảy đến.
- Các chức năng mở rộng như khóa bàn phím, hẹn giờ… nâng cao tính ưu việt của bếp từ.
Hướng dẫn cách xử lý và vệ sinh khi mặt bếp từ bị cháy
Để xử lý và vệ sinh mặt bếp từ bị cháy, bạn có thể áp dụng một trong những cách sau:
Hướng dẫn cách xử lý và vệ sinh khi mặt bếp từ bị cháy gồm nhiều cách dễ thực hiện cho bạn
Sử dụng giấm và baking soda
Chuẩn bị:
- Giấm
- Baking soda
- 2 chiếc khăn mềm
Thực hiện:
- Cho giấm vào một lọ dạng xịt
- Rải baking soda lên mặt bếp
- Xịt giấm trong lọ lên bề mặt bếp đã rải baking soda
- Đợi từ 1 – 2 phút để hai hỗn hợp tương tác với nhau
- Bề mặt bếp xảy ra hiện tượng sủi bọt trắng và các vết cháy bong theo
- Khi bọt trắng tan gần hết, bạn hãy dùng 1 chiếc khăn có xịt giấm để lau bề mặt bếp nhiều lần
- Tiếp tục dùng chiếc khăn còn lại để lau sạch bề mặt bếp lần cuối cùng
Sử dụng dao chuyên dụng
Chuẩn bị:
- Dạo vệ sinh bếp từ chuyên dụng
- Khăn mềm sạch
Thực hiện:
- Bạn có thể mua dao vệ sinh bếp từ chuyên dụng ở các cửa hàng hoặc siêu thị
- Đặt dao ở góc 30 – 40 độ so với bề mặt bếp và chà nhẹ nhàng để lấy đi các vết bẩn
- Khi các vết bẩn đã được tách hết, dùng khăn sạch lau lại bề mặt bếp để hoàn thành công việc
Sử dụng chất tẩy rửa Cif
Chuẩn bị:
- Chất tẩy rửa Cif
- Khăn mềm sạch
Thực hiện:
- Xịt Cif lên bề mặt bếp, đặc biệt là các vị trí có bám cháy
- Dùng khăn mềm chà nhiều lần để bề mặt được làm sạch và các vết bám cháy bị bong ra ngoài
Chúc các bạn thực hiện thành công hướng dẫn cách xử lý và vệ sinh khi mặt bếp từ bị cháy trên đây.