Cây chuông vàng: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây nhanh ra hoa

5.0/5 (1 Reviews)
30-05-2023

Cây chuông vàng là loại cây đẹp thường được trồng tại các công trình, nhà máy, xí nghiệp, trường học hay nhà ở. Là loại cây lành tính sở hữu vẻ đẹp thơ mộng cùng màu sắc tươi sáng nên được ưa chuộng nhiều tại nước ta. Bên cạnh đó, cây chuông vàng còn mang đến nhiều lợi ích và phong thủy khác. Tham khảo bài viết sau để biết thêm nhiều thông tin về loài hoa này nhé!

Cây chuông vàng (cây phong linh) là cây gì?

Cây chuông vàng có nhiều tên gọi khác như cây kèn vàng, cây huỳnh liên, cây hoàng yến hay cây phong linh vàng. Đây là một loại cây cảnh có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có tên khoa học là Tabebuia Argentea. Ở nước ta, cây chuông vàng được trồng nhiều tại các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Cây hoa chuông vàng có thân gỗ nhỏ, với chiều cao từ 5 - 15m, thân cây thẳng, dẹp, có màu nâu hoặc màu xám trắng và trên thân có nhiều sọc lằn. Tán cây có dạng hình vòm, cành cây giòn và dễ gãy. Lá cây chuông vàng hình kép, mọc đối xứng, màu xanh đậm. Hoa chuông vàng mọc thành chùm ở đầu cành, có hình dạng giống chiếc chuông, màu vàng rực rỡ. Hoa thường nở vào mùa hè và kéo dài đến mùa thu.

Cây chuông vàng là gì?

Cây chuông vàng có mấy loại?

Cây chuông vàng có 2 loại, một loại thân gỗ và một loại thân thảo với các đặc điểm khác nhau sau đây:

  • Cây chuông vàng thân gỗ: Đây là loại đây được ưa chuộng và trồng phổ biến tại nước ta. Hoa khi nở kết thành từng chùm vàng hình chiếc chuông ở đầu cành. Các cây có hoa màu vàng được trồng ở ven đường mà ta hay thấy chính là cây bông vàng thân gỗ đấy.
  • Cây chuông vàng thân thảo có tên khoa học là Scopolamine. Đây là loại cây mọc dại thành từng bụi với chiều cao khoảng 3 mét. Dân gian còn gọi là hoa chuông vàng leo vì thân cây của chúng rất dẻo. Là của chúng thường nhám và có lông, hoa nở hình chuông nhưng kích thước lớn hơn và màu hơi trắng. 

Ngoài ra thì bạn nên phân biệt rõ hai loại này vì dù cùng là một họ cây nhưng cây chuông vàng (cây phong linh thân gỗ) là loài cây không chứa độc, chúng hoàn toàn lành tính nên được sử dụng nhiều trong trang trí đô thị. Ngược lại, cây chuông vàng thân thảo lại là loại cây chứa độc tố, vì vậy mọi người nên tránh nhầm lẫn điều này.

Ý nghĩa phong thủy của cây chuông vàng 

Cây chuông vàng mang ý nghĩa phong thủy rất tốt, tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc và thịnh vượng. Màu vàng của hoa cũng là màu tượng trưng cho sự giàu sang và phú quý. Do đó, cây chuông vàng thường được trồng trước nhà hoặc trong nhà để mang lại vượng khí cho gia chủ.

Dân gian quan niệm rằng những chiếc hoa chuông vàng tượng trưng cho tài lộc và vì cây chuông vàng nở quanh năm nên gia chủ sẽ sung túc quanh năm.

Cây chuông vàng không “kén” chủ nhân nhưng theo quan niệm ngũ hành, cây hoa chuông vàng thích hợp với những người mệnh Kim, đặc biệt là nữ mệnh Kim như Canh Thìn (2000), Tân Tỵ (2001), Quý Dậu (1993), Nhâm Thân (1992),..

Ý nghĩa của cây chuông vàng trong phong thủy

Công dụng của cây chuông vàng

Ngoài ý nghĩa phong thủy, cây chuông vàng còn có một số công dụng khác như:

  • Làm cây cảnh: Cây chuông vàng với những bông hoa rực rỡ sẽ tô điểm thêm cho không gian của bạn thêm đẹp và sinh động.
  • Làm thuốc chữa bệnh: Một số bộ phận của cây chuông vàng có thể được sử dụng để chữa bệnh như đau nhức xương khớp, ho hen, tiêu chảy,…

Cách trồng cây chuông vàng

Cách trồng cây hoa chuông vàng rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo những hướng dẫn sau đây của chúng tôi đảm bảo sẽ thành công.

Thời gian gieo trồng

Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây chuông vàng là vào mùa xuân hoặc mùa thu. Lúc này bạn nên gieo hạt giống cây sẽ cho tỉ lệ nảy mầm cao nhất. Thời tiết lúc này có sự dễ chịu, không quá lạnh cũng không quá nóng đồng thời còn có những cơn mưa nhỏ giúp cho quá trình phát triển của cây con được tốt hơn.

Chọn đất trồng

Cây chuông vàng thích hợp với loại đất tơi xốp, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Bạn có thể trộn hỗn hợp đất gồm đất thịt, phân chuồng hoai mục và xơ dừa theo tỷ lệ 2:1:1 để làm đất trồng cây.

Cách trồng cây chuông vàng

Trồng bằng hạt: Bạn có thể gieo hạt trực tiếp vào bầu đất hoặc ngâm hạt trong nước ấm 24 giờ trước khi gieo. Sau khi gieo hạt, bạn cần tưới nước giữ ẩm cho đất và che chắn cẩn thận để hạt nảy mầm.

Cách trồng cây chuông vàng

Trồng bằng hom: Bạn có thể cắt cành từ cây chuông vàng khỏe mạnh và đem trồng vào bầu đất. Cành hom cần được cắt vát và xử lý bằng thuốc kích thích ra rễ trước khi trồng.

Lưu ý: Để tránh bị đứt rễ thì cây chuông vàng khi mua về không được bóc ra túi bầu ngay mà cần chuẩn bị hố trồng trước. Bạn dùng cuốc/xẻng đào sâu hơn rễ của cây, sau đó phủ mùn và phân hữu cơ xung quanh để giữ ẩm cho cây, đặt cây vào chính giữa hố rồi mới cắt túi bầu cát.

Cách nhân giống cây chuông vàng

Để nhân giống cây chuông vàng bạn có thể lựa chọn phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành đều được.

Thường thì với phương pháp gieo hạt thường thì cây chuông vàng sẽ cứng cáp, ra rễ nhiều và ăn sâu hơn. Vì vậy nếu bạn trồng cây chuông vàng bằng phương pháp giâm cành, bạn cần cố định cây con và che chắn xung quanh để tránh bị gió quật ngã.

Cách chăm sóc cây chuông vàng ra hoa 

Dù có sức sống bền bỉ nhưng nếu không được chăm sóc kỹ càng cây con sẽ bị chết yểu hoặc chậm phát triển. Thường thì cây con sẽ cao khoảng 1m và sẽ bắt đầu ra hoa sau 2 năm trồng. Cách chăm sóc cây chuông vàng ra hoa bao gồm các yếu tố sau đây:

  • Ánh sáng: Cây chuông vàng là loài cây ưa nắng, vì vậy để cây đón nhận toàn bộ ánh sáng mặt trời bạn nên trồng cây tại những khu đất trống.
  • Nước: Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, cây rất dễ bị khô, héo lá vì vậy bạn cần tưới nước cho cây 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 5-7 lít.
  • Dinh dưỡng: Ngoài bón phân hữu cơ lúc trồng cây non, bạn cũng nên bón bổ sung phân NPK một vài lần trong năm cho cây chuông vàng. Có như vậy cây mới phát triển nhanh và khỏe mạnh.
  • Cắt tỉa: Cắt tỉa cành già, cành mọc vượt để giúp cây thông thoáng và tập trung dinh dưỡng nuôi hoa.

Hình ảnh cây chuông vàng (cây phong linh) đẹp

Cùng Vệ Sinh Công Nghiệp chiêm ngưỡng những hình ảnh cây chuông vàng nở đẹp: 

Hình ảnh hoa chuông vàng nở

Hoa chuông vàng nở rộ như một cây tài lộc

Hình ảnh cây chuông vàng hoàng yến nở đẹp

Hình ảnh cây chuông vàng hoàng yến nở thành từng khóm

Cận cảnh hoa chuông vàng hoàng yến

Cận cảnh hoa chuông vàng hoàng yến

Hoa chuông vàng được trồng tại các công trình

Hoa chuông vàng được trồng để lấy bóng mát

Hình ảnh hoa chuông vàng nở đẹp ở công viên

Khách tham quan thích thú chụp hình với hoa chuông vàng

Hình ảnh cây chuông vàng mùa ra hoa

Hình ảnh cây chuông vàng mùa ra hoa

Hoa chuông vàng được ưa chuộng nhiều trong ngày tết

Hoa chuông vàng được ưa chuộng nhiều trong ngày tết

Chuông vàng là loại cây được ưa chuộng tại hầu hết các công trình, đô thị hay nhờ vẻ đẹp thơ mộng và màu sắc tươi sáng. Thân cây to và nhiều lá không chỉ cho bóng mát mà chúng còn góp phần cản trở bụi bay, giúp hạn chế bụi bẩn tại các công trình, nhà máy hay xí nghiệp. Tuy nhiên để có thể đảm bảo một môi trường làm việc chuẩn, hãy cân nhắc sử dụng dịch vụ vệ sinh nhà xưởng nhé!

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa và cách trồng cây chuông vàng.  

Liên hệ tư vấn - Vệ sinh công nghiệp

CÁC BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC

Xử lý nước thải là gì? Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Xử lý nước thải là gì? Hệ thống xử lý nước thải...

Xử lý nước thải là quy trình xử lý và làm sạch, loại bỏ các chất gây ô nhiễm ra khỏi...

Điện công nghiệp là gì? Nhu cầu ngành điện công nghiệp hiện nay

Điện công nghiệp là gì? Nhu cầu ngành điện công...

Điện công nghiệp là ngành quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và xây dựng. Vậy...

Các phương pháp đánh bóng sàn đá đúng cách

Các phương pháp đánh bóng sàn đá đúng cách

Đánh bóng sàn đá định kỳ là điều cần thiết giúp đảm bảo sàn luôn sạch sẽ và sáng bóng....

Quy trình đánh bóng sàn bê tông nhà xưởng đúng chuẩn

Quy trình đánh bóng sàn bê tông nhà xưởng đúng...

Đánh bóng sàn bê tông là quá trình làm sạch và loại bỏ các vết xước trên sàn, giúp sàn...

Mật ong để được bao lâu? Cách bảo quản mật ong lâu tại nhà

Mật ong để được bao lâu? Cách bảo quản mật ong...

Mật ong có thể để được từ 2 đến 3 năm tùy theo từng loại và cách thức bảo quản. Hướng...

Cách thông tắc bồn rửa bát bị nghẹt đơn giản tại nhà

Cách thông tắc bồn rửa bát bị nghẹt đơn giản...

Bồn rửa bát thường xuyên bị nghẹt do thức ăn gây ứ đọng nước. Lưu ngay 5 cách tự thông...