huong-dan-cach-ve-sinh-bep-cong-nghiep-theo-chuan-an-toan-thuc-pham

5.0/5 (1 Reviews)
21-10-2022

Các nhà hàng, bếp ăn tập thể dành cho nhiều người… là những địa điểm thường được lắp đặt bếp công nghiệp. Cùng tìm hiểu Bếp công nghiệp là gì? Có những loại bếp công nghiệp nào? Lợi ích của bếp công nghiệp là gì? Hướng dẫn cách vệ sinh bếp công nghiệp theo chuẩn an toàn thực phẩm nhé.

Cần đảm bảo các yếu tố an toàn đặc biệt là trong khâu vệ sinh tại bếp công nghiệp

Bếp công nghiệp là gì?

Bếp công nghiệp là khu vực có chức năng sơ chế thực phẩm và chế biến các món ăn với số lượng lớn để phục vụ người dùng bữa ở các địa điểm hay tập trung đông người như nhà hàng, khu công nghiệp, bệnh viện, trường học…

Việc lắp đặt bếp công nghiệp sẽ đảm bảo các món ăn được thực hiện trong khoảng thời gian nhanh, thuận tiện hơn rất nhiều so với các loại bếp công suất nhỏ khác và mang lại hiệu quả cao nhất cho người sở hữu bếp.

Chất liệu được dùng để sản xuất bếp công nghiệp chủ yếu là inox, với đặc tính nhẹ, dễ lắp đặt và chi phí thấp. Ngoài ra, tiêu chuẩn lắp đặt bếp công nghiệp đúng chuẩn là bếp một chiều, nhằm duy trì hoạt động giữa các bếp đồng đều và ngắn gọn như nhau.

Phân loại bếp công nghiệp

Bếp công nghiệp có thể được chia làm 2 loại bếp chính là Bếp Á và Bếp Âu. Trong đó, bếp Á với đặc điểm họng bếp lớn thường được dùng để nấu các món số lượng lớn. Trong khi đó, bếp Âu ra đời và phát triển từ châu Âu, chuyên dùng để thực hiện các món Âu. Tuy nhiên, vẫn có thể kết hợp cả hai loại bếp này để chế biến các món ăn như áp chảo, nướng, nấu canh, món chiên, nấu soup…

Bếp Á công nghiệp

Bếp Á công nghiệp là loại bếp phổ biến nhất hiện nay. Bếp Á công nghiệp thường có một số đặc điểm sau:

Đặc điểm:

  • Là loại bếp một chiều giúp đảm bảo thực phẩm sống và đồ ăn chín không trộn lẫn với nhau, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Có 2 loại bếp Á là Bếp xào hay còn có tên gọi khác là bếp kiềng (là loại bếp công nghiệp thông dụng nhất) dùng để chế biến món chiên xào và bbếp hầm dùng để hầm xương, ninh nguyên liệu trong thời gian lâu.
  • Phù hợp nhiều không gian bếp, dễ sử dụng, độ bền cao và chi phí lắp đặt rẻ.

Bếp công nghiệp thường phân thành 2 loại là bếp Âu và bếp Á

Bếp Âu công nghiệp

Bếp Âu công nghiệp thường được thiết kế với kích thước lớn, có thể tích hợp nhiều tính năng nấu nướng, phù hợp với các món Châu Âu. Bếp Âu công nghiệp thường có đặc điểm như:

Đặc điểm:

  • Là loại bếp có lửa không to, đều, thời gian nấu lâu, phù hợp để nấu món Âu hoặc món ăn không cần lửa lớn và thời gian nấu nhanh.
  • Có 2 loại bếp Âu là bếp Âu không kèm lò nướng và bếp Âu kèm lò nướng.
  • Bếp Âu dễ dùng, dễ vệ sinh nhưng có chi phí cao hơn bếp Á.

▷ Liên kết đề xuất: Quạt hút âm trần là gì? Cách tự vệ sinh quạt tại nhà đơn giản.

Các tiêu chí để lựa chọn bếp công nghiệp

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của bếp và tối ưu hóa chi phí thiết kế, lắp đặt, tránh lãng phí khi đầu tư bếp mà không thu được kết quả như ý, hãy tham khảo các tiêu chí dưới đây để chọn lựa bếp công nghiệp phù hợp với mong muốn:

Địa điểm lắp đặt bếp

Bạn muốn lắp đặt bếp trong không gian rộng hay hẹp? Thiết kế không gian đó theo trường phái nào? Bên cạnh yếu tố thẩm mỹ, hãy lựa chọn loại bếp có thể giúp hoàn thiện không gian bếp hợp lý, khoa học, đảm bảo quy trình chế biến và an toàn vệ sinh thực phẩm

Mục đích lắp đặt và công suất hoạt động

Đây là một tiêu chí có thể nói là quan trọng nhất, đòi hỏi bạn cần tính toán kỹ và nên đưa ra một con số ước lượng trước để đơn vị thiết kế và lắp đặt bếp có cơ sở sản xuất bếp công nghiệp phù hợp nhất.

Chất lượng, độ bền và chi phí bếp

Chất liệu được chọn lựa quyết định chất lượng, độ bền và chi phí sản xuất của bếp công nghiệp. Inox 304 là chất liệu có thể đảm bảo chất lượng cao, độ bền dài lâu và chi phí sản xuất hợp lý cho bếp công nghiệp. Hơn nữa, bạn nên tham khảo nhiều nhà sản xuất bởi giá thành sản phẩm của mỗi nhà sản xuất lại có sự khác nhau.

Các lợi ích khi sử dụng bếp công nghiệp

Ngoài khả năng chế biến món ăn với số lượng nhiều trong thời gian ngắn, việc sử dụng bếp công nghiệp còn mang lại một số lợi ích như:

  • Tạo tính thẩm mỹ cao cho khu bếp với mẫu mã liên tục được cải tiến và ra mới
  • Dễ dàng cọ rửa, vệ sinh với chất tẩy rửa mà không tốn quá nhiều thời gian và công sức
  • Ngăn ngừa mầm bệnh do bếp một chiều, đảm bảo tất cả các tiêu chí an toàn thực phẩm
  • Tuổi thọ sản phẩm cao giúp chủ nhân tiết kiệm chi phí thay mới và sửa chữa trong quá trình sử dụng

▷ Xem thêm: Máy hút mùi là gì? Có nên sử dụng máy hút mùi bếp và cách vệ sinh máy.

Hướng dẫn cách vệ sinh bếp công nghiệp theo chuẩn an toàn thực phẩm

Vì phục vụ cho số lượng người lớn, các quy định về an toàn thực phẩm tại bếp công nghiệp cần được tuân thủ một cách triệt để nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho thực khách đồng thời khẳng định độ uy tín cho địa điểm chế biến.

Hướng dẫn cách vệ sinh bếp công nghiệp theo chuẩn an toàn thực phẩm giúp bạn đảm bảo môi trường sạch sẽ để chế biến món ăn

Căn cứ theo Thông tư 15/2012/TT-BYT do Bộ Y Tế ban hành, bếp ăn công nghiệp cần đảm bảo đầy đủ ba tiêu chuẩn sau:

  • Tiêu chuẩn không gian
  • Tiêu chuẩn vệ sinh
  • Tiêu chuẩn lưu trữ, bảo quản thực phẩm

Quy trình vệ sinh bếp công nghiệp cần được thực hiện đều đặn hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng tùy thuộc vào mức độ sử dụng thường xuyên hay thi thoảng với dung dịch tẩy rửa. Cụ thể:

  • Tất cả bề mặt khu vực bếp công nghiệp bao gồm khu chuẩn bị, khu chế biến, khu lưu trữ và khu xả thải cần được khử trùng hàng ngày
  • Tất cả dụng cụ chế biến như bếp nướng, vỉ nướng, nồi chiên… cần được vệ sinh hàng ngày từ trong ra ngoài, từ trước ra sau
  • Tất cả máy móc và dụng cụ chế biến như máy thái thịt, lò vi sóng, kẹp/muỗng… cần được rửa sạch hàng ngày
  • Giặt sạch và khử trùng tất cả đồng phục, tạp dề của nhân viên, khăn lau bát đĩa, giẻ lau sử dụng trong các công việc bếp núc hàng ngày
  • Làm sạch và khử trùng tất cả các dụng cụ nấu nướng, dụng cụ lưu trữ thực phẩm và nước uống trong bếp ăn công nghiệp hàng ngày
  • Vệ sinh và khử trùng bồn rửa hàng ngày
  • Làm sạch tường bất cứ nơi nào có thể bám dầu mỡ, thức ăn… hàng ngày
  • Lau sạch quạt, đèn chiếu, giá đỡ trên cao… hàng ngày để tránh bụi bẩn có thể vương vào thức ăn
  • Quét và lau sạch toàn bộ các khu vực sàn trong bếp công nghiệp trước khi bắt đầu ngày làm việc hàng ngày
  • Tất cả rác thải và đồ bỏ đi phải được chuyển tới thùng chứa bên ngoài hoặc các thùng đựng có nắp kín thích hợp
  • Rửa và vệ sinh lối đi trong bếp hàng tuần
  • Vòi nước và chậu rửa cần được khử vôi mỗi tuần
  • Máy hút mùi, ống xả và lỗ thông hơi trong bếp công nghiệp cần được vệ sinh hàng tháng

Chúc các bạn thực hiện cách vệ sinh bếp công nghiệp theo chuẩn an toàn thực phẩm thành công.

Các dịch vụ khác của chúng tôi

Dịch Vụ Bạn Quan Tâm Năm Sao

Xử lý nước thải là gì? Hệ thống xử lý...

Xử lý nước thải là quy trình xử lý và làm sạch, loại bỏ các chất gây ô nhiễm ra khỏi...

Điện công nghiệp là gì? Nhu cầu ngành...

Điện công nghiệp là ngành quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và xây dựng. Vậy...

Các phương pháp đánh bóng sàn đá đúng...

Đánh bóng sàn đá định kỳ là điều cần thiết giúp đảm bảo sàn luôn sạch sẽ và sáng bóng....

Quy trình đánh bóng sàn bê tông nhà...

Đánh bóng sàn bê tông là quá trình làm sạch và loại bỏ các vết xước trên sàn, giúp sàn...

Mật ong để được bao lâu? Cách bảo...

Mật ong có thể để được từ 2 đến 3 năm tùy theo từng loại và cách thức bảo quản. Hướng...

Cách thông tắc bồn rửa bát bị nghẹt...

Bồn rửa bát thường xuyên bị nghẹt do thức ăn gây ứ đọng nước. Lưu ngay 5 cách tự thông...