3 cách trồng hành lá tại nhà đơn giản ai cũng làm được

5.0/5 (2 Reviews)
16-09-2022

Hành lá có tên gọi khác là hành xanh, hành non, đây là một loại rau ít carbs được xem như là gia vị ăn kèm phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, hành lá thường được sử dụng để tạo hương vị cho các món ăn như canh, các món xào,... Hành lá cũng là loại cây dễ trồng, dễ sống. Loại gia vị này bạn có thể tự trồng tại nhà mà không cần ra chợ. Cách trồng hành lá vô cùng đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay khi xem qua bài viết say đây nhé!

cách trồng hành lá

Cách trồng hành lá tại nhà đơn giản nhanh chóng

Do hành lá dễ sống, ít sâu bệnh, mọc nhanh lại còn ít tốn công chăm sóc nên có khá nhiều cách để trồng. Tùy thuộc vào môi trường và những vật dụng mà bạn đang có để lựa chọn phương pháp trồng phù hợp nhất dưới đây: 

Bí quyết trồng hành lá bằng gốc hành 

Đây là cách dễ thực hiện nhất khi trồng hành lá tại nhà. Đơn giản, khi bạn nấu ăn hoặc sơ chế thực phẩm bạn chỉ cần cắt ngang và chừa lại gốc hành khoảng 1-2 đốt ngón tay. Sau đó tiến hành trồng cây.

Cách trồng hành lá bằng gốc hành 

Các bước trồng hành lá bằng gốc: 

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ trồng như: chậu nhỏ, chai nhựa cắt đôi... dụng cụ có thể đựng đất và lưu ý bạn cần khoét lỗ phía dưới cho cây thoát khí, tránh gây úng rễ. 

Bước 2: Bạn cho đất vào và làm tơi đất. Sau đó đào lổ đất nhỏ và cắm gốc hành vào, lắp đất lại. Đảm bảo sao cho ngọn của gốc hành không bị đất lắp vùi. Sau khi hoàn thành bạn có thể tưới một ít nước xung quanh cây. 

Bước 3: Duy trì tưới nước cho cây mỗi ngày hai lần và để nơi thoáng mát có ánh sáng, tránh ánh nắng gây gắt gây héo úa cây và nơi có nhiều gió làm gãy lá. 

Cách trồng hành lá bằng củ hành tím

Trồng hành lá bằng củ sẽ tạo ra năng suất tốt hơn khi trồng bằng gốc. Nếu như bạn muốn sở hữu một khu vườn hành lá nhỏ hoặc muốn trồng nhiều hành cho gia đình hoặc người thân thì lựa chọn trồng hành bằng củ sẽ giúp bạn đạt điều đó.

Cách trồng hành lá bằng củ hành

Các bước trồng hành lá bằng củ hành: 

Bước 1: Chuẩn bị củ hành. Tùy vào nhu cầu, bạn có thể chuẩn bị từ 10 - 20 củ hành cho việc trồng hành lá. Mỗi củ cho rất nhiều lá, thường có đến 2 - 3 nhánh trong 1 củ. 

Bước 2: Chuẩn bị đất và dụng cụ trồng. Sau đó bỏ đất vào và làm tơi đất như khi trồng hành bằng gốc. Việc này sẽ giúp rễ cây thông thoáng và thoát khí, thuận lợi cho quá trình phát triển.

Bước 3: Đào đất và cho củ hành vào, nhớ lắp đất lại nhé. Luôn luôn chừa phần ngọc nhô ra khỏi mặt đất. Cuối cùng là tưới nước và chăm sóc cây. 

Lưu ý: cách trồng hành lá bằng củ mất khá nhiều thời gian để thu hoạch. Cây sẽ thuận lợi phát triển trong 30 ngày, trong khi đó bạn hãy nhớ tưới nước cho cây 2 lần một ngày nhé!

Cách trồng hành lá bằng hạt

Hiện nay, thay vì trồng hành lá bằng củ, bằng gốc hành như người xưa ngày trước. Trên thị trường hiện nay đã có cách trồng hành lá bằng hạt đơn giản. 

Cách trồng hành lá bằng hạt

Các bước cách gieo hạt hành lá:

Bước 1: Chuẩn bị hạt giống. Sau khi mua về bạn cần ngâm hạt trong nước và để qua đêm. Sau đó dùng khăn, vải để ủ hạt cho đến khi hạt có dấu hiệu nảy mầm. Điều này giúp cây nảy mầm nhanh chóng, rút ngắn thời gian thu hoạch. 

Bước 2: Chuẩn bị đất và làm tơi đất trước khi cho hạt vào. Lưu ý khi cho hạt vào đất, nên lắp lớp đất mỏng lên trên hạt và tưới một ít nước. Sau đó đặt ở nơi thoáng mát, ấm áp cho hạt nhanh này mầm.

Bước 3: Tưới nước đều đặn 2 lần mỗi ngày. Sau khi cây nảy mầm nên đem ra nơi có nhiều ánh sáng để cây phát triển. 

Cách trồng hành lá bằng hạt đòi hỏi bạn phải chăm sóc cây thường xuyên, bởi sẽ gặp sâu rau. Trường hợp gặp sâu bạn cần tiến hành loại bỏ sâu bằng tay hoặc phun thuốc trừ sâu để ngăn chặn tình trạng xấu. 

Các dụng cụ trồng hành lá phổ biến

Ngoài cách trồn hành lá trực tiếp trên mặt đất, chúng ta có thể chọn những dụng cụ nhỏ gọn để trồng và dễ di chuyển. Nếu nhà bạn ở thành thị không có nhiều đất trống cũng đừng lo. Chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn các dụng cụ dùng để trồng hành lá tiện lợi.

Cách trồng hành lá trong thùng xốp, chậu đất

Cách trồng hành lá trong thùng xốp hoặc chậu đất vẫn luôn là cách trồng hành được nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn. Với những dụng cụ này có thể giúp bạn trồng cùng lúc nhiều cây để đáp ứng nhu cầu sử dụng của gia đình.

Để thực hiện, bạn chỉ cần chuẩn bị sẵn: 

1). Đất mùn.

2). Hành.

3). Thùng xốp hoặc chậu có trang bị lỗ thoát nước dưới đáy.

Các bước thực hiện: 

Bước 1: Lựa chọn sẵn những gốc hành già, phần gốc to, có lá cứng và lá hành không nhiễm sâu bệnh.

Bước 2: Sau khi đã chọn được loại hành phù hợp, bạn hãy cho phần đất chuẩn bị vào đầy chậu hoặc thùng xốp.

Bước 3: Sau đó, sắp xếp phần gốc hành với khoảng cách đều nhau, khoảng 20cm, mỗi lỗ hãy trồng khoảng 2 tép hành. Bạn chỉ nên để hành với độ sâu khoảng 3cm để hành có thể phát triển nhanh hơn.

Cách trồng hành lá trong chậu đất

Lưu ý:

Bạn hãy tưới nước cho cây hàng ngày và dọn dẹp cỏ ở trong thùng, chậu cây để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây.

Sau khoảng 3 - 4 tuần là bạn đã có thể cắt hành và sử dụng đế chế biến các món ăn ngon cho gia đình của mình.

Kỹ thuật trồng hành lá trong chai nhựa

Cách trồng hành lá trong chai nhựa là một trong những cách trồng hành lá được nhiều người áp dụng. Bởi chai nhựa có ở hầu hết mọi gia đình, nên bạn có thể dễ dàng tìm thấy. Chỉ cần vài thao tác đơn giản cùng với chai nhựa bạn đã có thể dễ dàng trồng hành lá tại nhà.

Các bước thực hiện: 

Bước 1: Trước tiên, bạn cần phải chuẩn bị sẵn một chai nhựa loại to khoảng 2 lít đến 5 lít. Kích cỡ của chai và số lượng chai bạn có thể tùy chỉnh dựa trên mức sử dụng của gia đình.

Bước 2: Tiếp theo đó, hãy tiến hành khoan những lỗ nhỏ ở xung quanh chai nhựa mà bạn vừa chuẩn bị. Khoảng cách của các lỗ phải đều nhau và chiều rộng cũng cần được canh vừa đủ để lá hành có thể xuyên quan. Để dễ dàng hơn, bạn hãy cắt phần đầu của chai nhựa.

Bước 3: Sau đó, bạn cần sử dụng một lớp đất bùn mịn để đổ vào chai, cần đổ đất khoảng 5-7CM. Kế tiếp, hãy xếp các củ hành ở xung quanh lớp đất đó, cần sắp xếp sao cho phần rễ hành hướng vào bên trong và phần ngọn hướng về phía lỗ đã khoan.

Bước 4: Cuối cùng, hãy sử dụng tiếp tục một lớp đất mịn đến đầy bình để phủ lên trên những củ hành vừa xếp.

Cách trồng hành lá bằng chai nhựa

Lưu ý: Để hành có thể phát triển một cách tốt nhất bạn cần tưới nước thường xuyên bằng cách phun sương vào những lỗ trống. Đồng thời, hãy đặt chúng ở nơi có ánh sáng tự nhiên. Với cách trồng hành lá trong chai nhựa, chỉ cần 1 tuần gia đình bạn đã có một vụ mùa hành lá tươi ngon, an toàn.

Cách trồng hành thủy canh

Trồng hành thủy canh là cách trồng hành lá không cần đất. Được tiến hành vô cùng đơn giản, bạn không cần phải sử dụng đất hay phân bón nhưng hành vẫn có thể phát triển rất tốt. Việc bạn cần làm ở cách trồng hành lá này chính là thay nước thường xuyên. 

Chuẩn bị: Cây hành lá có thân màu xanh và gốc màu trắng. Độ dài cây khoảng từ 2 đến 7 cm. Dụng cụ cần có dao, chai lọ bằng nhựa hoặc thủy tinh và nước.

Các bước thực hiện: 

Bước 1: Chuẩn bị nước, gốc hành trắng dài từ 2-7cm và chai, lọ để chứa nước. Bạn cần vệ sinh sạch sẽ chai lọ đựng nước.

Bước 2: Kế tiếp hãy cho nước vào bên trong các chai, lọ đã được chuẩn bị và cho gốc hành vào bên trong nước. Sao cho nước có thể ngập toàn bộ phần gốc hành.

Bước 3: Đặt các chai, lọ đó ở khu vực có nhiều ánh sáng tự nhiên và thay nước cho hành 2 ngày 1 lần.

Hình ảnh cách trồng hành lá trong nước

Chỉ với vài thao tác đơn giản, sau khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy hành lá phát triển tươi tốt. Sau khoảng 2 tuần bạn đã có thể sử dụng để chế biến những món ăn ngon cho gia đình mình. Để duy trì, bạn hãy cắt phần lá ở phía trên của hành và tiếp tục nuôi lại phần rể ở dưới.

Cách trồng hành lá với lõi giấy vệ sinh

Bạn có thể tận dụng lại những lõi giấy vệ sinh của gia đình để trồng hành lá. Cách trồng hành lá bằng lõi giấy vệ sinh vô cùng dễ dàng, ai cũng có thể thực hiện.

Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau: 

Bước 1: Trước tiên, bạn cần phải chuẩn bị từ 8 đến 10 lõi giấy vệ sinh và những gốc hành trắng dài khoảng 2-7cm.

Bước 2: Cho đất bùn mịn vào bên trong lõi giấy vệ sinh và cắm phần gốc hành được chuẩn bị sẵn vào.

Bước 3: Đặt chúng ở những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên như ban công, bệ cửa sổ,...

Cách trồng hành lá với lõi giấy vệ sinh

Chỉ sau khoảng 2 tuần bạn đã có thể thu hoạch và sử dụng hành lá mình trồng để chế biến các bữa ăn hấp dẫn cho gia đình của mình. Khi sử dụng, bạn chỉ cần cắt phần ngọn và chừa lại gốc hành để cây có thể phát triển tiếp tục.

Cách trồng hành lá trong khay đựng trứng

Bạn có thể tận dụng lại những khay trứng đã sử dụng hết để trồng hành. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản:

Bước 1: Trước tiên, bạn hãy chuẩn bị khoảng 5 cái khay giấy đựng trứng và vài gốc hành to, không bị sâu bệnh.

Bước 2: Sau đó, hãy xếp những khay đựng trứng vừa chuẩn bị khít vào nhau. Ở mỗi ô của khay hãy đục 1 lỗ nhỏ dưới đáy để nước có thể thấm qua các khay. 

Bước 3: Tiếp theo, bạn hãy đặt phần góc hành lá vào bên trong từng ô, đặt phần ngọn hướng lên trên.

Bước 4: Đặt các khay vừa chuẩn bị ở những nơi có ánh sáng tự nhiên, tránh ánh nắng trực tiếp và tưới nước mỗi ngày để cung cấp đủ độ ẩm cho hành phát triển.

Cách trồng hành lá trong khay đựng trứng

Chỉ sau một vài tuần bạn đã có thể những khay hành tươi ngon để phục vụ cho gia đình của mình. Bạn có thể lót thêm những tấm nhựa hoặc xốp ở phía dưới khay để đảm bảo vệ sinh cho không gian nhà bạn.

Hành lá có những lợi ích gì?

Chúng ta khi ăn bất cứ loại thực phẩm nào cũng nên biết chúng tốt cho cơ thể như thế nào. Chúng ta thường hay sử dụng hành lá làm gia vị nêm nếm món ăn. Vậy bạn có biết hành lá có bao nhiêu lợi ích không? 

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Do ở trong hành lá chứa hàm lượng chất xơ cao nên rất có ích cho quá trình tiêu hóa.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Nhờ có chứa các chất như vitamin A, vitamin C nên sẽ giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn và bảo vệ cho cơ thể tránh nhiễm trùng.
  • Kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường: Hành lá có chứa hợp chất lưu huỳnh nên có thể làm giúp làm giảm lượng đường ở trong máu rất hiệu quả.
  • Ngăn ngừa cảm lạnh: Do hành lá sở hữu tính kháng virus và kháng khuẩn tốt nên sẽ giúp cơ thể chống lại những bệnh như cảm lạnh và có thể chống lại các loại dịch nhầy.
  • Chống ung thư: Hành lá chứa rất nhiều flavonoid và allyl sulfide sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của những tế bào ung thư. Vì vậy, có thể giúp chống ung thư hiệu quả.
  • Tốt cho mắt: Do hành lá có chứa vitamin A và carotenoid giúp giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh và ngăn ngừa việc mất thị lực.
  • Tốt cho tim: Trong hành lá có chứa vitamin C và những hợp chất chống oxy hóa nên có thể chống lại những gốc tự do và giúp giảm các nguy cơ về bệnh tim mạch.
  • Giúp cho xương chắc khỏe: Do có chứa vitamin K, vitamin C và những chất dinh dưỡng quan trọng khác đã giúp xương luôn chắc khỏe.
  • Cung cấp dồi dào chất xơ cho cơ thể: Ở trong hành lá có hàm lượng chất xơ cao nên sẽ giúp cung cấp khoảng 10% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Nó sẽ luôn tạo cho cơ thể cảm giác no, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm mức cholesterol, tim mạch và nhiều bệnh lý khác.

Từ nay bạn không cần phải ra chợ mua hành nữa, vì Vệ Sinh Năm Sao sẽ mang đến bạn cách trồng hành lá tại nhà đơn giản để bạn có thể tự trồng và sử dụng. Hãy xem ngay nhé!

Các thành phần dinh dưỡng trong hành lá

Hành là là loại gia vị xuất hiện thường xuyên trong các món ăn của người người Việt Nam. Với thành phần chính của hành là nước rất tốt cho cơ thể con người. Hành lá chứa rất ít chất béo và cũng không chứa cholesterol, mỗi chén hành chứa khoảng 32 calo. Hơn nữa, nó còn chứa rất ít đường và carbs so với những loại rau củ khác.

Trong một chén hành lá chứa một số thành phần dinh dưỡng như:

  • Vitamin K với hàm lượng gấp đôi mức cần thiết hàng ngày cho người lớn. Thành phần này có tác dụng giúp xương chắc khỏe và hỗ trợ quá trình đông máu.
  • Chứ 25% hàm lượng vitamin C hàng ngày.
  • Chứa khoảng 16% lượng folate hàng ngày.

hình ảnh các thành phần dinh dưỡng trong hành lá

Hành là vừa có nhiều dinh dưỡng vừa có những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà lại rất dễ trồng. Hãy áp dụng ngay cách trồng hành lá tại nhà để xem hiệu quả nhé! Bạn có thể chia sẻ kiến thức này đến người thân hoặc dạy cho con của bạn cách trồng hành lá cực kỳ đơn giản này. Cảm ơn bạn đã xem qua bài viết của chúng tôi, hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để tham khảo thêm những chủ đề liên quan.

Liên hệ tư vấn - Vệ sinh công nghiệp

CÁC BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC

Cách tẩy mực bút bi trên áo đồng phục đơn giản, hiệu quả

Cách tẩy mực bút bi trên áo đồng phục đơn giản,...

Vết mực bút bi dính trên áo lâu ngày khó làm sạch theo cách thông thường. Lưu ngay 10...

Nước cứng là gì? Cách làm mềm nước cứng tạm thời

Nước cứng là gì? Cách làm mềm nước cứng tạm thời

Nước cứng là loại nước có chứa hàm lượng khoáng chất cao không tốt cho sức khỏe và đồ...

Mùa nồm là gì? Cách chống nồm ẩm trong nhà hiệu quả

Mùa nồm là gì? Cách chống nồm ẩm trong nhà hiệu...

Mùa nồm là hiện tượng độ ẩm không khí tăng cao lên đến 90% sảy ra chủ yếu ở các tỉnh...

Topper là gì? Dùng topper thay nệm được không?

Topper là gì? Dùng topper thay nệm được không?

Nệm topper là tấm bảo vệ được dùng để trải lên trên bề mặt của tấm nệm chính. Vậy ưu...

Top 10 thuốc diệt gián tốt, an toàn, tận gốc hiện nay

Top 10 thuốc diệt gián tốt, an toàn, tận gốc...

Sử dụng thuốc diệt gián là cách an toàn và hiệu quả giúp xua đuổi và ngăn chặn gián vào...

Hóa chất tẩy rửa đa năng là gì? Loại hóa chất nào tốt?

Hóa chất tẩy rửa đa năng là gì? Loại hóa chất...

Hóa chất tẩy rửa đa năng là các dung dịch chuyên dụng giúp làm sạch các bề mặt nhanh...