Top 10 công thức làm nước rửa chén sinh học tại nhà
Ngày nay, các sản phẩm nước rửa chén từ thiên nhiên rất được lòng các bà nội trợ vì không chỉ có giá thành rẻ mà còn giúp bảo vệ sức khỏe và môi trường. Thông qua các cách làm nước rửa chén sinh học tại nhà mà Vệ Sinh Năm Sao sắp sửa chia sẻ dưới đây bạn có thể tự chế tạo nước rửa chén một cách đơn giản và an toàn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả tẩy rửa.
Nước rửa chén sinh học là gì?
Nước rửa chén sinh học là loại dung dịch tẩy rửa có thành phần 100% là nguyên liệu từ thiên nhiên như cam, chanh, bưởi,...Ngoài ra còn có thêm các tinh chất thảo dược có công dụng làm sạch khác như trà xanh, muối, axit từ chanh,...nhằm ngăn ngừa bám dính dầu mỡ.
Top 10 công thức làm nước rửa chén sinh học tại nhà
Dưới đây là 10 cách làm nước rửa bát sinh học từ những nguyên liệu thiên nhiên có sẵn tại nhà cực an toàn và đơn giản:
Công thức nước rửa chén từ cám gạo
Cám gạo là nguồn thức ăn không còn quá xa lạ trong chăn nuôi. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng loại nguyên liệu này còn đem lại hiệu quả làm sạch cực kỳ cao. Bởi trong nó có chứa các thành phần cơ bản để điều chế xà phòng như Lysin, Hidrixit,...Không chỉ giúp đánh bay mọi vết bẩn trên chén đĩa mà còn an toàn với sức khỏe.
Chuẩn bị nguyên liệu: 3 muỗng canh cám gạo, 250ml nước lọc.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Trộn đều 3 muỗng canh cám gạo với 250ml nước lạnh cho đến khi dung dịch có màu vàng đục.
- Bước 2: Cho hỗn hợp vừa trộn vào chai đựng và sử dụng để rửa chén.
Cách làm nước rửa chén bằng vỏ dứa
Sau khi ăn dứa, bạn đừng vội vứt vỏ đi mà hãy tận dụng nó để làm nước rửa chén sinh học an toàn và tiện dụng nhé
Chuẩn bị nguyên liệu: 3kg vỏ dứa, 1kg đường nâu (không nên dùng đường trắng), 10L nước lọc, bình đựng
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa vỏ dứa với nước sạch.
- Bước 2: Hòa tan đường nâu với nước rồi cho vào bình.
- Bước 3: Tiếp tục cho vỏ dứa vào bình, lưu ý lượng nước trong bình phải cao hơn phần vỏ dứa.
- Bước 4: Đem bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời.
Cách làm xà bông rửa chén từ bột mì, giấm, cafe
Cafe có khả năng khử mùi cực tốt trong khi đó bột mì lại có khả năng đánh bóng kim loại hiệu quả. Chính vì vậy mà cách làm nước rửa chén bằng cách bột mì, giấm và cafe đã được rất nhiều bà nội trợ áp dụng.
Chuẩn bị nguyên liệu: 200g bột mì, 160ml giấm gạo, 30g tinh chất cafe, 160mg men vi sinh Bacillus.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Trộn đều tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị lại với nhau, lưu ý rằng không được để cho bột mì vón cục.
- Bước 2: Cho hỗn hợp vừa trộn vào chai đựng rồi sử dụng để rửa chén như bình thường.
Cách pha nước rửa bát từ sả, bồ kết, vỏ bưởi
Sả, bồ kết và vỏ bưởi được ứng dụng nhiều trong việc vệ sinh nhà cửa giúp khử khuẩn và mùi hương hiệu quả. Nước rửa chén được chế tạo từ sả, bồ kết và vỏ bưởi vừa có khả năng loại bỏ sạch vi khuẩn trên chén, đĩa vừa đảm bảo an toàn và lưu hương dễ chịu.
Chuẩn bị nguyên liệu: 200g bồ kết, 6 cây sả, vỏ bưởi (có thể thay thế bằng vỏ cam hoặc quýt)
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị rồi để chúng khô tự nhiên.
- Bước 2: Nướng bồ kết cho đến khi ngửi thấy mùi thơm, tránh để bồ kết bị cháy khét.
- Bước 3: Đập nát bồ kết vừa nướng thành những vụn nhỏ, vỏ bưởi và sả đem đi băm nhỏ (không xay nhuyễn).
- Bước 4: Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi, thêm vào một lượng nước vừa phải rồi đun cho đến khi nước có màu đen sẫm.
- Bước 5: Lọc lấy nước, để nguội và dùng rửa chén.
Cách làm nước rửa chén bằng chanh, nha đam, muối
Nước rửa chén ngoài có công dụng lau kính sạch ra thì khi kết hợp với chanh, nha đam, muối sẽ có khả năng làm sạch và khử mùi là điều không thể bàn cãi, chính vì thế mà nó được rất nhiều chị em sử dụng để chế tạo nước rửa chén. Muối và nha đam cũng được kết hợp trong công thức này để tăng thêm hiệu quả làm sạch.
Chuẩn bị nguyên liệu: 10 trái chanh, 1kg nha đam (chỉ lấy phần thịt) 1L rượu 95 độ, 5L nước cất, 1 chén muối tinh, 300gr chất tạo bọt.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Chanh rửa sạch với nước rồi bào lấy vỏ. Thịt nha đam đem xay nhuyễn.
- Bước 2: Phần vỏ chanh vừa bào đem ngâm rượu trong vòng 1 ngày.
- Bước 3: Cho chanh ngâm rượu, nha đam, muối và chất tạo bọt vào thau trộn đều. Ngâm thêm 15 tiếng nữa cho hỗn hợp này được hòa tan là đã có thể sử dụng để rửa chén.
Cách làm nước rửa chén bằng vỏ cam
Bạn có thể tận dụng phần vỏ cam sau khi ăn để tái chế làm nước rửa chén sinh học vô cùng hiệu quả và an toàn. Cách làm nước rửa chén bằng vỏ cam đơn giản như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: 20g vỏ cam (phơi khô và cắt thành từng đoạn vừa phải), nửa lít nước, 15ml rượu cồn.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Xay nhuyễn vỏ cam với một chút nước cho đến khi tạo thành hỗn hợp sền sệt.
- Bước 2: Cho 15ml rượu trắng vào hỗn hợp vỏ cam xay nhuyễn rồi cho vào chai đựng.
- Bước 3: Sử dụng để rửa chén bát như bình thường.
Hướng dẫn làm nước rửa chén từ quả bồ hòn
Hoạt chất saponin trong bồ hòn có khả năng làm sạch các vết cặn bẩn và dầu mỡ trên chén đĩa. Hoạt chất này tạo thành bọt khi tiếp xúc với nước và không gây kích ứng da.
Chuẩn bị nguyên liệu: 20 quả bồ hòn đã tách hạt, 1L nước, 1 thanh vỏ quế, 2 cây sả, vỏ cam (có thể dùng vỏ chanh hoặc bưởi đều được), đường phèn (tỷ lệ 1 phần đường phèn thì cho khoảng 3 phần bồ hòn).
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Ngâm bồ hòn trong nước khoảng 12 tiếng. Đem vỏ bưởi, cam hoặc canh đi bào nhỏ.
- Bước 2: Đun sôi bồ hòn với quế và đường.
- Bước 3: Đem phần vỏ bưởi, cam hoặc chanh đã bào nhỏ đun sôi với 100ml nước. Sau đó chờ bồ hòn sôi thì đổ vào.
- Bước 4: Lọc lấy nước rồi cho vào bình đựng.
>>> Xem thêm: Bí quyết chọn mua nước rửa chén an toàn bảo vệ sức khỏe và da tay
Công thức làm nước rửa chén từ bồ kết và trà xanh
Nếu chị em đang tìm nguyên liệu làm nước rửa chén vừa an toàn với da tay vừa làm sạch bát đĩa nhanh chóng thì nhất định không thể bỏ qua bồ kết và trà xanh.
Chuẩn bị nguyên liệu: 100g lá trà xanh, 100g bồ kết.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Xay nhuyễn hỗn hợp vừa chuẩn bị.
- Bước 2: Bỏ hỗn hợp vừa xay nhuyễn vào túi vải rồi nhúng vào nước sôi.
- Bước 3: Đun cho tới khi nước có màu vàng đậm thì tắt bết.
- Bước 4: Đổ nguội rồi cho vào chai để sử dụng.
Nước rửa chén từ dầu cọ, giấm và dầu dừa
Bạn e ngại sử dụng nước rửa chén thông thường vì khiến da tay trở nên khô ráp. Vậy thì tại sao không sử dụng dầu dừa kết hợp với giấm để chế tạo ra một loại nước rửa chén an toàn và hiệu quả. Bởi từ lâu dầu dừa đã được biết đến với công dụng làm mềm và tái tạo làn da cực kỳ tốt.
Chuẩn bị nguyên liệu: ¼ chén Soap flakes (xà phòng chế tạo từ dầu dừa và dầu cọ), 2 chén nước, 2 muỗng giấm, tinh dầu, 1 muỗng Glycerin.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Đun nóng nước và soap flakes để hỗn hợp này hòa tan với nhau.
- Bước 2: Thêm 1-2 muỗng giấm vào. Sau đó để nguội rồi cho vào chai nhựa, thêm một vài giọt tinh dầu để tạo mùi.
Cách làm nước rửa chén bằng chanh
Chanh, muối, giấm được xem là những nguyên liệu tẩy rửa tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng. Axit citric trong chanh có thể loại bỏ mọi vết bẩn cứng đầu bám trên chén đĩa. Trong khi đó, muối và giấm có tác dụng kháng khuẩn, khử mùi và đem lại hiệu quả tẩy rửa cực kỳ cao.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1kg tắc, 500ml nước lạnh, 100ml giấm trắng, 1 chén muối tinh
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Chanh đem rửa sạch, cắt nhỏ và bỏ hạt.
- Bước 2: Cho chanh vào nồi, tiếp theo cho nước ngập mặt chanh rồi đun trong vòng 20 phút. Trong khi đun nhớ khuấy đều tay. Sau khi cảm thấy vỏ chanh đã mềm cho các tinh chất tan vài.
- Bước 3: Xay nhuyễn hỗn hợp vừa đun cho đến khi tan mịn.
- Bước 4: Cho hỗn hợp vừa xay nhuyễn cùng với giấm và muối tinh rồi đun trong vòng 15-20 phút.
- Bước 5: Cho hỗn hợp vào chai, bảo quản trong tủ lạnh.
4 Lưu ý khi làm và sử dụng nước rửa chén tự làm tại nhà
Công thức làm nước rửa chén sinh học khá đơn giản với nhiều lợi ích nổi bật như an toàn, bảo vệ da tay,... Tuy nhiên, để an toàn khi sử dụng thì bạn cần lưu ý những điều sau:
Không lạm dụng quá nhiều
Tuy nước rửa chén sinh học tự làm có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, nhưng nếu sử dụng quá nhiều vẫn có thể gây hại đến da. Vì cơ bản trong loại nước rửa chén này vẫn chứa các thành phần có tính kháng khuẩn cao. Chỉ sử dụng một lượng vừa đủ tùy theo vết bẩn và số lượng chén đĩa cần làm sạch.
Không có khả năng duyệt khuẩn cao
Là nước rửa chén sinh học được pha chế theo công thức riêng tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên nên sẽ không có khả năng duyệt khuẩn cao. So với các loại nước rửa chén công thức trên thị trường thì khả năng làm sạch và sát khuẩn sẽ thấp hơn rất nhiều. Do đó, căn cứ vào từng loại vết bẩn mà bạn nên lựa chọn loại nước rửa chén phù hợp.
Thời gian sử dụng
Trong công thức làm nước rửa chén sinh học sẽ không có chất bảo quản, vì vậy thời gian sử dụng của chúng thường rất ngắn, khoảng 7 ngày. Sau khoản thời gian này nước rửa chén sẽ không còn công dụng như lúc đầu.
Cách bảo quản nước rửa chén sinh học
Nên bảo quán nước rửa chén sinh học trong bình, chai hoặc lọ kín, sạch sẽ. Khi sử dụng nên chiết ra một chai nhỏ, lượng còn lại đem bảo quan ở ngăn mát tủ lạnh nhằm duy trì chất lượng nước rửa chén.
Trên đây là Top 10 công thức làm nước rửa chén sinh học tại nhà mà bạn có thể áp dụng. Chỉ với một vài bước cơ bản là bạn đã có ngay cho mình một dung dịch tẩy rửa vừa an toàn vừa hiệu quả rồi. Theo dõi ngay Vệ Sinh Công Nghiệp Năm Sao để biết thêm nhiều mẹo hay và hữu ích khác nhé!