Top 7 mẹo diệt côn trùng, ruồi muỗi hiệu quả và an toàn

5.0/5 (2 Reviews)
30-05-2024

Bạn đang lo lắng về sự xuất hiện của côn trùng trong nhà? Vết cắn của muỗi khiến bạn ngứa ngáy khó chịu? Gián, kiến, mối mọt đang âm thầm phá hoại đồ đạc và lây lan bệnh tật? Đừng lo lắng, bài viết này Vệ Sinh Công Nghiệp sẽ giúp bạn xua đuổi lũ côn trùng gây hại qua 7 mẹo diệt côn trùng, ruồi muỗi hiệu quả và an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình bạn. Cùng xem ngay nhé!

Tác hại của côn trùng

Côn trùng có thể gây ra nhiều tác hại và ảnh hưởng tiêu cực đến con người và môi trường sống của chúng ta. Cùng điểm qua một số tác hại phổ biến:

  • Gây hại cho sức khỏe con người: Một số loài côn trùng có thể truyền bệnh cho con người thông qua vết cắn hoặc tiếp xúc, chẳng hạn như muỗi (sốt rét, sốt xuất huyết, Zika), bọ chét (dịch hạch), ruồi (viêm gan A, thương hàn), v.v.
  • Gây hại cho mùa màng và cây trồng: Côn trùng có thể ăn lá, thân, hoa và quả của cây trồng, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Một số loài côn trùng còn có thể truyền bệnh cho cây trồng như: rệp, bọ xít, ruồi trắng, bọ cánh cứng, bướm…
  • Gây hại cho vật nuôi: Côn trùng có thể ký sinh trên vật nuôi, gây ngứa ngáy, khó chịu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi bằng cách truyền bệnh cho chúng như một số loài: bọ chét, ve, ruồi, muỗi, kiến…
  • Gây phiền toái trong sinh hoạt: Côn trùng có thể bay, bò, hoặc nhảy xung quanh, gây khó chịu và mất vệ sinh. Một số loài côn trùng có thể cắn hoặc đốt người, gây đau đớn và ngứa ngáy: kiến lửa, kiến ba khoang, rệp giường…

Tác hại của côn trùng

Nguyên nhân côn trùng xuất hiện trong nhà

Côn trùng là loài động vật không xương sống, có số lượng loài lớn nhất trên Trái đất. Chúng có mặt ở hầu khắp mọi nơi, từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ thành thị đến nông thôn. Vậy đâu là nguyên nhân khiến chúng xuất hiện nhiều đến vậy?

Môi trường sống phù hợp:

  • Thức ăn thừa: Thức ăn thừa, vụn vãi là nguồn thức ăn dồi dào và phù hợp với điều kiện phát triển cho nhiều loại côn trùng như kiến, gián, ruồi, muỗi,... Việc để thức ăn thừa bừa bãi, không che đậy kỹ càng sẽ thu hút côn trùng đến nhà bạn.
  • Nước bẩn: Nước bẩn, rác thải cũng là một trong các điều kiện sống cho một số loại côn trùng như muỗi, gián,... Nước đọng trong xô, chậu, thùng rác là môi trường lý tưởng cho các loài muỗi sinh sôi và nảy nở.
  • Thú cưng: Nếu bạn nuôi thú cưng, thức ăn và phân của thú cưng cũng có thể thu hút côn trùng. Vì vậy việc vệ sinh thú cưng sạch sẽ là điều vô cùng cần thiết trong việc diệt côn trùng và xua đuổi chúng. 
  • Độ ẩm cao: Côn trùng, đặc biệt là kiến, gián, rất thích môi trường ẩm ướt. Độ ẩm cao trong nhà tạo điều kiện thuận lợi cho côn trùng sinh sản và phát triển.
  • Nơi tối tăm: Một số loại côn trùng như gián, muỗi thích sống trong môi trường tối tăm. Những khe hở, gầm tủ, gầm giường,... là nơi trú ẩn an toàn và lý tưởng cho chúng trong việc phát triển và sinh sản. 
  • Cây cối um tùm: Cây cối um tùm, rậm rạp xung quanh nhà là nơi sinh sống và trú ngụ của nhiều loại côn trùng và động vật như: muỗi, sâu, bọ, rắn, rết…

Nguyên nhân côn trùng xuất hiện trong nhà

Vệ sinh nhà cửa: Vệ sinh nhà chưa kỹ hay không vệ sinh nhà thường xuyên khiến cho ngôi nhà không sạch sẽ, điều đó dễ thu hút côn trùng xâm nhập và trú ngụ trong nhà. Do đó để diệt côn trùng hiệu quả, điều đầu tiên là khiến ngôi nhà của bạn trở nên sạch sẽ, thoáng mát và khô ráo bằng cách vệ sinh gọn gàng, kỹ lưỡng. Song song kết hợp các biện pháp và mẹo diệt côn trùng dưới đây để nâng cao hiệu quả.

Top 7 mẹo diệt côn trùng, ruồi muỗi hiệu quả

Diệt côn trùng hiệu quả khi bạn sử dụng các biện pháp phù hợp và xác định được đặc điểm, tập tính của loại côn trùng gây hại. Việc xác định được nguyên nhân của sự xuất hiện côn trùng là bước đầu tiên giúp bạn định hình được biện pháp diệt côn trùng. Bước tiếp theo bạn cần áp dụng các mẹo dưới đây để đẩy lùi sự xuất hiện của chúng.

Trồng cây đuổi côn trùng

Trồng thêm các loại cây có mùi thơm, tinh dầu có khả năng đuổi muỗi, côn trùng. Một số loại cây chứa tinh dầu nên trồng quanh nhà như: Bạc hà, chanh sả, hương thảo,… Có tác dụng đuổi muỗi, ruồi hiệu quả. 

Trồng cây đuổi côn trùng

Sử dụng tinh dầu

Tinh dầu có khả năng ức chế thần kinh của ruồi, muỗi, các loại côn trùng nhỏ, xua đuổi chúng khỏi không gian sống của gia đình. Lưu ý, khi xông tinh dầu cần mở cửa để côn trùng có thể bay ra ngoài.

Sử dụng tinh dầu

Sử dụng băng phiến

Sử dụng băng phiến để đuổi gián tại các khu vực góc khuất, ẩm ướt. Chị em có thể đặt băng phiến ở: gầm tủ, bồn rửa bát, góc tủ, những vị trí mà gián có thể bò vào nhà. Mùi hương của băng phiến sẽ ức chế thần kinh của gián, khiến lũ gián và chuột tránh xa căn bếp của gia đình.

Đèn diệt côn trùng

Đèn bắt côn trùng ứng dụng đặc tính bị hút sáng của muỗi, kiến ba khoang, côn trùng nhỏ… Đồng thời sử dụng điện phát sinh nhiệt hoặc sóng siêu âm để tiêu diệt côn trùng nhỏ. Gia chủ có thể đặt đèn bắt muỗi cho từng khu vực, phòng ngủ, nhà bếp để tiêu diệt côn trùng, muỗi qua đêm.

Lắp cửa chống muỗi 

Lắp cửa chống muỗi để phòng chống côn trùng nhỏ: Thiết kế lưới có kích thước mắt siêu nhỏ để ngăn chặn sự xâm nhập của chúng vào không gian. Cửa chống muỗi được lắp ở các vị trí cửa sổ, cửa ra vào, cửa thông gió… nhằm bảo vệ nhà ở khỏi sự tấn công của côn trùng.

Lắp cửa chống muỗi 

Sử dụng vợt bắt muỗi

Sử dụng vợt bắt muỗi để tiêu diệt ruồi muỗi trong phòng. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ rất thụ động, tốn nhiều công sức để tiêu diệt côn trùng đã xâm nhập vào nhà ở.

Làm bẫy diệt côn trùng

Làm bẫy bắt côn trùng bên ngoài cửa sổ, sân vườn, nhằm hạn chế sự xâm nhập của chúng vào không gian sống. Bẫy bắt côn trùng bằng đèn, kết hợp với nước chứa dung dịch như: mật thu hút ruồi, bia thu hút muỗi và gián…

Nguyên tắc diệt côn trùng trong nhà ở

Phòng chống côn trùng trong nhà cần tuân thủ một số nguyên tắc sau đây để đảm bảo an toàn:

  • Không sử dụng hóa chất diệt côn trùng có thành phần ức chế mạnh

Nhiều người chọn sử dụng thuốc xịt để diệt côn trùng khi thấy chúng xuất hiện. Tuy nhiên, hóa chất giết chết ruồi muỗi, côn trùng cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, ức chế thần kinh. Chỉ dùng hóa chất diệt côn trùng được bộ y tế khuyến cáo sử dụng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng thời, sau khi xịt hóa chất cần tránh tiếp xúc trong khoảng 2-3 tiếng.

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Không gian nhà ở, sạch thoáng, loại bỏ nơi trú ngụ của côn trùng, kiến gián. Rác thải cần được thu gom, vứt đúng nơi quy định. Vị trí ẩm mốc, thiếu ánh sáng cần được dọn dẹp, làm khô, lưu thông không khí tốt. Dọn dẹp nhà ở thường xuyên là cách hiệu quả để giảm sự xâm nhập của côn trùng, các tác nhân gây bệnh trong không gian.

Nguyên tắc diệt côn trùng trong nhà ở

  • Phòng chống côn trùng bằng biện pháp vật lý

Lắp cửa chống muỗi, đóng kín cửa vào ban đêm, sử dụng đèn bắt muỗi/ côn trùng… Các biện pháp vật lý kết hợp giúp tiêu diệt côn trùng hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của chúng ảnh hưởng đến không gian sống.

Cách ngăn ngừa côn trùng xuất hiện trong nhà

Sau khi xua đuổi côn trùng, chúng ta cần có các biện pháp duy trì trong việc ngăn ngừa chúng xuất hiện lại lần nữa. Hãy áp dụng các biện pháp sau:  

  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên: Dọn dẹp thức ăn thừa, rác thải, lau chùi nhà cửa thường xuyên để loại bỏ nguồn thức ăn và nơi trú ẩn của côn trùng.
  • Giữ nhà cửa khô ráo: Loại bỏ các nguồn nước đọng trong nhà như nước trong xô, chậu, thùng rác,... Sửa chữa các vòi nước bị rò rỉ.
  • Lắp đặt lưới chống côn trùng: Lắp đặt lưới chống côn trùng cho cửa sổ, cửa ra vào để ngăn côn trùng xâm nhập vào nhà.
  • Giữ cho thú cưng sạch sẽ: Tắm rửa cho thú cưng thường xuyên và sử dụng thuốc chống bọ chét, ve cho chúng.
  • Sử dụng các biện pháp phòng trừ côn trùng tự nhiên: như trồng cây đuổi muỗi, sử dụng tinh dầu,...
  • Liên hệ với dịch vụ diệt côn trùng chuyên nghiệp: Nếu tình trạng côn trùng xâm nhập nhà bạn nghiêm trọng, hãy liên hệ với dịch vụ diệt côn trùng chuyên nghiệp để được hỗ trợ. Dịch vụ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức mang lại hiệu quả cao, an toàn cho môi trường và cho gia đình bạn. 

Trên đây là một số biện pháp giúp bạn tiêu diệt côn trùng ngay tại nhà và mang lại hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Vệ Sinh Công Nghiệp sẽ giúp chị em vệ sinh nhà cửa, diệt côn trùng hiệu quả, làm sạch không gian sống sạch và an toàn. 

Liên hệ tư vấn - Vệ sinh công nghiệp

CÁC BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC

Bật mí 9 cách giặt quần áo nhanh khô trong mùa mưa

Bật mí 9 cách giặt quần áo nhanh khô trong mùa mưa

Mùa mưa giặt đồ lâu khô, ẩm ướt, vi khuẩn dễ gây hại. Cùng xem các cách giặt quần áo...

GMP là gì? Các yêu cầu và quy trình triển khai GMP

GMP là gì? Các yêu cầu và quy trình triển khai GMP

Tiêu chuẩn GMP ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều yếu tố trong quá trình sản xuất và không...

Cách vệ sinh bồn nước inox sạch nhanh tại nhà

Cách vệ sinh bồn nước inox sạch nhanh tại nhà

Nơi ẩm ướt là nơi trú ngụ nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt ở bồn nước inox nhà bạn. Vệ...

Cách xử lý gạch ốp tường bị ố vàng trắng sáng hiệu quả

Cách xử lý gạch ốp tường bị ố vàng trắng sáng...

Vi khuẩn, nấm mốc khiến gạch ốp tường bị ố vàng. Vậy làm sao để xử lý? Cùng xem cách xử...

Cách vệ sinh bình nóng lạnh đúng cách tại nhà

Cách vệ sinh bình nóng lạnh đúng cách tại nhà

Vệ sinh bình nóng lạnh thường xuyên giúp tiết kiệm điện, tăng tuổi thọ của bình. Hãy...

Tấm Alu là gì? Cấu tạo, ưu điểm và kích thước tấm Alu

Tấm Alu là gì? Cấu tạo, ưu điểm và kích thước...

Alu là vật liệu quan trọng và không thể thiếu trong xây dựng, nhà ở. Vậy alu là gì?...