Bếp hồng ngoại là gì? Sử dụng bếp hồng ngoại có tốn điện không?
Bếp hồng ngoại là gì? Sử dụng bếp hồng ngoại có tốn điện không? Đó là câu hỏi của rất nhiều khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu và lắp đặt thiết bị nhà bếp này. Cùng Vệ sinh công nghiệp đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên ngay trong bài viết dưới đây.
Bếp hồng ngoại là gì?
Bếp hồng ngoại là thiết bị nhà bếp sử dụng điện năng chuyển hóa thành bức xạ nhiệt của tia hồng ngoại để làm chín đồ ăn và đun sôi thức uống theo yêu cầu của người dùng. Đặc trưng của loại bếp này là phát ra ánh sáng đỏ hình vòng tròn dưới mặt bếp khi hoạt động.
Bếp hồng ngoại là thiết bị nhà bếp phổ biến trong mỗi gia đình hiện nay
Cấu tạo của bếp hồng ngoại
Bếp hồng ngoại có cấu tạo khá đơn giản với 5 bộ phận chính, đảm bảo hoạt động ổn định cho bếp gồm: Thân bếp, Đáy bếp, Bộ vi mạch điện tử, Mâm nhiệt và Mặt kính. Trong đó, nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:
- Thân bếp – Bao trùm và bảo vệ toàn bộ linh kiện phía trong bếp như các bo mạch điện tử, quạt làm mát máy…
- Đáy bếp – Thường sẽ có các khe thông gió, phối hợp với quạt làm mát máy giúp bếp được làm mát trong quá trình hoạt động và tăng tuổi thọ của bếp
- Bộ vi mạch điện tử - Hầu hết các máy trên thị trường có sử dụng bóng đèn halogen hoặc sợi dây mayso trong bộ vi mạch điện tử
- Mâm nhiệt – Được cấu tạo từ các sợi dây carbon có tuổi thọ lên đến hàng chục năm, đảm bảo độ bền bỉ để hoạt động trong thời gian dài
- Mặt kính – Phần lớn mặt kính bếp hồng ngoại làm từ kính chịu lực, chịu nhiệt tốt, mang lại sự an toàn cho người dùng khi bếp hoạt động
Cơ chế hoạt động của bếp hồng ngoại
Bếp hồng ngoại nhận năng lượng đầu vào là điện năng. Dòng điện này đi qua các vi mạch điện tử khiến các sợi dây carbon được thắp sáng và bắt đầu tỏa nhiệt. Tất cả năng lượng được tỏa ra sẽ tập trung tại mâm nhiệt. Và từ đây, nhiệt năng sẽ truyền tới đáy dụng cụ nấu ăn như xoong, chảo… để làm chín thức ăn.
Bếp hồng ngoại sử dụng điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng để làm chín đồ ăn và thức uống
Ngoài cơ chế hoạt động cơ bản trên, tùy từng dòng bếp hồng ngoại mà sẽ được nhà sản xuất tích hợp thêm một số tiện ích phụ để nâng cao khả năng hoạt động của bếp như khóa an toàn, tự ngắt, hẹn giờ, kiểm soát nhiệt và cảnh báo tình huống khẩn cấp…
Thương hiệu bếp hồng ngoại
Trên thị trường hiện nay, có nhiều thương hiệu bếp hồng ngoại, đa dạng về tính năng và phong phú về mẫu mã cho bạn lựa chọn. Các loại bếp hồng ngoại cơ bản, sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc có giá từ 150k – 700k/bếp. Các loại bếp hồng ngoại cao cấp, nhập khẩu từ Châu Âu… có giá từ vài trăm đến vài triệu/bếp.
Top 10 thương hiệu bếp hồng ngoại được nhiều khách hàng lựa chọn có thể kể đến như:
- Bếp hồng ngoại Sunhouse
- Bếp hồng ngoại Sanaky
- Bếp hồng ngoại Midea
- Bếp hồng ngoại Kangaroo
- Bếp hồng ngoại Rapido
- Bếp hồng ngoại Whirlpool
- Bếp hồng ngoại Sanko
- Bếp hồng ngoại Iruka
- Bếp hồng ngoại Sharp
- Bếp hồng ngoại Electrolux
Tùy thuộc vào mong muốn và khả năng tài chính, bạn có thể lựa chọn bếp hồng ngoại với thiết kế đơn, thiết kế đôi hoặc bếp hồng ngoại kết hợp bếp từ cho gia đình sử dụng.
Ưu nhược điểm của bếp hồng ngoại
Bếp hồng ngoại không phải là thiết bị bếp nấu duy nhất trong các hộ gia đình. Bởi mỗi loại bếp nấu đều sẽ có những ưu nhược điểm riêng của chúng, và tùy theo nhu cầu sử dụng, điều kiện kinh tế mà mỗi hộ gia đình sẽ tìm cho mình một loại bếp nấu phù hợp. Hãy cùng Vệ sinh công nghiệp Năm Sao điểm qua một số ưu nhược điểm của bếp hồng ngoại nhé!
Ưu điểm của bếp hồng ngoại
Các ưu điểm chính của bếp hồng ngoại là:
- Giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức chuẩn bị bữa ăn cho gia đình sau một ngày làm việc vất vả, đặc biệt với các gia đình đông thành viên
- Giúp hạn chế các nguy cơ cháy nổ, nâng cao an toàn trong nhà
- Giúp việc vệ sinh không gian bếp trở nên dễ dàng và nhanh chóng
- Giúp bảo vệ môi trường khi không sử dụng đến các nhiên liệu thiên nhiên
- Giúp tiết kiệm ngân sách chi tiêu trong gia đình bởi việc sử dụng điện không tốn kém bằng việc sử dụng than hay gas để nấu nướng
Một điểm cộng không thể bỏ qua đối với bếp hồng ngoại là loại bếp này không hề kén chất liệu của dụng cụ nấu ăn. Do vậy, dù nồi hay chảo bằng chất liệu nào, bạn đều có thể an tâm sử dụng trên bếp hồng ngoại. Đây cũng chính là điều khác biệt của bếp hồng ngoại so với bếp từ - loại bếp luôn yêu cầu dụng cụ chế biến thức ăn tương thích với cách thức hoạt động của bếp.
Nhược điểm của bếp hồng ngoại
Bên cạnh các ưu điểm trên, bếp hồng ngoại cũng có một số nhược điểm không thể tránh khỏi như:
- Cơ chế hoạt động chuyển điện năng thành nhiệt năng mất nhiều thời gian vào thời điểm mới bắt đầu bật bếp. Do vậy, bạn sẽ cảm thấy dụng cụ nấu ăn khi đặt trên bếp hồng ngoại lâu nóng hơn so với bếp từ
- Bếp hồng ngoại khi hoạt động tạo ra tiếng ồn, đồng thời, khi các mạch dẫn được làm nóng, chúng sẽ tạo ra ánh sáng, có thể gây khó chịu khi mới sử dụng bếp
- Bếp hồng ngoại có khả năng làm nóng trên diện rộng, do vậy, cần chú ý trẻ nhỏ không nên lại gần khi bếp đang hoạt động, tránh nguy cơ bị bỏng hoặc các tổn thương khác.
➤ Có thể bạn quan tâm: Bếp điện là gì? Phân biệt bếp điện từ, bếp hồng ngoại và bếp gas.
Sử dụng bếp hồng ngoại có tốn điện không?
Để duy trì lượng nhiệt lớn trong thời gian dài khi nấu ăn, phần lớn bếp hồng ngoại đều được trang bị công suất hoạt động mạnh mẽ, tối đa khoảng 2000W điện. Theo giá điện hộ gia đình hiện nay, nếu bạn bật bếp liên tục trong một giờ, bạn sẽ tốn khoảng hơn 3k cho hoạt động này.
Sử dụng bếp hồng ngoại không tốn điện mà còn mang lại nhiều lợi ích cho người dùng
Tuy nhiên, con số công suất thực tế của bếp hồng ngoại chỉ từ 800 – 1000W điện mỗi ngày. Thêm vào đó, cơ chế hoạt động truyền điện trực tiếp vào nồi theo hướng thẳng đứng, tận dụng khoảng 60% nhiệt lượng tỏa ra, giúp việc sử dụng bếp hồng ngoại không hề tốn điện.
Giờ đây, bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng bếp hồng ngoại và tận hưởng những tiện ích mà loại bếp hiện đại này mang lại. Hơn thế nữa, bếp hồng ngoại cũng có thể trở thành điểm nhấn, làm đẹp cho không gian bếp của gia đình và giúp bạn xua tan mệt mỏi khi trở về nhà.
Một số mẹo giúp bạn tiết kiệm điện hơn nữa khi sử dụng bếp hồng ngoại:
- Chọn dụng cụ nấu ăn có chất liệu dễ dẫn nhiệt như inox, nhôm…
- Tắt bếp khi thức ăn gần chín bởi bếp vẫn còn tỏa nhiệt sau khi được tắt
- Không tắt bếp khi thay dụng cụ chế biến mà hãy điều chỉnh nhiệt của bếp xuống mức nhỏ nhất, tiết kiệm thời gian và điện năng làm nóng bếp trở lại
- Lựa chọn nhiệt độ bếp phù hợp với nguyên liệu và theo quy luật từ thấp tới mức nhiệt mong muốn để tránh gây sốc nhiệt cho nồi, giúp nhiệt lan tỏa đều và tiết kiệm điện.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn sử dụng bếp hồng ngoại hiệu quả hơn.
➤ Xem thêm: Top 10 thiết bị nhà bếp chuyên dụng mà nhà nào cũng nên có.