Cách tự bơm ga điều hòa, máy lạnh tại nhà đúng quy chuẩn

5.0/5 (1 Reviews)
29-10-2022

Vì sao phải bơm ga cho điều hòa và máy lạnh? Cần chú ý gì trước khi tự bơm ga điều hòa, máy lạnh tại nhà? Cách tự bơm ga điều hòa, máy lạnh tại nhà đúng quy chuẩn sẽ có trong bài viết dưới đây.

Vì sao phải bơm ga cho điều hòa và máy lạnh?

Điều hòa hoặc máy lạnh muốn hoạt động hiệu quả, đảm bảo công suất cao nhất thì cần được nạp ga đều đặn như một phần nhiên liệu hoạt động của máy. Việc này cũng giống như việc bạn đi xe máy hàng ngày thì lượng xăng của xe sẽ hao hụt dần và nếu bạn để xe hết xăng thì xe không thể chạy tiếp được.

Ga là một nhiên liệu giúp điều hòa hoạt động hiệu quả nên bạn hãy bơm ga điều hòa thường xuyên nhé

Những lợi ích mà bạn sẽ nhận được khi bơm ga thường xuyên cho điều hòa hay máy lạnh gồm:

  • Tránh cho điều hòa bị giảm tuổi thọ
  • Giảm việc tiêu thụ điện năng để làm lạnh
  • Xóa bỏ cảm giác khó chịu do bật mãi mà điều hòa không mát

Nên bơm ga điều hòa, máy lạnh vào lúc nào?

Những dấu hiệu sau sẽ cho bạn thấy đây là lúc cần bơm ga cho điều hòa hoặc máy lạnh:

  • Hơi lạnh từ điều hòa tỏa ra với cường độ yếu ớt hoặc không có hơi lạnh dù đã bật điều hòa được một thời gian
  • Dàn nóng điều hòa có hơi nóng yếu hoặc không phả hơi nóng
  • Dàn lạnh của máy bị đóng đá
  • Đối với điều hòa cao cấp, có thể có thông số ga trên bảng điều khiển và bạn có thể theo dõi để biết lúc nào nên bơm ga mới

Các loại ga điều hòa và máy lạnh thông dụng

Ga dùng cho hoạt động của điều hòa hoặc máy lạnh là loại ga chuyên dụng và phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là:

Ga R22

Là loại ga nguyên thủy, được sử dụng đầu tiên cho các dòng điều hòa. Ưu điểm của loại ga này là không cần hút cạn chân không rồi mới nạp thêm ga mới. Tuy nhiên, loại ga này không thân thiện với môi trường nên với các dòng điều hòa hiện đại ngày nay, loại ga này đã ít được sử dụng hơn trước.

Có nhiều loại ga điều hòa trong đó phổ biến là Ga R22, Ga R410A và Ga R32

Ga R410A

Ra đời sau ga R22, ga R410A có ưu điểm làm lạnh nhanh gấp 1,6 lần so với loại ga tiền nhiệm. Thêm vào đó, loại ga này cũng có khả năng làm lạnh sâu và tiết kiệm điện hơn. Khi bơm ga R410A, bạn cần phải hút chân không trước.

Ga R32

Là loại ga mới nhất, hiện đại nhất được sử dụng cho điều hòa và máy lạnh. Loại ga này sở hữu một loạt các ưu điểm vượt trội như được công nhận đạt tiêu chuẩn khí thải GWP, giúp người dùng cắt giảm lượng khí thải lên đến 75%, chống gia tăng nhiệt dẫn đến hiệu ứng nhà kính. Và cũng giống như ga R410A, ga R32 yêu cầu hút chân không trước khi bơm ga mới.

▷ Xem thêm: Cách vệ sinh máy lọc không khí, máy hút ẩm đúng cách tại nhà.

Những lưu ý trước khi tự bơm ga điều hòa, máy lạnh

Để việc bơm ga diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả cao nhất, bạn hãy chú ý tới những vấn đề sau:

  • Phải xác định được loại ga mà máy đang sử dụng là loại nào để bơm ga mới chuẩn. Có nhiều cách để bạn biết loại ga của máy như xem thông tin trong sổ thông tin sản phẩm, liên hệ với kênh phân phối sản phẩm hoặc hãng sản xuất.
  • Để bơm ga, bạn cần đặt bình ga úp xuống và bơm tại vị trí van 3 ngả phía sau dàn nóng.
  • Không bơm ga khi máy đang chạy ở chế độ sưởi ấm vì chế độ này khiến áp suất van 3 ngả cao khiến ga được bơm vào không đúng thiết kế
  • Chỉnh nhiệt độ điều hòa xuống khoảng 17 độ C và áp suất khoảng 150 psi. Trong điều kiện thời tiết lạnh, bạn có thể bật máy nén, cài tốc độ quạt dàn bay hơi tương đương nhiệt độ môi trường.

Chuẩn bị dụng cụ bơm ga điều hòa, máy lạnh

Cách tự bơm ga điều hòa, máy lạnh tại nhà đúng quy chuẩn không thể thiếu các dụng cụ hỗ trợ 

Việc chuẩn bị sẵn các dụng cụ sẽ giúp bạn chủ động hơn khi bơm ga, giúp quá trình bơm ga diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Danh sách dụng cụ bao gồm:

  • Mỏ lết, tua vít
  • Đồng hồ kẹp dòng
  • Đầu nối ga
  • Bình ga
  • Đồng hồ đo ga chuyên dụng  
  • Máy hút chân không (chuyên dùng cho máy lạnh)

▷ Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh máy lạnh đơn giản nhanh chóng.

Cách tự bơm ga điều hòa, máy lạnh tại nhà đúng quy chuẩn

Hãy thực hiện cụ thể từng bước tự bơm ga điều hòa, máy lạnh dưới đây để tân trang và cải tiến hiệu suất làm mát của thiết bị nhé:

Nối trực tiếp đồng hồ đo ga với bình ga và cục nóng điều hòa

Để làm điều này, bạn có thể sử dụng tua vít để tháo vỏ điều hòa, dùng mỏ lết vặn các đầu ốc nạp ga ra ngoài. Lấy một dây đồng hồ lắp vào van nạp ga, trong khi một dây khác vặn vào bình ga để đo áp suất ga của điều hòa.

Kiểm tra ống dẫn lạnh xem có bị rò rỉ ga không. Nếu hiện tượng xuất hiện, nên hàn hoặc vá lại chỗ rò rỉ (đối với vết hở nhỏ) hoặc thay mới ống dẫn lạnh (đối với vết hở lớn) trước khi bơm ga.

Hút chân không

Dùng máy hút chân không đã chuẩn bị từ trước để thực hiện công việc này. Kiểm tra máy đã hoàn thành công việc hay chưa bằng cách quan sát đồng hồ hạ áp khi về độ âm, bạn khóa van lại và tắt máy hút chân không trong khoảng 30 – 60 phút. Khi kim đồng hồ chỉ vạch số 0 thì hệ thống đã được rút hết không khí.

Tự bơm ga điều hòa, máy lạnh

Mở hết cỡ van khóa ga của bình ga, cùng lúc đó, mở khóa ga trên đồng hồ và cài đặt ga ở mức 250 psi. Bạn chỉ nên mở van ga trên đồng hồ trong khoảng 15 – 20 giây, rồi khóa lại cho đến khi thiết bị báo dòng máy lạnh ở đồng hồ bằng với thông số ga hiển thị trên máy lạnh.

Tùy thuộc vào từng dòng điều hòa, máy lạnh và đặc biệt là công suất hoạt động của máy mà mỗi chiếc điều hòa, máy lạnh lại cần lượng ga khác nhau để duy trì hoạt động. Bạn có thể tham khảo con số ước tính sau đây:

  • Dòng máy 1.0 Hp – 9.000 BTU cần khoảng 0,85 kg – 850 gram
  • Dòng máy 1.5 Hp – 12.000 BTU cần khoảng 1,15 kg – 1,150 gram
  • Dòng máy 2.0 Hp – 18.000 BTU cần khoảng 1,3 kg – 1,300 gram
  • Dòng máy 2.5 Hp – 24.000 BTU cần khoảng 1.9 kg – 1,900 gram

Việc bơm ga điều hòa, máy lạnh là một công việc có tính chuyên môn cao với sự giúp sức của dụng cụ chuyên dụng. Do vậy, nếu bạn không rành về kỹ thuật, hãy sử dụng các dịch vụ bơm ga tại nhà để tránh gây hỏng hóc không đáng có trong quá trình tự thực hiện. Chúc bạn áp dụng cách tự bơm ga điều hòa, máy lạnh tại nhà đúng quy chuẩn trên đây.

Liên hệ tư vấn - Vệ sinh công nghiệp

CÁC BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC

Nước cứng là gì? Cách làm mềm nước cứng tạm thời

Nước cứng là gì? Cách làm mềm nước cứng tạm thời

Nước cứng là loại nước có chứa hàm lượng khoáng chất cao không tốt cho sức khỏe và đồ...

Mùa nồm là gì? Cách chống nồm ẩm trong nhà hiệu quả

Mùa nồm là gì? Cách chống nồm ẩm trong nhà hiệu...

Mùa nồm là hiện tượng độ ẩm không khí tăng cao lên đến 90% sảy ra chủ yếu ở các tỉnh...

Topper là gì? Dùng topper thay nệm được không?

Topper là gì? Dùng topper thay nệm được không?

Nệm topper là tấm bảo vệ được dùng để trải lên trên bề mặt của tấm nệm chính. Vậy ưu...

Top 10 thuốc diệt gián tốt, an toàn, tận gốc hiện nay

Top 10 thuốc diệt gián tốt, an toàn, tận gốc...

Sử dụng thuốc diệt gián là cách an toàn và hiệu quả giúp xua đuổi và ngăn chặn gián vào...

Hóa chất tẩy rửa đa năng là gì? Loại hóa chất nào tốt?

Hóa chất tẩy rửa đa năng là gì? Loại hóa chất...

Hóa chất tẩy rửa đa năng là các dung dịch chuyên dụng giúp làm sạch các bề mặt nhanh...

Con giấm là gì? Công dụng và cách nuôi giấm tại nhà

Con giấm là gì? Công dụng và cách nuôi giấm tại...

Con giấm là cụm các vi khuẩn Acetic kết hợp trong quá trình lên men tạo thành. Hướng...