Máy lạnh là thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình, nhất là trong những ngày hè oi bức. Tuy nhiên, để đảm bảo máy lạnh hoạt động hiệu quả và bền bỉ, việc vệ sinh định kỳ là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Vệ Sinh Công Nghiệp sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách vệ sinh máy lạnh tại nhà đúng cách và an toàn, giúp bạn duy trì không gian sống trong lành. Cùng xem ngay nhé!
Bao lâu nên vệ sinh máy lạnh một lần?
Thời gian vệ sinh máy lạnh tùy thuộc vào mức độ sử dụng và môi trường xung quanh. Để đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu, dưới đây là các lời khuyên từ chúng tôi về tần suất vệ sinh máy lạnh cho từng nhu cầu sử dụng:
- Máy lạnh dùng trong gia đình: Nếu máy lạnh được sử dụng thường xuyên, gần như bật cả ngày, thì nên vệ sinh 3 - 4 lần mỗi tuần. Trong trường hợp chỉ sử dụng khoảng 8 tiếng mỗi ngày, thì việc vệ sinh định kỳ 6 tháng một lần là hợp lý.
- Máy lạnh dùng trong công ty, nhà hàng: Môi trường công ty và nhà hàng thường có nhiều người qua lại và đôi khi bụi bẩn từ bên ngoài vào, do đó nên vệ sinh 3 tháng một lần hoặc thậm chí thường xuyên hơn nếu môi trường có nhiều bụi bẩn.
- Máy lạnh dùng trong cơ sở, xí nghiệp sản xuất: Trong các môi trường này, máy lạnh thường phải hoạt động liên tục cả ngày với công suất lớn để đáp ứng nhu cầu làm mát. Do đó, việc vệ sinh mỗi tháng một lần là cần thiết để đảm bảo máy luôn hoạt động hiệu quả.
Những mốc thời gian này Vệ Sinh Công Nghiệp đưa ra chỉ mang tính tham khảo. Trên thực tế, nếu nhận thấy máy lạnh bẩn nhanh, làm lạnh kém, phát ra tiếng ồn lớn,... thì bạn nên vệ sinh và kiểm tra máy ngay lập tức.
Có nên tự vệ sinh máy lạnh tại nhà không?
Với thiết kế dễ tháo lắp, người dùng hoàn toàn có thể tự vệ sinh máy lạnh tại nhà. Tuy nhiên, với những người không có kinh nghiệm về lắp đặt và sửa chữa máy lạnh, việc tự vệ sinh có thể dẫn đến hỏng hóc không đáng có.
Vì vậy, nếu bạn không chắc chắn, tốt nhất nên liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp để được hỗ trợ. Hiện nay, có những dòng máy lạnh được trang bị chức năng tự vệ sinh dàn lạnh, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức trong việc bảo dưỡng máy.
Xem thêm: Mẹo vệ sinh tủ lạnh đúng cách
Vệ sinh máy lạnh cần chuẩn bị gì?
Để vệ sinh máy lạnh tại nhà, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ chuyên dụng sau:
- Máy bơm vệ sinh: Dùng để xịt rửa các khe kim loại và các bộ phận khó làm sạch bằng tay. Nên trang bị thêm bộ tăng giảm áp suất để điều chỉnh áp suất nước phù hợp, tránh áp suất quá mạnh gây hư hỏng dàn nóng và dàn lạnh.
- Bạt vệ sinh hoặc túi trùm: Dùng để bọc đầu lạnh khi xịt rửa, giúp tránh bụi bẩn và nước rơi ra sàn nhà.
- Chai xịt vệ sinh: Dùng để tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc, khử mùi hôi bên trong máy lạnh.
- Đồng hồ gas chuyên dụng: Dùng để kiểm tra xem gas máy lạnh có bị rò rỉ hoặc hết hay không.
- Các dụng cụ khác: Dung dịch vệ sinh máy lạnh, khăn lau, găng tay, thang nhôm, tua vít.
Hướng dẫn cách tự vệ sinh máy lạnh tại nhà
Dưới đây là các bước chi tiết hướng dẫn bạn tự vệ sinh máy lạnh tại nhà:
Bước 1. Kiểm tra khả năng làm lạnh
Trước tiên, bạn hãy điều chỉnh nhiệt độ xuống mức thấp để kiểm tra khả năng làm lạnh của máy. Đồng thời, sử dụng remote để kiểm tra các chức năng khác như quạt tản gió, hẹn giờ,... Nếu máy lạnh hoạt động bình thường thì bạn có thể tiến hành vệ sinh. Ngược lại, nếu phát hiện máy gặp trục trặc, hãy liên hệ với trung tâm sửa chữa để khắc phục.
Bước 2. Ngắt nguồn điện
Để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh, bạn cần ngắt nguồn điện kết nối với máy lạnh. Tốt nhất nên ngắt cầu giao điện của cả căn nhà để đảm bảo an toàn tối đa.
Bước 3. Vệ sinh dàn lạnh
Tháo quạt đảo gió và mở nắp máy lạnh từ dưới lên trên. Sau đó tháo tấm lọc bụi ra và dùng tua vít tháo các ốc cố định vỏ máy trên dàn lạnh. Sử dụng túi trùm vệ sinh máy lạnh để bọc toàn bộ thân máy, ngăn bụi bẩn và dung dịch thải ra trong quá trình xịt rửa. Dùng dung dịch vệ sinh máy lạnh để làm sạch các bộ phận bên trong dàn lạnh như bộ lọc không khí, cánh quạt lồng sốc,...
Lưu ý: Trong quá trình xịt rửa, nên che chắn các bo mạch để tránh nước tràn vào làm hỏng linh kiện.
Bước 4. Vệ sinh dàn nóng
Ở mặt trước dàn nóng hãy tháo rời lớp vỏ bảo vệ, sau đó rửa sạch lớp bụi bẩn bám bên ngoài bằng vòi xịt. Tiếp tục vệ sinh cánh quạt và những vị trí bám bụi bên trong. Cuối cùng, dùng khăn khô để lau lại toàn bộ dàn nóng.
Lưu ý: Không xịt nước trực tiếp vào những khu vực chứa bo mạch và không sử dụng vòi nước có áp suất quá mạnh để rửa phần cánh quạt tản nhiệt.
Bước 5. Kiểm tra gas
Sau khi vệ sinh máy lạnh, hãy sử dụng đồng hồ đo gas chuyên dụng để kiểm tra mức gas. Nếu ống dẫn bị rò rỉ hoặc máy lạnh sắp hết gas, liên hệ ngay trung tâm sửa chữa để được khắc phục kịp thời.
Bước 6. Lắp ráp lại các bộ phận
Lau khô các bộ phận của dàn nóng và dàn lạnh trước khi lắp ráp lại. Nếu để các bộ phận này ẩm ướt, chúng sẽ dễ bám bụi hơn và tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Đối với dàn lạnh, lắp tấm lọc bụi vào vị trí cũ, cẩn thận để không làm rách lưới. Sau đó, lắp quạt đảo gió và đậy nắp máy lạnh, vặn chặt các ốc cố định trên thân máy. Đối với dàn nóng, lắp lại lớp vỏ bảo vệ ở mặt trước và mặt sau, chú ý để các khớp ngạnh trùng nhau.
Bước 7. Kiểm tra vận hành sau khi vệ sinh
Bật cầu giao điện và khởi động máy lạnh để kiểm tra. Nếu máy làm lạnh tốt, chạy êm và không có tiếng ồn bất thường, quá trình vệ sinh máy lạnh tại nhà đã hoàn tất.
Những lưu ý khi thực hiện vệ sinh máy lạnh tại nhà
Để đảm bảo an toàn trong việc thực hiện vệ sinh máy lạnh, bạn cần chú ý những yếu tố sau:
- Tắt nguồn điện: Tắt hết nguồn điện của máy lạnh trước khi tiến hành vệ sinh.
- Không dùng lực phun nước quá mạnh: Tránh phun nước mạnh ở gần các khu vực có bảng mạch, có thể ảnh hưởng đến bo mạch.
- Bảo vệ dàn lạnh: Tránh để dàn lạnh tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc mưa gió để tránh làm hư bo mạch.
- Kiểm tra đường ống và van: Chú ý kiểm tra xem đường ống và van có bị rò rỉ không để hạn chế tình trạng quá nhiệt, gây hỏng hóc.
Biện pháp duy trì tuổi thọ và hiệu suất máy lạnh
Vệ sinh máy lạnh định kỳ và thường xuyên góp phần gia tăng tuổi thọ máy lạnh, ngoài ra bạn có thể duy trì thực hiện các biện pháp sau:
- Vệ sinh lưới lọc không khí định kỳ: Lưới lọc không khí thường bám đầy bụi và chất bẩn. Vệ sinh định kỳ giúp đảm bảo lưu lượng không khí thông thoáng và hạn chế sự tích tụ của bụi và vi khuẩn.
- Kiểm tra và làm sạch ống dẫn nước: Đảm bảo ống dẫn nước từ máy lạnh tới ống thoát nước không bị tắc nghẽn hoặc bám cặn, tránh ngập nước trong máy lạnh.
- Kiểm tra và bổ sung chất làm lạnh: Nếu máy lạnh sử dụng chất làm lạnh như gas, hãy kiểm tra mức độ gas định kỳ và bổ sung khi cần thiết để duy trì hiệu suất làm lạnh và cũng như tránh việc máy lạnh hư hỏng do thiếu gas.
- Kiểm tra và làm sạch quạt làm lạnh và quạt nóng: Bụi và chất bẩn tích tụ trên các cánh quạt có thể làm giảm hiệu suất làm lạnh và làm tăng tiếng ồn. Sử dụng bàn chải mềm hoặc hút bụi để loại bỏ bụi và chất bẩn trên quạt.
- Bảo dưỡng hệ thống điện: Kiểm tra các điểm nối điện và dây cáp để đảm bảo không có đứt gãy hoặc hỏng hóc, đảm bảo hệ thống điện hoạt động an toàn và ổn định.
- Định kỳ kiểm tra và bảo trì: Lên kế hoạch cho việc kiểm tra và bảo trì máy lạnh định kỳ cùng với kỹ thuật viên chuyên nghiệp để phát hiện sớm các vấn đề và có cách giải quyết nhanh chóng để tránh gây hư hỏng nghiêm trọng.
Xem thêm: Hướng dẫn cách vệ sinh máy xay sinh tố đơn giản và nhanh chóng
Vệ sinh máy lạnh định kỳ và đúng cách là một công việc quan trọng để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ sức khỏe gia đình. Với các bước hướng dẫn cách vệ sinh máy lạnh chi tiết và lưu ý cần thiết, bạn có thể tự vệ sinh máy lạnh tại nhà hoặc liên hệ dịch vụ chuyên nghiệp khi cần. Hãy luôn theo dõi và bảo dưỡng máy lạnh thường xuyên để đảm bảo không gian sống luôn mát mẻ, trong lành và an toàn nhé!