Collagen là gì? Tác dụng, nguồn gốc và cách dùng

5.0/5 (1 Reviews)
12-04-2023

Đối với phái đẹp, nhất là những chị em ở độ tuổi trên 25, việc bổ sung collagen là vô cùng cần thiết để giúp duy trì làn da tươi tắn, trẻ đẹp như thuở đôi mươi. Không chỉ ảnh hưởng đến làn da, collagen còn có tác dụng làm tăng độ đàn hồi, dẻo dai cho các mô liên kết trong cơ xương, khớp. Chắc hẳn collagen là từ khóa không còn quá xa lạ với bạn nhưng liệu bạn có thật sự hiểu rõ Collagen là gì? Tác dụng, nguồn gốc và cách dùng hay chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Vệ Sinh Năm Sao tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Collagen là gì?

Collagen thực chất là một loại protein, nó tham gia xây dựng và liên kết các khối xương, cơ, gân, dây chằng và da trong cơ thể con người. Ngoài ra, collagen còn được tìm thấy ở răng, mạch máu và giác mạc. Có thể xem collagen như một chất kết dính giúp liên kết các tế bào lại với nhau.

Theo nghiên cứu, có tất cả 16 loại collagen, trong đó I, II, III và IV là 4 loại chính và được nhắc đến nhiều nhất:

  • Loại I: So với tổng lượng collagen trong cơ thể con người thì loại I là loại chiếm đa số, chúng có cấu tạo từ các sợi chằng chịt và dày đặc và công dụng chính là xây dựng nên cấu trúc cho da, xương, gân, răng.
  • Loại II: Loại này được tạo thành từ các sợi xoắn và lỏng, được tìm thấy nhiều trong sụn và đệm khớp.
  • Loại III: Có tác dụng hỗ trợ cấu trúc của các khối cơ bắp, động mạch cũng như các cơ quan khác.
  • Loại IV: Được tìm thấy nhiều trong các lớp da.

Collagen có tác dụng gì đối với cơ thể

Tác dụng của collagen đối với cơ thể là gì? Hãy cùng chúng tôi điểm qua những lợi ích tuyệt vời sau đây:

Mắt

Collagen có cấu tạo từ các sợi liên kết và phân bổ nhiều trong giác mạc và thủy tinh thể. Lượng collagen trong cơ thể sẽ bị suy giảm dần theo tuổi tác, thiếu hụt collagen sẽ dẫn đến tình trạng giác mạc hoạt động kém, thủy tinh thể mờ dần theo thời gian.

Mạch máu

Collagen tham gia xây dựng nên mạch máu, làm thành mạnh trở nên dẻo dai hơn và ngăn ngừa các nguy cơ xơ cứng động mạch, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim.

Đối với xương

Collagen cũng tham gia cấu thành nên xương, nhiệm vụ của chúng là liên kết các sợ lại với nhau , từ đó giúp khung xương chắc khỏe, cứng cáp và dẻo dai. Thiếu hụt collagen sẽ làm suy giảm sức khỏe xương khớp, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về xương.

Gân, sụn

Collagen chiếm hơn 50% trong cấu tạo của gân và sụn, chúng đóng vai trò kết dính các mô với nhau để giúp sụn khớp được linh hoạt, bền bỉ, tránh tình trạng thoái hóa khớp. Ngoài ra, collagen còn đóng quan trọng quan trọng trong việc phòng ngừa thoát vị đĩa đệm, đau khớp gối, đau mỏi lưng.

Khối cơ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một người thường xuyên rèn luyện thể thực kết hợp với việc bổ sung collagen peptide sẽ kích thích các khối lượng cơ gia tăng, từ đó giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.

Tóc và móng

Collagen còn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng trong quá trình hoạt động của chất sừng. Vì thế cho nên việc bổ sung collagen sẽ giúp cho tóc và móng trở nên chắc khỏe, tóc bóng mượt, mềm mại, hạn chế tình trạng gãy rụng.

Hệ miễn dịch và não bộ

Collagen còn có một công dụng khác là tăng khả năng hoạt động của các vi khuẩn có lợi có trong hệ miễn dịch cũng như tăng cường khả năng hoạt động của não bộ.

▷ Xem thêm: Cây khuynh diệp là cây gì? Tác dụng thần kỳ của khuynh diệp

Đối với làn da

Trong cấu trúc da, collagen chiếm đến 70%, nhiệm vụ của collagen là là liên kết các tế bào mô ở lớp trung bì từ đó giúp da trở nên săn chắc và mịn màng hơn. Collagen còn làm chậm quá trình lão hóa da, ngăn ngừa sự hình thành của các khuyết điểm trên da như nếp nhăn, thâm, nám, vết chân chim đồng thời kích thích sản sinh các tế bào da mới, tăng tốc độ làm lành các vết thương, sẹo.

Collagen có ở đâu?

  • Collagen phân bổ nhiều trong cơ thể con người, nó được tìm thấy ở trong xương, sụn, móng, tóc, giác mạc, da và bộ phận nội tạng.
  • Trong tự nhiên collagen có nguồn gốc từ  thực vật, nó được tìm thấy nhiều nhất là ở trong nấm, các loại đậu, các loại rau củ quả như cải, xà lách, súp lơ, cam, chanh, ớt đỏ, cà chua, cà rốt, khoai lang,...
  • Ngoài ra, collagen còn có nguồn gốc từ động vật, nó phân bổ nhiều ở xương, sụn và da, có thể kể đến như da bò, da cá, da gà.

▷ Xem thêm: Tinh dầu hoa anh thảo và tác dụng thần kỳ ít ai ngờ đến.

Hướng dẫn cách dùng collagen đúng cách

Cách uống collagen sẽ tùy thuộc vào từng dạng collagen khác nhau:

  • Đối với dạng nước: Lắc nhẹ chai trước khi uống, sau đó mở vỏ và sử dụng. Collagen dạng nước đem lại khả năng hấp thụ cao vì nó dễ hòa tan và thẩm thấu rất nhanh khi đi vào cơ thể. Bạn có thể uống vào bất cứ thời điểm trong ngày nhưng tối nhất là cách 30 phút trước khi đi ngủ.
  • Đối với dạng bột: Loại collagen này bạn chỉ cần hòa tan với nước và uống. Ngoài ra, nó cũng có thể được dùng để pha vào nước trái cây hoặc sữa. Nên uống vào buổi tối, cách giờ đi ngủ 30p để tăng khả năng hấp thụ tốt hơn.
  • Đối với dạng viên: Loại collagen này nên uống với nhiều nước để giúp cơ thể hấp thụ toàn bộ, uống mỗi ngày 2 viên để đạt hiệu quả như mong muốn. Thời gian uống tốt nhất là vào buổi sáng, cách 30 trước hoặc sau khi ăn và vào buổi tối, cách 30 trước khi đi ngủ.

Bài viết trên là những chia sẻ của chúng tôi về chủ đề collagen là gì? Tác dụng, nguồn gốc và cách dùng, hi vọng sẽ cung cấp đến bạn đọc nhiều thông tin bổ ích. Đừng quên ghé ngay Vệ Sinh Năm Sao nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ tạp vụ văn phòng, chất lượng, giá rẻ nhé!

Các dịch vụ khác của chúng tôi

Dịch Vụ Bạn Quan Tâm Năm Sao

Xử lý nước thải là gì? Hệ thống xử lý...

Xử lý nước thải là quy trình xử lý và làm sạch, loại bỏ các chất gây ô nhiễm ra khỏi...

Điện công nghiệp là gì? Nhu cầu ngành...

Điện công nghiệp là ngành quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và xây dựng. Vậy...

Các phương pháp đánh bóng sàn đá đúng...

Đánh bóng sàn đá định kỳ là điều cần thiết giúp đảm bảo sàn luôn sạch sẽ và sáng bóng....

Quy trình đánh bóng sàn bê tông nhà...

Đánh bóng sàn bê tông là quá trình làm sạch và loại bỏ các vết xước trên sàn, giúp sàn...

Mật ong để được bao lâu? Cách bảo...

Mật ong có thể để được từ 2 đến 3 năm tùy theo từng loại và cách thức bảo quản. Hướng...

Cách thông tắc bồn rửa bát bị nghẹt...

Bồn rửa bát thường xuyên bị nghẹt do thức ăn gây ứ đọng nước. Lưu ngay 5 cách tự thông...