Phân biệt các loại cửa kính lùa và kính cường lực theo mẫu đẹp

5.0/5 (1 Reviews)
18-07-2023

Cửa kính lùa và kính cường lực là những dòng cửa kính đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Mặc dù đều được làm bằng kính, đều mang đến một không gian mở sang trọng và đẳng cấp nhưng những dòng cửa này lại có những điểm khác biệt nhau. Theo dõi ngay bài viết dưới đây của vesinhcongnghiep.com để biết cách phân biệt các loại cửa kính lùa và kính cường lực theo mẫu đẹp. Từ đó có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp với ngôi nhà của mình

Cửa kính lùa là gì?

Cửa kính lùa (hay còn gọi là cửa kính trượt, cửa kính ray treo) là loại cửa kính được cố định bằng thanh ray để đóng mở cửa theo chiều ngang, tức là để có thể mở cửa bạn sẽ phải trượt cửa sang 2 bên.

Cửa kính lùa là gì?

Bản thân cửa kính cường lực vốn đã giúp tiết kiệm không gian một cách tối ưu. Tuy nhiên, đối với cửa lùa kính hiệu quả tiết kiệm không gian lại cao hơn rất nhiều. Đơn giản là vì với cửa lùa kính không cần không gian để mở quay cửa.

Hiện nay, dòng cửa kính cường lực lùa được sử dụng khá phổ biến trong các công trình kiến trúc hiện đại. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp dòng cửa này tại các văn phòng, cửa hàng, showroom, siêu thị, bệnh viện,...

Cấu tạo của cửa kính lùa

Cửa kính lùa được cấu thành từ loại kính lực có tiêu chuẩn mặt kính dày 10mm, đi kèm là bộ phụ kiện gồm:

  • Kẹp kính
  • Ray treo, hệ ray inox
  • Tay nắm cửa
  • Giảm chấn thương
  • Bánh xe chuyển động
  • Chân kẹp
  • Gioăng cửa lùa kính
  • Khóa

Ưu điểm của cửa kính lùa

Cửa kính lùa có những ưu điểm nổi bật sau đây:

  • Tối ưu không gian, diện tích sử dụng.
  • Mặt kính cường lực với độ dày tiêu chuẩn là 10mm cho khả năng chống va đập tốt, rất khó bị vỡ.
  • Cho khả năng cách âm cách nhiệt tốt hơn nhiều so với các loại cửa truyền thống.
  • Thao tác đóng mở cửa dễ dàng.
  • Tính thẩm mỹ cao.

Ưu điểm của cửa kính lùa

▷ Tham khảo: 10+ Cách lau cửa kính sạch sáng bóng, không bị mờ

Phân biệt các loại cửa kính lùa và kính cường lực

Để phân biệt các loại cửa kính lùa, kính cường lực bạn có thể dựa vào các yếu tố sau đây:

Dựa vào số cửa trượt

Dựa vào số cửa trượt, cửa kính lùa sẽ được chia thành 2 loại:

Cửa kính lùa 1 cánh

  • Cửa kính lùa 1 cánh thường được lắp ở những căn nhà có diện tích mặt tiền nhỏ hoặc muốn lắp cửa thông phòng. Ưu điểm của loại cửa này là giúp tiết kiệm trong gian và thuận tiện khi sử dụng.
  • Đối với cửa kính lùa 1 cánh, bộ phụ kiện đi kèm không nhiều chỉ gồm 2 cụm cơ khí bánh xe và kẹp kính, 1 ray, 1 ốp ray, 2 giảm chấn thương, 1 dẫn hướng cánh, 1 khóa cửa. Dó đó chi phí lắp đặt thường rất thấp.

Cửa kính lùa 2 cánh

  • Cửa kính lùa 2 cánh thường được sử dụng để làm cửa ra vào phòng cách hoặc cửa mở ra ban công cho những căn nhà có diện tích mặt tiền lớn, những căn hộ có ban công rộng,...
  • Về phụ kiện cho mỗi bộ kính lùa 2 cánh sẽ nhiều hơn so với cửa kính lừa một cách, gồm 4 cụm cơ khí bánh xe và kẹp kính, 1 ray, 1 ốp rat, 1 giảm chấn thương, 1 dẫn hướng cánh, 1 tay nắm cửa lùa. Do đó chi phí lắp đặt bộ bộ cửa này cũng sẽ cao hơn so với bộ cửa kính lùa 1 cánh.

Cửa kính lùa nhiều cánh

Đối với cửa kính lùa nhiều cánh thường sẽ được lắp đặt ở những nơi có diện tích rộng như bệnh viên, sân bay hay khách sạn.

Dựa vào chế độ đóng mở

Dựa vào chế độ đóng mở, cửa kính lùa sẽ được chia làm 3 loại:

Phân biệt các loại cửa kính lùa, kính cường lực

Cửa kính lùa đóng mở thủ công

  • Cửa kính lùa đóng mở thủ công là loại cửa truyền thống, để cánh cửa có thể đóng và mở sẽ cần đến lực đẩy của người. Điều này gây cảm giác nặng nề và khó khăn cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ nhỏ và người cao tuổi.
  • So với những loại cửa kính lùa khác trên thị trường hiện nay thì cửa kính lùa đóng mở thủ công có chi phí lắp đặt khá thấp.

Cửa kính lùa bán tự động

  • Cửa kính lùa bán tự động sẽ sử dụng piton để đóng và mở cánh cửa mà không cần đến lực của người sử dụng. Chỉ với thao tác đẩy mở cửa và thả tay ra cửa sẽ tự động đóng lại vô cùng nhanh chóng và nhẹ nhàng.
  • Tuy nhiên khuyết điểm của loại cửa kính lùa này là phải mở cửa ở mức tối đa mới có thể giữ cho cửa luôn mở. Việc giữ cho cửa mở hé hay chỉ một khoảng nhỏ là điều không thể.

Cửa kính lùa tự động

  • So với 2 loại cửa kính nêu trên, cửa kính lùa tự động có phần hiện đại hơn. Cửa sẽ tự động đóng mở cửa mà không cần nhờ đến sự tác động lực của người sử dụng.
  • Thông qua bộ phận cảm biến được lắp đặt ở trên giúp nhận biết dễ dàng có vật thể nào ở gần hay không, từ đó truyền tín hiệu để điều khiển cửa đóng, mở tự động trong 1 khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, trong quá trình đóng, khi cảm nhận được vật cản cửa cũng có thể tự động mở.
  • Cửa kính lùa tự động chủ yếu được lắp đặt ở những nơi đông người đi lại như sân, bệnh viện, siêu thị, trung tâm thương mại,...và thường sẽ có chi phí lắp đặt khá cao.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách phân biệt các loại cửa kính lùa và kính cường lực theo mẫu đẹp. Hi vọng sẽ giúp quý khách có thể đưa ra cho mình những lựa chọn tốt nhất cho không gian sống. Trường hợp cửa kính bị bám bẩn, ố vàng, xỉn màu cần được xử lý một cách chuyên nghiệp quý khách có thể tham khảo ngay dịch vụ lau kính tại Vệ Sinh Năm Sao.

Liên hệ tư vấn - Vệ sinh công nghiệp

CÁC BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC

Xử lý nước thải là gì? Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Xử lý nước thải là gì? Hệ thống xử lý nước thải...

Xử lý nước thải là quy trình xử lý và làm sạch, loại bỏ các chất gây ô nhiễm ra khỏi...

Điện công nghiệp là gì? Nhu cầu ngành điện công nghiệp hiện nay

Điện công nghiệp là gì? Nhu cầu ngành điện công...

Điện công nghiệp là ngành quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và xây dựng. Vậy...

Các phương pháp đánh bóng sàn đá đúng cách

Các phương pháp đánh bóng sàn đá đúng cách

Đánh bóng sàn đá định kỳ là điều cần thiết giúp đảm bảo sàn luôn sạch sẽ và sáng bóng....

Quy trình đánh bóng sàn bê tông nhà xưởng đúng chuẩn

Quy trình đánh bóng sàn bê tông nhà xưởng đúng...

Đánh bóng sàn bê tông là quá trình làm sạch và loại bỏ các vết xước trên sàn, giúp sàn...

Mật ong để được bao lâu? Cách bảo quản mật ong lâu tại nhà

Mật ong để được bao lâu? Cách bảo quản mật ong...

Mật ong có thể để được từ 2 đến 3 năm tùy theo từng loại và cách thức bảo quản. Hướng...

Cách thông tắc bồn rửa bát bị nghẹt đơn giản tại nhà

Cách thông tắc bồn rửa bát bị nghẹt đơn giản...

Bồn rửa bát thường xuyên bị nghẹt do thức ăn gây ứ đọng nước. Lưu ngay 5 cách tự thông...