Vệ sinh văn phòng làm việc gồm những hạng mục nào?

5.0/5 (1 Reviews)
24-09-2020

Vệ sinh văn phòng là hạng mục cần được thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo không gian làm việc sạch đẹp tư bên trong đến bên trong. Hãy cùng Năm Sao lên checklist những đầu mục công việc cần thực hiện khi tổng vệ sinh văn phòng để tránh bỏ sót bạn nhé!

vệ sinh văn phòng

1. Lau kính, vách ngăn và cửa kính văn phòng

Để tối ưu hóa không gian văn phòng rộng hơn và đủ ánh sáng tự nhiên, vật liệu kính được ứng dụng phổ biến trong thiết kế các vách kính, cửa sổ văn phòng. Chính vi vậy vệ sinh cửa kính văn phòng là công việc đầu tiên không thể bỏ qua để giữ nét thẫm mỹ của công ty, môi trường nơi làm việc.

Đối với các cửa sổ kính bên trong, ở dưới thấp bạn có thể tự mình vệ sinh nhanh chóng và định kỳ mỗi ngày/tuần.

  • Sử dụng dụng cụ gạt kính, khăn lau kính, nước lau kính không tạo bọt, chất tẩy rửa trung tính mạnh để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, bao gồm lau khung cửa sổ, xử lý chân không khe cửa sổ.
  • Đối với một số vết xi măng cứng đầu, các vết keo có thể được loại bỏ bằng dao chuyên dụng. Đảm bảo độ trong và sáng, không dễ bám bẩn, loại sạch vết vân tay.

Còn đối với các phần kính bên ngoài văn phòng, ở trên cao thì cần có đơn vị lau kính chuyên nghiệp mới có thể vệ sinh được. Bạn có thể thuê các đội hoặc dịch vụ lau kính tòa nhà cao tầng định kỳ để giải quyết hiệu quả phần kính này. 

vệ sinh kính văn phòng

2. Vệ sinh văn phòng loại bỏ bụi toàn diện

Tiếp đến, bạn cần loại bỏ bụi bẩn toàn diện cả văn phòng. Hãy sử dụng máy hút bụi công suất lớn để hút bụi và sử dụng chất tẩy rửa để lau tất cả các bề mặt vật liệu từ mặt bàn, sàn lót, ghế, kệ đến các đồ đạc cần hút bụi, sau đó bảo dưỡng chúng một cách chuyên nghiệp.

Đối với ghế văn phòng lau năm chưa vệ sinh, bạn cần giặt ghế văn phòng để chúng sạch sẽ và đảm bảo sức khỏe cho nhân viên tốt nhất. 

giặt ghế văn phòng

3. Làm sạch sàn văn phòng

Sàn văn phòng cần được quét và lau định kỳ mỗi ngày hoặc mỗi tuần một lần để đảm bảo sạch bụi, vết bẩn và thẩm mỹ.

  • Đối với các sàn bằng gỗ cần được lưu ý vệ sinh đúng cách bằng cây lau sàn chuyên nghiệp và dung dịch tẩy bụi để tránh hư hỏng
  • Đối sàn gạch hoặc đá hoa cương và các loại đá khác cần được thực hiện bằng máy chà sàn nhập khẩu và nước rửa đá, sau đó là máy hút chân không để sàn sạch và dễ vệ sinh hơn.

4. Vệ sinh văn phòng làm sạch thảm

Một số với làm việc có sử dụng thảm lót sàn thì không quên vệ sinh và giặt thảm văn phòng định kỳ bạn nhé! Bạn cần xác định vị trí các vết dơ, ố bẩn trên thảm, sử dụng hóa chất chuyên dụng dành cho vệ sinh thảm vẫn đảm bảo độ sạch và bền màu cho thảm. Loại bỏ sơ vải trên thảm và làm sạch toàn diện bề mặt thảm.

Đối với thảm có diện tích lớn, khó di chuyển và mất thời gian lâu để làm sạch thì cách tối ưu được đưa ra chính là sử dụng các dịch vụ giặt thảm tận nơi, đảm bảo sạch khuẩn và tiết kiệm thời gian nhất.

giặt thảm văn phòng

5. Vệ sinh và khử trùng khu vực ăn và toilet

Đây cũng là 2 nơi được sử dụng thường xuyên nhất nên không tránh khỏi tình trạng bị mất vệ sinh và chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Nên cần được vệ sinh mỗi ngày và vệ sinh chuyên sâu định kỳ. 

Hãy sử dụng chất tẩy rửa trung tính, chất tẩy dầu mỡ hiệu quả cao, chất tẩy rửa nhà vệ sinh mạnh, với các xử lý bên ngoài mục tiêu như tẩy cáu cặn, tẩy rỉ và khử trùng. Cần làm sạch bụi bẩn nặng bằng tia cao áp.

>> Xem thêm: Một số biện pháp vệ sinh khử mùi nhà vệ sinh đúng cách

6. Làm sạch vết sơn

Với các văn phòng mới xây dựng xong, dễ bị bám dính các vết sơn thừa loang lỗ. Hãy sử dụng chất đánh bóng làm sạch, lưỡi dao chuyên nghiệp, chất pha loãng và chất làm sạch đặc biệt để xử lý làm sạch tốt cho các vết sơn còn lại, vết keo, vết xi măng và các vết khác sau khi trang trí.

7. Sơn phủ nền

Đối với các sàn văn phòng làm bằng gỗ đặc, sàn nhựa, đá cẩm thạch, gạch terrazzo, đá granit, gạch gương, v.v... để giữ được độ sáng bóng lâu cũng như chống trượt, chống mài mòn cần được phủ một lớp sáp bảo vệ lên bề mặt ( hay còn gọi là phủ bóng sàn).

Việc này cũng giúp sàn dễ dàng vệ sinh hơn, do đó kéo dài tuổi thọ. Waxing được chia làm hai loại: rắn và lỏng.

Trên đây là 7 hạng mục vệ sinh văn phòng làm việc chính bạn có thể áp dụng cho văn phòng, công ty của mình. Ngoài ra, cũng có thể tùy thuộc vào yêu cầu của từng khách hàng và từng loại hình hoạt động của các công ty là khác nhau. Việc vệ sinh văn phòng làm việc có thể thực hiện 1 lần/ tháng hay dài hơn còn tùy thuộc vào yêu cầu cũng như loại hình công ty, và việc đảm bảo về sinh môi trường làm việc là vô cùng quan trọng.

>> BẠN CŨNG CÓ THỂ THAM KHẢO DỊCH VỤ MỚI CỦA NĂM SAO:DỊCH VỤ TẠP VỤ VĂN PHÒNG

Liên hệ tư vấn - Vệ sinh công nghiệp

CÁC BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC

Bật mí 9 cách giặt quần áo nhanh khô trong mùa mưa

Bật mí 9 cách giặt quần áo nhanh khô trong mùa mưa

Mùa mưa giặt đồ lâu khô, ẩm ướt, vi khuẩn dễ gây hại. Cùng xem các cách giặt quần áo...

GMP là gì? Các yêu cầu và quy trình triển khai GMP

GMP là gì? Các yêu cầu và quy trình triển khai GMP

Tiêu chuẩn GMP ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều yếu tố trong quá trình sản xuất và không...

Cách vệ sinh bồn nước inox sạch nhanh tại nhà

Cách vệ sinh bồn nước inox sạch nhanh tại nhà

Nơi ẩm ướt là nơi trú ngụ nhiều loại vi khuẩn, đặc biệt ở bồn nước inox nhà bạn. Vệ...

Cách xử lý gạch ốp tường bị ố vàng trắng sáng hiệu quả

Cách xử lý gạch ốp tường bị ố vàng trắng sáng...

Vi khuẩn, nấm mốc khiến gạch ốp tường bị ố vàng. Vậy làm sao để xử lý? Cùng xem cách xử...

Top 7 mẹo diệt côn trùng, ruồi muỗi hiệu quả và an toàn

Top 7 mẹo diệt côn trùng, ruồi muỗi hiệu quả và...

Côn trùng gây hại có thể lây truyền nhiễm bệnh nguy hiểm. Do đó cần tiêu diệt côn trùng...

Cách vệ sinh bình nóng lạnh đúng cách tại nhà

Cách vệ sinh bình nóng lạnh đúng cách tại nhà

Vệ sinh bình nóng lạnh thường xuyên giúp tiết kiệm điện, tăng tuổi thọ của bình. Hãy...