15+ Cách đuổi kiến khỏi nhà đơn giản, an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện

5.0/5 (3 Reviews)
02-06-2022

Kiến là loại côn trùng thường xuất hiện trong nhà, đặc biệt vào mùa mưa. Tuy không mang quá nhiều nguy hiểm nhưng kiến lại mang đến khá nhiều phiền toái và khó chịu. Cùng Vệ Sinh Công Nghiệp tìm hiểu tại sao kiến lại vào nhà và 15+ cách đuổi kiến an toàn, hiệu quả. 

Hướng dẫn 15+ cách diệt, đuổi kiến ra khỏi nhà đơn giản

Kiến tuy không phải là loài côn trùng gây hại nguy hiểm nhưng sự có mặt của chúng trong nhà sẽ tạo cảm giác khó chịu. Phổ biến nhất là các loại kiến hôi, kiến lửa, kiến kim… Có loại gây mùi khó chịu, có loại đốt chích gây ngứa, đau rát, thậm chí nguy hiểm cho trẻ em. Thực hiện ngay các cách dưới đây để diệt và đuổi kiến nhanh chóng:

Cách đuổi kiến bằng nước chanh

Chỉ cần vắt nước chanh lên nơi có kiến, chúng sẽ rời đi ngay vì kiến rất sợ mùi chanh. Hoặc pha hỗn hợp nước cốt 4 quả chanh (xay nhuyễn cả vỏ) vào 2 lít nước rồi dùng nước đó lau sàn nhà, bạn sẽ đuổi hết kiến và các loại côn trùng khác.

Hoặc bạn có thể xay nhuyễn vỏ cam, chanh để đuổi kiến. Mùi tinh dầu vỏ cam, chanh cũng làm kiến khó chịu. Bạn xay nhuyễn vỏ cam, chanh cùng một ít nước lọc, tạo thành hỗn hợp sền sệt. Cho hỗn hợp này vào miệng tổ kiến, chúng sẽ bỏ đi nơi khác ngay.

Cách đuổi kiến bằng nước chanh

Cách đuổi kiến ra khỏi nhà bằng phấn 

Nếu quan sát, bạn sẽ thấy kiến không vượt qua vạch kẻ phấn và có vẻ mất phương hướng. Các chất trong phấn đã phá hủy dấu vết lưu hương – phương tiện giao tiếp giữa các thành viên trong một đàn khiến chúng bị mất dấu.

Bạn chỉ cần vẽ một đường phấn viết bảng hay phấn diệt kiến, hoặc rắc ít bột phấn quanh khu vực kiến hay xâm nhập, quanh tủ thức ăn, bếp, thùng rác,... chúng sẽ phân tán và rời đi.

Cách đuổi kiến ra khỏi nhà bằng phấn 

Cách diệt kiến trong nhà bằng giấm ăn

Bạn không ngờ rằng giấm ăn cũng là cách đuổi kiến khỏi nhà đơn giản. Mùi chua của giấm sẽ khiến bọn kiến “nghẹt mũi”. Hãy pha loãng giấm với nước rồi xịt vào đoàn kiến đang di chuyển. Liên kết mùi hương giữa chúng sẽ bị phát vỡ khiến chúng mất phương hướng và bò đi hết. Tất nhiên một lúc sau giấm sẽ bay hơi nên bạn cần xịt lại hàng ngày để đuổi kiến hiệu quả.

Cách diệt kiến trong nhà bằng giấm ăn

Diệt kiến tận gốc bằng bột bắp, bột mì

Kiến rất thích ăn bột bắp nhưng chúng không tiêu hóa được. Đây cũng là cách tiêu diệt kiến rẻ tiền mà hiệu quả. Nếu không có bột bắp thì dùng bột mì cũng được. Bột mì có chất gây dính khiến kiến di chuyển khó khăn. Chỉ cần rắc bột mì vào tổ kiến hoặc những nơi để đồ ăn, chúng sẽ bỏ đi ngay.

Diệt kiến tận gốc bằng bột bắp, bột mì

Cách diệt kiến vĩnh viễn bằng Baking soda 

Trộn baking soda với đường theo tỷ lệ 1:1. Kiến ngửi thấy đường sẽ bò tới, ăn bột baking soda, sau đó bột nở ra sẽ tiêu diệt kiến. Bạn cũng có thể rắc bột baking soda vào ổ kiến hoặc trên đường chúng đi, rắc xung quanh nhà, các khe hở,... để ngăn kiến vào nhà.

Cách diệt kiến vĩnh viễn bằng Baking soda 

Mẹo đuổi kiến bằng tỏi

Mùi hăng nồng của tỏi cũng khiến bọn kiến khó chịu. Hãy bóc 1-2 tép tỏi tươi, đặt gần nơi kiến hay xuất hiện, chúng sẽ lập tức tránh xa. Khi tỏi khô đi, bạn chỉ cần thay bằng vài tép tỏi mới là được.

cách đuổi kiến bằng muối và tỏi

Cách trị kiến trong nhà bằng bột tiêu, bột ớt

Mùi cay nồng của tiêu, ớt sẽ phá vỡ liên kết giao tiếp bằng mùi hương của kiến. Chỉ cần rắc một một ít bột tiêu đen hoặc bột ớt trên đường đi hoặc vào tổ kiến, bọn kiến sẽ giải tán nhanh chóng.

Mặt khác, bạn có thể dễ dàng dự trữ 2 loại gia vị này trong nhà lâu ngày mà không sợ bị hư hỏng hay gây hại cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình như các loại thuốc xịt.

Cách trị kiến trong nhà bằng bột tiêu, bột ớt

Cách đuổi kiến lửa bằng muối

Một nguyên liệu quen thuộc khác được dùng khi cần đuổi kiến là muối. Tuy muối không giết kiến nhưng có thể chặn đường, khiến kiến phải đổi đường đi. Bạn chỉ cần rắc muối ở thành cửa sổ, cửa ra vào, những nơi mà kiến đi qua để ngăn chúng xâm nhập vào nhà.

Cách đuổi kiến lửa bằng muối

Cách diệt kiến bò vào nhà bằng bã cà phê

Cũng có tác dụng tương tự như baking soda, bã cà phê sẽ hấp dẫn bọn kiến, khiến chúng ăn vào và bị tiêu diệt. Bạn cũng có thể rắc bã cà phê trực tiếp vào tổ kiến, hoặc gần cửa ra vào, cửa sổ.

Tuy nhiên, cách làm này không thật sự hiệu quả trong vấn đề vệ sinh nhà cửa vì chúng khó lau dọn và dễ để lại vết ố vàng trên các nền gạch, tường có màu sáng.

Cách diệt kiến bò vào nhà bằng bã cà phê

Cách diệt kiến bằng nước rửa chén

Nước rửa chén là hợp chất tẩy rửa hiệu quả, có thể phá vỡ vết lưu hương của kiến.  Bạn chỉ cần pha nước rửa chén vào nước rồi xịt vào bọn kiến đang di chuyển. Hoặc bạn cũng có thể pha với nước lau kính, dùng hỗn hợp này xịt vào tổ kiến hoặc nơi kiến tập trung.

Cách làm này khá hiệu quả và nhanh chóng, nhưng đây cũng là cách gây khó cho các gia đình có kiến ở những nơi khó vệ sinh và lau chùi hoặc nhưng nơi có nhiều đồ đạc cần tránh ẩm, tránh nước.

Cách diệt kiến bằng nước rửa chén

Mẹo đuổi kiến bằng tinh dầu bạc hà, thảo mộc

Các loại tinh dầu có mùi hương mạnh như bạc hà, quế, sả… cũng là cách đuổi kiến khỏi nhà cực kỳ hiệu quả. Các hương thơm này sẽ át mùi hương giao tiếp của kiến, khiến chúng không còn liên lạc được với nhau và tự động giải tán.

Hãy đặt một miếng vỏ quế vào tủ bếp, hoặc pha loãng tinh dầu thảo mộc với nước rồi xịt vào những nơi kiến thường đi qua. Bằng cách này, bạn vừa đuổi kiến khỏi nhà thật đơn giản, vừa mang lại hương thơm cho căn phòng. 

Mẹo đuổi kiến bằng tinh dầu bạc hà, thảo mộc

Mẹo diệt kiến gió bằng dầu hỏa

Dầu hỏa có mùi hôi và nồng làm cho hầu hết các loại côn trùng khó chịu và bỏ đi, trong đó có kiến gió. Vì vậy , đây được xem là một trong những cách đuổi kiến gió ra khỏi nhà khá hiệu quả với các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một ít dầu hỏa và khăn hoặc vải nhỏ
  • Bước 2: Dùng khăn hoặc miếng vải thấm đều dầu hỏa, sau đó bôi lên những vị trí kiến gió thường xuất hiện.
  • Bước 3: Thực hiện nhiều lần cho đến khi kiến gió bỏ đi hoàn toàn.

Lưu ý: Chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ dầu hỏa, không nên đổ trực tiếp hoặc bôi quá nhiều dầu sẽ dễ dẫn đến cháy. 

Mẹo diệt kiến gió bằng dầu hỏa

Cách diệt kiến bằng thuốc xịt côn trùng

Thuốc xịt côn trùng là một trong những cách diệt kiến trong nhà nhanh và hiệu quả nhất. Thuốc xịt côn trùng có thể diệt được hầu hết các loại kiến như: kiến lửa, kiến hôi, kiến gió,... mà không cần tốn quá nhiều công sức. 

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc xịt côn trùng với thành phần và công dụng khác nhau. Để diệt kiến, bạn có thể chọn những loại thuốc có thành phần dịu nhẹ hơn để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Cách diệt kiến bằng thuốc xịt côn trùng

Cách diệt kiến vĩnh viễn bằng bả kiến

Bả kiến là cách thường được áp dụng để diệt và đuổi kiến trong vườn và trên các loại cây ăn quả hiện nay. Bả kiến thường có các thành phần tạo mùi hương và chất có hại giúp thu hút kiến đến ăn và tiêu diệt chúng nhanh chóng. 

Bả kiến sau khi mua về, mang đi rắc ở những nơi kiến thường xuất hiện. Kiến sau khi ngửi thấy mùi hương sẽ đến ăn và tha bả về tổ. Từ đó giúp bạn loại bỏ và diệt kiến tận gốc.

Cách diệt kiến vĩnh viễn bằng bả kiến

Cách trị kiến bằng đèn diệt côn trùng

Đèn diệt côn trùng được xem là cách đuổi kiến an toàn hiện nay, không sử dụng hóa chất hay hương liệu gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đèn sử dụng ánh sáng hồng ngoại thu hút và dẫn dụ côn trùng đến gần và tiêu diệt chúng.

Bên cạnh kiến, đèn còn có thể tiêu diệt và loại bỏ các loại côn trùng gây hại khác như: muỗi, bồ hóng, ruồi, kiến ba khoang,... Để trị kiến hiệu quả hơn, bạn nên để đèn ở những nơi chúng thường xuất hiện như cửa sổ, nhà bếp,...

Cách trị kiến bằng đèn diệt côn trùng

Cách đuổi kiến ra khỏi đồ ăn bằng nước

Cách đuổi và ngăn chặn kiến chui vào đồ ăn bằng nước là các mà ông bà ta thường áp dụng. Để kiến không bò lên bàn và thức ăn thừa, bạn có thể sử dụng các chén hoặc chậu nước nhỏ đặt ở dưới chân bàn.

Cách đuổi kiến ra khỏi đồ ăn bằng nước

Tại sao kiến bò vào nhà?

Kiến thường bò vào nhà do các nguyên nhân sau:

Tìm kiếm thức ăn: kiến có thể bị thu hút và hấp dẫn bởi mùi của đồ ăn, đặc biệt là các loại thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường và tinh bột. Nếu bạn vô tình làm rơi vãi thức ăn, hoặc lau nhà không sạch sau khi ăn thì đây là lý do hàng đầu kiến bò vào nhà.

Làm tổ: vào mùa mưa, kiến thường có xu hướng tìm nơi cao hơn để làm tổ. Đặc biệt là những nơi gốc tường, nhà tắm,... nơi ẩm ướt và tối tăm. Các vết nứt trên nhà cũng là điểm thu hút kiến chui vào nhà làm tổ.

Vệ sinh nhà không sạch: nhà không được vệ sinh và làm sạch thường xuyên cũng là nguyên nhân làm kiến và các loại côn trùng khác bay vào. 

Tại sao kiến bò vào nhà?

Phân biệt các loại kiến trong nhà

Có hơn 13.000 loài kiến khác nhau sinh sống trên Trái Đất với các đặc điểm và tập tính khác nhau. Dưới đây là các loại kiến phổ biến và thường xuất hiện trong nhà:

Kiến lửa

Có tên khoa học là Solenopsis, là loại kiến phổ biến và thường xuất hiện xung quanh nhà. Kiến lửa có màu nâu đỏ, râu của kiến lửa chia làm 2 phần rõ rệt dễ nhận biết. Kiến lửa là loài khá hung dữ, vết cắn của chúng thường gây ngừa và sưng đỏ, nặng hơn sẽ xuất hiện các bọng nước.

Cách phân biệt Kiến lửa

Kiến hôi

Có tên khoa học là Tapinoma sessile, thường xuất hiện trong đồ ăn và thực phẩm có nhiều đường. Kiến hôi có kích thước nhỏ, thân hình màu đen với 6 chân. Kiến hôi khi chết hoặc bị đè thường tỏa ra mùi hương khó chịu.

Cách phân biệt kiến hôi

Kiến đen

Có tên khoa học là Ochetellus, kích thước nhỏ từ 2,5 – 3mm, thân hình màu đen. Kiến đen thường xuất hiện ở nơi có rác, phân động vật và nhà bếp. Chúng được đánh giá khá nguy hiểm vì có khả năng lây truyền bệnh khuẩn salmonella. 

Cách phân biệt kiến đen

Kiến đường

Có tên khoa học là Tetramorium Caespitum, có hình dáng khá giống mối với 6 chân và thân hình màu nâu đen. Kiến đường thường xuất hiện và đi kiếm ăn vào ban đêm, chúng là loài ăn tạp nên có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm người và động vật ăn.

Cách phân biệt kiến đường

Kiến ma

Có tên khoa học là Tapinoma Melanocephalum, có kích thước dài khoảng 16mm với phần đầu sẫm màu, chân và bụng có màu nhợt nhạt. Giống như kiến hôi, kiến ma thường tỏa ra mùi hương khó chịu khi bị đè nát.

Cách phân biệt kiến ma

Cách phòng tránh và ngăn chặn kiến vào trong nhà

Để không thấy bọn kiến khó chịu trong nhà, tốt hơn hết hãy tìm cách ngăn chặn từ đầu. Hãy luôn quét lau nhà cửa sạch sẽ, hạn chế làm rơi thức ăn thừa hoặc vụn bánh xuống sàn. Với đồ ăn, bạn có thể dùng màng bọc thực phẩm hoặc bảo quản trong tủ lạnh.

Hãy đổ rác thường xuyên vì đây vừa là nguồn lương thực, vừa là nơi trú ngụ của chúng. Bạn cũng đừng quên lấp các khe nứt trong nhà, vì đây là ngõ xâm nhập của kiến. 

Kiến bò trong nhà, bò vào thức ăn gây cảm giác mất vệ sinh và khó chịu. Với 12 cách đuổi kiến khỏi nhà đơn giản như trên, bạn có thể đuổi chúng đi một cách hiệu quả. Đừng quên giữ nhà cửa luôn sạch sẽ để ngăn ngừa những vị khách không mời này.

Cách phòng tránh và ngăn chặn kiến vào trong nhà

Nhà ở có kiến là vấn đề khá phổ biến, nhất là vào mùa mưa, nếu gia chủ không vệ sinh nhà cửa kỹ lưỡng, sắp xếp đồ đạc gọn gàng thì kiến sẽ nhanh chóng quay trở lại nhà. Chúng tôi - vệ sinh Năm Sao, cung cấp dịch vụ dọn nhà định kỳ cho các cá nhân, hộ gia đình, nhà phố, chung cư với mức giá ưu đãi, hợp lý tại Tp. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác xung quanh.

Liên hệ tư vấn - Vệ sinh công nghiệp

CÁC BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC

Chập điện là gì? Nguyên nhân và cách xử lý chập điện tại nhà

Chập điện là gì? Nguyên nhân và cách xử lý chập...

Chập điện không chỉ gây hỏng hóc thiết bị mà còn dẫn đến hỏa hoạn. Tìm hiểu chập điện...

Lau bàn thờ bằng nước gì? Cách pha nước lau bàn thờ

Lau bàn thờ bằng nước gì? Cách pha nước lau bàn...

Lau bàn thờ đúng cách giúp bàn thờ luôn sạch sẽ, thu hút may mắn. Vậy nên lau bàn thờ...

Xà bần là gì? Tại sao phải dọn xà bần sau khi xây dựng?

Xà bần là gì? Tại sao phải dọn xà bần sau khi...

Phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, nhưng không phải ai cũng biết xà bần là gì và tầm...

Giếng trời là gì? 6 Mẫu tiểu cảnh giếng trời nhà ống, nhà cấp 4

Giếng trời là gì? 6 Mẫu tiểu cảnh giếng trời...

Giếng trời được thiết kế theo phương thẳng đứng, là "cột sống" của ngôi nhà. Lợi ích...

Rác hữu cơ là gì? Cách làm thùng ủ rác hữu cơ tại nhà

Rác hữu cơ là gì? Cách làm thùng ủ rác hữu cơ...

Ủ rác hữu cơ là giải pháp bảo vệ môi trường. Cùng tìm hiểu ngay về rác hữu cơ là gì và...

Bọ chét cắn có sao không? Cách diệt bọ chét bằng thuốc xịt và phun

Bọ chét cắn có sao không? Cách diệt bọ chét...

Bọ chét chứa nhiều vi khuẩn gây hại, vết bọ chét cắn vô cùng nguy hiểm. Hãy cùng tìm...