Vào những mùa thu hằng năm, trong thời kì thu hoạch thì một loài côn trùng mang tên "kiến ba khoang" xuất hiện rất nhiều. Một loài côn trùng mà trên cơ thể của chúng chứa rất nhiều "Pederin". Pederin là một chất có thể gây bỏng, rộp và viêm da khi bị côn trùng đốt. Trong bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ đến với các bạn những thông tin về loài kiến, những các xử lý kịp thời khi bị kiến ba khoang cắn phải.
Kiến ba khoang là gì?
Kiến ba khoang có tên khoa học là "Paederus Fuscipes". Một loài côn trùng với có thân hình nhỏ gọn, hình dạng giống như một hạt thóc và có hai màu chủ đạo trên cơ thể là đen và đỏ. Mang tên là kiến, tuy nhiên kiến ba khoan không thuộc họ nhà kiến". Bên cạnh đó loài côn trùng này còn có nhiều tên gọi khác nhau như: kiến kim, kiến cong, kiến hoang,...
(Trích Nguồn: wikipedia.org)
Kiến ba khoang là loài côn trùng được khuyến cáo nhiều nhất gần đây vì tác hại của chúng với con người. Sự nguy hiểm của kiến ba khoang mà bạn cần biết để có biện pháp xử lý khi bị kiến cắn, cũng như cách phòng ngừa chúng.
Dấu hiệu bị kiến ba khoang cắn
Một trong những dấu hiệu phổ biến xuất hiện khi bị kiến ba khoang cắn là:
- Xuất hiện triệu chứng viêm da trên các vùng da bị cắn, thông thường là: mặt, cổ, vai và gáy.
- Xuất hiện các đốt đỏ có mụn nước hoặc nặng hơn là mụn mủ li ti ở giữa miệng vết thương. Đặc biệt, các vết đốt do khiên ba khoang để lại rất dễ lây lan nếu người bệnh dùng tay gãy và đụng vào chổ khác trên cơ thể.
- Có cảm giác ngứa và khó chịu tại vùng da bị kiến ba khoang đốt, nặng hơn có thể xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ và nổi hạch.
Các triệu chứng kiến ba khoang cắn
Ngoài những dấu hiệu trên, khi bị kiến ba khoang đốt người bệnh còn xuất hiện những triệu chứng khác như:
- Sau khi bị đốt, người bệnh có cảm giác rát nhẹ tại vùng vết thương.
- Sau khoảng 6-8 giời bị kiến ba khoang cắn, người bệnh bất đầu có triệu chứng phát ban, nổi dát đỏ quanh miệng vết thương.
- Tiếp tục từ 12-24 giờ sau khi bị đốt, trên cơ thể bệnh nhân xuất hiện các vết thương điển hình.
- Thông thường, sau 3 ngày bị cắn các vết thương sẽ có triệu chứng tự lành, miệng vết thương khô lại và có dấu hiệu bong vảy.
Cách trị kiến ba khoang cắn đúng cách tại nhà
Nếu phát hiện kiến ba khoang bò lên người, bạn nên thổi hoặc dùng đồ vât phủi chúng đi. Tuyệt đối không được dùng tay giết, chà xát chúng trên da vì chất độc sẽ lan rộng và gây viêm da nặng.
- Rửa vùng da tiếp xúc bằng nước sạch và xà phòng, sau đó dùng thuốc sát trùng nhẹ, rồi đến gặp bác sĩ da liễu để chữa trị ngay, tránh những biến chứng không đáng có.
- Nếu vùng da tổn thương bị phồng rộp, tùy vào mức độ vết thương mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Trường hợp nhẹ chỉ cần sát khuẩn, tránh nhiễm trùng, da sẽ tự lành.
- Nếu vết thương ở mức trung bình và nặng thì phải thoa thuốc làm dịu da, corticosteroid, uống kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm. Tất cả phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Khi vết thương đã khô, không còn chảy dịch, nên sử dụng các loại thuốc mỡ có tính kháng sinh, kèm corticoid loại nhẹ để thoa ngoài da, giúp vết thương mau lành
Tình trạng vết thương do kiến ba khoang cắn rất giống bệnh Zona. Tuy nhiên người bị thương tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị theo hướng bệnh Zona hay các loại thuốc màu, đắp là cây… hay bất kỳ biện pháp dân gian nào nhằm tránh làm cho vết thương trầm trọng thêm, bị nhiễm trùng, loét lan rộng.
Bị kiến ba khoang cắn nên bôi gì?
Việc xử lý và phòng ngừa vế đốt kiến ba khoang từ sớm sẽ giúp cải thiện và hạn chế trường hợp lây lan trên cơ thể. Trang bị kiến thức về cách trị và bôi gì khi bị kiến ba khoang cắn là điều cần thiết.
Đầu tiên, sau khi phát hiện bị đốt bạn cần vệ sinh vết thương thật kỹ bằng cồn 70 độ và betadine, có thể thay thế bằng xà phòng nếu không có. Rửa nhiều lần dưới vòi nước chảy giúp trung hòa lượng độc tố ở vết cắn.
Sau khi vệ sinh xong vết thương, bạn có thể bắt đầu sử dụng các loại thuốc bôi nhằm hỗ trợ điều trị vết thương. Dưới đây là một số loại thuốc mà bạn có thể tham khảo:
Dung dịch hồ nước
Ở các vết thương nhẹ, chỉ vừa xuất hiện các tình trạng ban đỏ thì người bệnh chỉ cần sử dụng các sản phẩm làm dịu da thông thường như hồ nước. Tính sát khuẩn nhẹ có trong hồ nước sẽ giúp kháng khuẩn, điều trị và ngăn chặn sự phát triển và lây lan của độc tố.
Thuốc mỡ chứa corticoid
Ở mức độ trung bình, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc bôi đặc trị có công dụng kháng viêm, sát khuẩn cao như corticoid. Bôi thuốc mỡ corticoid từ 4-6 lần/ngày theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp cải thiện tình trạng ngứa và viêm hiệu quả.
Thuốc kháng histamin
Đối với những trường hợp nặng hơn, người dùng có thể sử dụng thêm kháng sinh histamin theo chỉ định của bác sĩ. Ở trường hợp sảy ra phản ứng trên toàn bộ cơ thể, bệnh nhân nên đến ngay cơ quan y tế gần nhất để được hổ trợ từ bác sĩ, không nên tự điều trị tại nhà.
Tác hại khi bị kiến ba khoang cắn
Kiến ba khoang thường xuất hiện vào mùa đầu mùa mưa, khi độ ẩm trong không khí cao. Việc vô tình bị kiến ba khoang cắn có thể dẫn đến tình trạng xuất hiện các mẫn đỏ trên da, gây cảm giác bỏng rát và ngứa. Người bệnh vô tình gãy vào vết thương, dẫn đến vỡ các bọng nước dẫn đến trường hợp lỡ loét và lây lan trên diện rộng. Nặng hơn có thể dẫn đến các trường hợp viêm da, để lại sẹo sau điều trị.
Trong kiến ba khoang có lượng độc tố rất lớn, nếu vô tình hoặc không biết mà dùng tay không đập lên chúng. Lượng độc tố trên kiến sẽ nhanh chóng lây lan và xuất hiện các vết bỏng đỏ trên tay. Vì vậy, cần cẩn thận khi tiếp xúc với loại kiến này.
Cách nhận biết và phòng ngừa kiến ba khoang
Kiến ba khoang có hình dạng bên ngoài khá đặc biệt nên rất dễ nhận diện. Chúng có thân hình thon, dài cỡ hạt thóc, khoảng 1cm. Chúng có 3 đôi chân, bụng có đốt màu đỏ nổi bật, đuôi nhọn và đôi cánh trong suốt gấp gọn. Chúng có thể bay và bò rất nhanh..
Kiến ba khoang rất phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm ướt. Chúng thường sống ở ruộng lúa, là loài thiên địch có lợi vì ăn rầy nâu, sâu cuống lá gây hại cho cây lúa. Chúng cũng có mặt nơi bãi cỏ, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng... Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao, thuận lợi cho kiến phát triển.
Tại sao kiến ba khoang lại độc?
Trong thân kiến có chất Pederine (C24H43O9N), có độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc rắn hổ, nhưng do kiến ba khoang đốt chỉ truyền một lượng nhỏ và ở ngoài da nên không đủ gây chết người, nhưng gây tổn thương nặng nề trên da.
Lượng độc tố Pederine khiến da phồng rộp, nổi bóng nước và ngứa rát. Khi gãi, vết thương sẽ vỡ ra, lây sang vùng khác, dẫn tới viêm da. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng viêm da sẽ biến nặng hơn sang loét. Các vùng viêm loét sẽ có hình dạng theo vết độc tố lan trên da khi ta giết chúng và chà xát trên da.
Ban đêm, kiến ba khoang thường theo ánh đèn bay vào nhà ăn các loài rầy nâu, bồ hóng. Người làm việc dưới ánh đèn thường bị kiến rơi vào cổ, mặt, thân, tay, chân, lưng… Theo phản xạ sẽ bị hốt hoảng, phản ứng mạnh, đập, giết kiến, chà xát kiến trên da, vô tình làm chất Pederin lan rộng. Đặc biệt vùng da mềm chịu tổn thương nặng nhất.
Sự nguy hiểm khi kiến ba khoang cắn mà bạn cần biết là các vết thương gây đau đớn dài ngày. Vết phồng nếu được chữa trị kịp thời thì sau một tuần sẽ hết. Nếu muộn thì vùng da tổn thương có thể để lại sẹo đỏ nhiều tháng sau mới hết. Chất độc nếu dính vào mắt sẽ gây viêm kết mạc và sưng nề phần mềm quanh mắt, có trường hợp mù tạm thời.
Cách phòng tránh kiến ba khoang cắn
Kiến ba khoang là loài vật có thể gây nguy hiểm đến an toàn sức khỏe của con người, nhưng nếu chúng ta biết cách phòng tránh, ngặn chặn kiến ba khoang thì sẽ có được một không gian sống an toàn, lành mạnh.
Cách phòng chống kiến ba khoang thông thường
Đặc điểm của kiến ba khoang là rất thích ánh sáng trắng của đèn neon, huỳnh quang. Tốt nhất bạn nên thay bằng đèn vàng. Tránh đứng dưới bóng đèn sáng nơi công cộng, và tránh ở dưới bóng đèn trong nhà. Đặc biệt chú ý mùa sinh sản mạnh của chúng vào tháng 9, 10, 11.
- Khi bắt đầu thấy rát ở một vùng da có thể rửa vùng đó bằng nước muối loãng, xà phòng....
- Không được dùng tay trần bắt, giết kiến ba khoang.
- Đề phòng kiến ba khoang và các loài côn trùng xâm nhập vào nhà bằng cách hạn chế mở cửa, nên buông rèm cửa, nhất là nhà ở gần cánh đồng, vườn tược, nhiều cây cối rậm rạp.
- Giũ mạnh khăn, quần áo trước khi dùng.
- Vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, cây cỏ xung quanh nhà, vì đây là nơi trú ẩn của kiến ba khoang.
- Khi đi làm việc trên đồng, ngoài vườn, nhất là vào mùa mưa, cần che chắn đầy đủ, mặc quần áo dài tay, đội nón, đeo khẩu trang, găng tay, đi ủng…
Lắp đặt cửa lưới chống muỗi nhằm ngăn chặn kiến ba khoang đốt
Đặc điểm cửa lưới chống muỗi có màng lưới dày đặc, kích thước mắt lưới rất nhỏ, chỉ 0,8 – 1,4mm, đủ sức ngăn kiến ba khoang vào nhà. Các mép lưới và khung chắc chắn, bao kín khung, không chừa kẽ hở cho kiến chui lọt. Lắp đặt cửa lưới giúp nhà có thể mở cửa chính, cửa sổ cho thông thoáng mà vẫn an toàn, không sợ muỗi, kiến tấn công.
Kiến ba khoang đã được khuyến cáo nhiều nơi từ rất lâu do tính nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của con người. Sự nguy hiểm khi bị kiến ba khoang cắn mà bạn cần biết đã được phân tích rõ. Mọi gia đình cần có biện pháp ngăn chặn loài kiến này xâm nhập và gây hại, nhất là với trẻ nhỏ.
Tổng vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để tránh côn trùng
Kiến ba khoang rất thích những khu vực có độ ẩm cao, vì vậy việc vệ sinh và giữ nhà cửa thông thoáng là một trong những cách giúp ngăn ngừa và phòng tránh kiến ba khoang hiệu quả.
Dịch vụ vệ sinh công nghiệp Năm Sao - hỗ trợ vệ sinh nhà cửa, phát quang bụi rậm, giúp không gian nhà ở, văn phòng thoáng đãng, tránh được ruồi, muỗi, kiến, gián, ... gây hại đến sức khỏe của con người.
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một vài những câu hỏi liên quan đến kiến ba khoang và cách trị khi bị kiến ba khoang cắn mà bạn có thể tham khảo:
Kiến ba khoang cắn có sao không?
Bị kiến ba khoang cắn có thể gây nên các triệu chứng viêm trên da như bỏng rác, nổi mụn nước, mụn mủ, tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Tuy lượng độc tố trên kiến ba khoang lớn nhưng chúng chỉ gây ra các triệu chứng ngoài da, không ảnh hưởng đến tính mạng.
Các loại kiến ba khoang
Hiện nay, tại Việt Nam chỉ mới xuất hiện một loại kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus Fuscipes.
Kiến ba khoang có cắn không?
Có, kiến ba khoang cắn sẽ gây ra các tình trạng viêm nhiễm trên da, nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến phản ứng trên toàn bộ cơ thể.
Kiến ba khoang cắn có lây không?
Có, vết thương do kiến ba khoang cắn nếu vô tình gãy hoặc làm bể bọng nước có thể dẫn đến tình trạng lây lan sang các vùng khác. Vì vậy nên cẩn thận khi bị kiến cắn, không dùng tay gãy hoặc bôi vết thương lên những vùng khác.
Bị kiến ba khoang cắn có được tắm không?
Sau khi bị kiến ba khoang cắn nếu vết thương đã được vệ sinh và sát khuẩn sạch sẽ thì bệnh nhân vẫn có thể tắm và vệ sinh một cách bình thường. Tuy nhiên, để dảm bảo hơn hết thì người bệnh nên hạn chế đụng và làm lây lan vết thương sang các vùng lân cận.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu hơn về kiến ba khoang cắn nên bôi gì, dấu hiệu nhận biết cũng như cách trị và phòng ngừa kiến ba khoang hiệu quả trong nhà. Đừng quên thoi dõi Vệ Sinh Công Nghiệp để biết thêm nhiều mẹo hay đời sống và các vệ sinh nhà cửa sạch nhanh nhé!