Các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành ẩm thực

5.0/5 (2 Reviews)
30-08-2022

Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt là đối với xã hội phát triển như hiện nay, vấn đề này lại càng cần được chú trọng hơn. Vì vậy, trong ngành ẩm thực đã có một số tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng. Để hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn này, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Vệ sinh an toàn thực phẩm là những phương pháp, cách thức và các công việc có liên quan đến vấn đề đảm bảo thực phẩm luôn an toàn và được vệ sinh sạch sẽ. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dùng khi sử dụng các loại thực phẩm. 

Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang là một trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu. Trước vấn nạn thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường, việc đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vô cùng cần thiết. Nó không chỉ giúp mang đến cho người dùng một sức khỏe tốt mà còn nâng cao chất lượng sống. 

Vì sao cần phải giữ vệ sinh an toàn thực phẩm?

Việc giữ an toàn vệ sinh thực phẩm được quy định nhằm:

Đảm bảo an toàn sức khỏe của người dùng: Việc đưa ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm có mục đích lớn nhất chính là đảm bảo sức khỏe và tính mạng của người dùng. Bởi sức khỏe của con người điều quan trọng nhất, nên cần được ưu tiên bảo vệ. Những thực phẩm được cung cấp vào cơ thể hằng ngày cần được đảm bảo kỹ lưỡng về vấn đề vệ sinh. Điều này nhằm tránh xảy ra tình trạng bị ngộ độc, dị ứng và dễ dàng hơn trong việc kiểm soát những rủi ro lớn hơn khi ăn uống.

Đây là tiêu chuẩn dành cho các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành thực phẩm: Các doanh nghiệp cần đảm bảo mọi loại thực phẩm, phụ gia, bao bì và dây chuyền sản xuất thực phẩm phải có đủ tiêu chuẩn đúng theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các quy chuẩn này nhằm đảm bảo mang đến những thực phẩm chất lượng nhất đến tay của người dùng.

Các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành ẩm thực

Chính vì vấn nạn thực phẩm bẩn, kém chất lượng đang xuất hiện tràn lan thị trường, nên các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm đã được ra đời. Ở mỗi quốc gia sẽ có những tiêu chuẩn về vấn đề an toàn thực phẩm khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chuẩn được áp dụng tại Việt Nam hiện nay.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018

ISO 22000:2018, đây là tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế. Tiêu chuẩn này được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) ban hành. Do đó, giấy chứng nhận ISO 22000 có giá trị và được chấp nhận trên tất cả các quốc gia trên thế giới.

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 là một trong những tiêu chuẩn được ban hành mới nhất hiện nay. Tiêu chuẩn nào được xây dựng dựa trên các nền tảng về nguyên lý của các tiêu chuẩn sau:

HACCP: Phân tích điểm kiểm soát tới hạn và phân tích các mối nguy hiểm.

ISO 9001:2015

ISO 9001:2015: Là hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm.

Tiêu chuẩn này hiện đang được áp dụng nhiều nhất trong vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay trên toàn thế giới. ISO 220000:2018 là tiêu chuẩn để đánh giá doanh nghiệp và thừa nhận các hệ thống quản lý về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, đây còn là tiêu chuẩn quyết định việc sản phẩm được cung cấp ra thị trường.

Hơn nữa. tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành thực phẩm đều có thể sử dụng tiêu chuẩn này. Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 có thể sử dụng cho mọi loại hình và quy mô doanh nghiệp khác nhau.

Tiêu chuẩn HACCP

HACCP - Hazard Analysis & Critical Control Point, tiêu chuẩn này giúp phân tích các mối nguy và KIểm soát điểm tới hạn. Cũng giống như tiêu chuẩn ISO 22000, HACCP cũng là một trong những tiêu chuẩn toàn vệ sinh thực phẩm được sử dụng rộng rãi hiện nay. Đây là một tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến trong ngành thực phẩm. Tiêu chuẩn này giúp xác định và phòng ngừa những mối nguy tiềm ẩn hoặc cụ thể trong thực phẩm đến sức khỏe người tiêu dùng. Hơn nữa, đây còn là một tiêu chuẩn để đảm bảo một dây chuyền sản xuất thực phẩm an toàn, chất lượng.

Một số tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn HACCP xác định được một số mối nguy là: mối nguy từ sinh hóa học, mối nguy sinh học, mối nguy vật lý và những điều kiện về việc vận chuyển, sử dụng và bảo quản thực phẩm. 

Đối tượng để áp dụng tiêu chuẩn này là những doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất ngành thủy sản, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm,... Ngoài ra, còn được áp dụng cho những cơ sở xử lý và chế biến thực phẩm, khu chế xuất, dịch vụ ăn uống, thức ăn công nghiệp,... và một số tổ chức khác đang kinh doanh trong ngành thực phẩm.

Tiêu chuẩn FSSC 22000

Tiêu chuẩn FSSC 22000 là tiêu chuẩn chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm. Đây là tiêu chuẩn về việc sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn đầu tiên trên quy mô toàn cầu. FSSC 22000 đảm bảo việc quản lý hiệu quả về vấn về an toàn và chất lượng của thực phẩm. Hơn nữa, tiêu chuẩn này còn được GFSI công nhận là một tiêu chuẩn quan trọng, có thể thay thế cho những tiêu chuẩn khác như IFS, BRC,...

Để áp dụng tiêu chuẩn FSSC 22000 vào quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, trước tiêu cần đảm bảo được yêu cầu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở toàn bộ dây chuyền chế biến và sản xuất. Doanh nghiệp cần đảm bảo không bỏ qua quá trình phân tích và kiểm soát các mối nguy theo yêu quy định cure HACCP. Bên cạnh đó, tổ chức cũng cần đánh giá những rủi ro và thiết lập các chương trình phòng vệ thực phẩm. Điều này nhằm giúp kiểm soát thực phẩm bị cố ý nhiễm bẩn với mục đích phát hoại.

Tiêu chuẩn GMP

Theo quy định từ 07/2019, mọi doanh nghiệp đang kinh doanh, sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe và thực phẩm chức năng cần tuân thủ tiêu chuẩn GMP. Các sản phẩm ở ngành hàng này cần phải được cấp giấy chứng nhận GMP mới được phép sản xuất.

Tiêu chuẩn GMP là tiêu chuẩn tập trung chủ yếu cho những lĩnh vực trong sản xuất và chế biến các thực phẩm chăm sóc sức khỏe như: dược phẩm, thực phẩm chức năng, các thiết bị y tế, mỹ phẩm,... Bên cạnh đó, tiêu chuẩn GMP còn được áp dụng trong lĩnh vực thực phẩm, khách sạn, nhà hàng.

Tiêu chuẩn BRC trong vệ sinh an toàn thực phẩm 

BRC - British Retail Consortium là tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm có giá trị trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này được Hiệp hội bán lẻ Anh Quốc xây dựng và ban hành. Đây cũng là một trong những tiêu về an toàn thực phẩm được áp dụng phổ biến nhất. Tiêu chuẩn này được áp dụng nhằm kiểm soát về chất lượng và đảm bảo tính an toàn trong quá trình sản xuất thực phẩm. Các tiêu chuẩn được đưa ra yêu cầu doanh nghiệp cần phải tuân theo để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Chứng nhận BRC có giá trị ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Những đối tượng được áp dụng tiêu chuẩn BRC là các cơ sở, nhà máy, công ty đang sản xuất kinh doanh các mặt hàng trong ngành thực phẩm như thủy sản, nông sản, nước uống, rượu, bia,... Đồng thời, tiêu chuẩn này không áp dụng ở những hoạt động bán sỉ nhập khẩu, tồn trữ hoặc phân phối ngoài phạm vi kiểm soát của tổ chức.

Lợi ích của các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm 

Các tiêu chuẩn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm mang đến rất nhiều lợi ích:

  • Giúp cải thiện và nâng cao niềm tin cho khách hàng đối với những sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ xác định được những vấn đề tiềm ẩn về an toàn thực phẩm một cách hiệu quả hơn.
  • Việc thường xuyên theo dõi và nghiên cứu sẽ giúp mức độ an toàn thực phẩm liên tục được cải tiến.
  • Giảm thiểu tần suất về việc kiểm định từ các tổ chức khác hoặc khách hàng.
  • Cắt giảm các rào cản thương mại, từ đó giúp doanh nghiệp mở rộng khả năng gia nhập vào nhiều khi trường khác.
  • Cải thiện các tiêu chuẩn về kiểm soát và sản xuất của doanh nghiệp.
  • Nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của lực lượng lao động.
  • Mang đến cho các doanh nghiệp những quy định chính xác nhất về vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm.
  • Đối với những trường hợp sản phẩm của doanh nghiệp gặp phải các vấn đề về an toàn thực phẩm, những tiêu chuẩn này có thể giúp doanh nghiệp xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Các giải pháp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề thiết yếu, được quan tâm hàng đầu. Bởi hiện nay, những vụ việc ngộ độc và tử vong do sử dụng thực phẩm kém chất lượng xảy ra rất thường xuyên. Chính vì thế, cả xã hội cần chung tay để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho mọi người xung quanh.

cách giải pháp vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với người tiêu dùng

  • Cần lựa chọn những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chất lượng, uy tín, có đầy đủ các giấy tờ chứng nhận về an toàn thực phẩm. 
  • Trong quá trình chế biến thực phẩm cần phải vệ sinh tay và các vật dụng sơ chế sạch sẽ.
  • Không nên dùng cùng một vật dụng để chứa đồ chín lẫn đồ sống. Bởi vì nó có thể gây ra tình huống lây nhiễm chéo các ký sinh trùng và vi khuẩn.
  • Đảm bảo luôn sử dụng các thực phẩm đã được sơ chế kỹ lưỡng và đã được nấu chín. Vì trong các thực phẩm sống có rất nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn.
  • Đảm bảo thực phẩm được bảo quản ở một nhiệt độ phù hợp.
  • Không sử dụng thức ăn đã để lâu, có biểu hiện hư hỏng.
  • Tránh sử dụng những sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc rõ ràng và chưa được điểm định.
  • Tốt nhất nên sử dụng các loại thực phẩm tươi sống để chế biến. Do những thực phẩm để lâu sẽ dễ bị hỏng và có hại cho sức khỏe.

Đối với tổ chức, doanh nghiệp

  • Đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Luôn theo dõi các quy trình sản xuất, phân phối thực phẩm, để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng.
  • Cần kiểm soát kỹ lưỡng nguồn nguyên liệu chế biến vệ sinh và an toàn. Không được sử dụng các loại phụ gia vượt quá mức cho phép, gây hại đến sức khỏe của người tiêu dùng.
  • Tiến hành kiểm định các thực phẩm định kỳ thường xuyên. Doanh nghiệp cần đảm bảo và cải tạo lại các quy trình sản xuất khi cần thiết.

>>  Có thể bạn quan tâmVệ sinh nhà bếp đúng cách đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Kết luận

Do thực phẩm có tác động trực tiếp và ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng, nên vấn đề vệ sinh an toàn thực là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Thực phẩm được mang đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo đủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Hy vọng với những chia sẻ trên của Vệ Sinh Công Nghiệp Năm Sao, có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các tiêu chuẩn trong an toàn vệ sinh thực phẩm.

Liên hệ tư vấn - Vệ sinh công nghiệp

CÁC BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC

Cách tẩy mực bút bi trên áo đồng phục đơn giản, hiệu quả

Cách tẩy mực bút bi trên áo đồng phục đơn giản,...

Vết mực bút bi dính trên áo lâu ngày khó làm sạch theo cách thông thường. Lưu ngay 10...

Nước cứng là gì? Cách làm mềm nước cứng tạm thời

Nước cứng là gì? Cách làm mềm nước cứng tạm thời

Nước cứng là loại nước có chứa hàm lượng khoáng chất cao không tốt cho sức khỏe và đồ...

Mùa nồm là gì? Cách chống nồm ẩm trong nhà hiệu quả

Mùa nồm là gì? Cách chống nồm ẩm trong nhà hiệu...

Mùa nồm là hiện tượng độ ẩm không khí tăng cao lên đến 90% sảy ra chủ yếu ở các tỉnh...

Topper là gì? Dùng topper thay nệm được không?

Topper là gì? Dùng topper thay nệm được không?

Nệm topper là tấm bảo vệ được dùng để trải lên trên bề mặt của tấm nệm chính. Vậy ưu...

Top 10 thuốc diệt gián tốt, an toàn, tận gốc hiện nay

Top 10 thuốc diệt gián tốt, an toàn, tận gốc...

Sử dụng thuốc diệt gián là cách an toàn và hiệu quả giúp xua đuổi và ngăn chặn gián vào...

Hóa chất tẩy rửa đa năng là gì? Loại hóa chất nào tốt?

Hóa chất tẩy rửa đa năng là gì? Loại hóa chất...

Hóa chất tẩy rửa đa năng là các dung dịch chuyên dụng giúp làm sạch các bề mặt nhanh...