Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên đúng cách và chuẩn phong thủy

5.0/5 (2 Reviews)
19-12-2023

Bàn thờ gia tiên thường được sắp xếp theo đúng hướng phong thủy, các vật phẩm thờ cúng phải được bố trí hợp lí phù hợp với một không gian linh thiêng và tôn nghiêm. Nhiều người tin rằng, sắp xếp bàn thờ gia tiên đúng cách sẽ đem lại tài vận tốt cho gia chủ, tham khảo ngay bài viết sau đây để biết các nguyên tắc, cách bố trí và một số lưu ý khi sắp xếp bàn thờ gia tiên. 

Tại sắp xếp bàn thờ gia tiên đúng cách lại quan trọng?

Trong tín ngưỡng Việt Nam từ trước đến nay, sắp xếp bàn thờ gia tiên đúng cách không chỉ thể hiện lòng tôn kính tổ tiên mà còn may mắn và tài lộc cho gia đình. Nhiều người tin rằng vị trí và cách bài trí bàn thờ gia tiên ảnh hưởng đến luồng năng lượng tích cực trong nhà.  

Tại sao nên sắp xếp bàn thờ gia tiên đúng cách?

Một bàn thờ gia tiên được bài trí hợp lý theo nguyên tắc phong thủy không chỉ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn là cầu nối giữa thế giới hiện tại và thế giới tâm linh. Từ đó, bạn sẽ duy trì được mối liên hệ thiêng liêng giữa hậu duệ và tổ tiên. Quá trình sắp xếp này cần được thực hiện một cách cẩn thận, suy nghĩ kỹ lưỡng để đảm bảo hài hòa và cân đối.

Cần chuẩn bị những vật phẩm gì để bố trí bàn thờ gia tiên?

Bàn thờ tổ tiên được coi là nơi tâm linh quan trọng trong mỗi gia đình, biểu hiện tấm lòng biết ơn và kính trọng mà thế hệ sau dành cho những người đã khuất. Việc trang bị những vật phẩm cần thiết trên bàn thờ tổ tiên không chỉ đẹp mắt mà còn thấm đượm nghĩa tình, phản ánh đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của người Việt. Các vật phẩm thường thấy trên bàn thờ bao gồm:

  • Bát hương.
  • Di ảnh (Nếu có).
  • Chóe thờ.
  • Mâm bồng.
  • Nậm rượu.
  • Bộ kỷ chén.
  • Bình hoa.
  • Ống cắm hương.
  • Chân dầu.

Các nguyên tắc bày trí bàn thờ gia tiên đúng cách

Hiểu cách sắp xếp bàn thờ tổ tiên là một việc quan trọng trong nền văn hóa truyền thống của nhiều gia đình Việt Nam. Bàn thờ là nơi thờ cúng tổ tiên, ông bà, và các linh hồn của người đã khuất. 

Cách lựa chọn bàn thờ gia tiên

Khi chọn bàn thờ, bạn cần xem xét một số yếu tố quan trọng sau để đảm bảo sự phù hợp và ý nghĩa tâm linh:

  • Chọn bàn thờ mới hoặc sử dụng các loại gỗ chưa qua sử dụng.
  • Chiều cao phải phù hợp với kiến trúc gia đình và đáp ứng yêu cầu về phong thủy.
  • Tránh đặt kính ở trên bàn thờ để tránh tạo hiệu ứng tương phản không mong muốn.
  • Chuẩn bị bàn cơm để bày tiệc cơm cúng vào những ngày lễ.

Chọn hướng đặt bàn thờ gia tiên phù hợp

Một trong những yếu tố quan trọng trong việc xem cách sắp xếp bàn thờ cho đúng cách là hướng. Dựa trên lời khuyên của các chuyên gia phong thủy, hai hướng tốt nhất là hướng Thiên Lộc và Quý Nhân. Việc bài trí bàn thờ theo hướng này không chỉ thể hiện sự tôn kính mà còn giúp gia đình hưởng phúc lộc, thịnh vượng.

Vệ sinh bàn thờ gia tiên

Thường xuyên lau chùi bàn thờ và các vật phẩm trên bàn thờ để bàn thờ luôn sạch sẽ, thể hiện lòng tôn kính tổ tiên. Vệ sinh bàn thờ thường xuyên sẽ giúp không gian này luôn toát ra được vẻ linh thiêng và tôn nghiêm.

Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy 

Hướng dẫn sắp xếp bàn thờ gia tiên chuẩn phong thủy 2024

Việc đặt bàn thờ cần phải có sự chắc chắn về vị trí, không nên để bàn thờ tại nơi không cố định giữa không gian nhà. Mặt sau của bàn thờ nên tựa vào bức tường hoặc được bảo vệ bằng vách ngăn vững chãi, tạo sự ổn định và không gian riêng tư. Hướng của bàn thờ, tương tự như cách xác định hướng cho ngôi nhà, nên hướng ra phía trước, đón nhận năng lượng tích cực từ bên ngoài. 

Đặt bát hương

Bát hương được xem là vật tâm linh, trung tâm trên bàn thờ, được xem là nơi thần linh cư ngụ. Thường được đặt ở vị trí chính giữa bàn thờ, bát hương hướng mặt nhật nguyệt ra ngoài, tượng trưng cho sự dẫn dắt và bảo hộ. Số lượng bát hương phụ thuộc vào từng gia đình và có thể được làm từ sứ, men xanh, men rạn, hoặc đồng.

Sắp xếp di ảnh thờ cúng

Di ảnh được đặt sau bàn thờ, tuân theo quy tắc "Nam tả - Nữ hữu", tức nam giới ở bên phải và nữ giới ở bên trái khi nhìn từ phía ngoài vào. Di ảnh nên được đặt trước bài vị, với bài vị đặt ở phía sau bàn thờ.

Bố trí chóe thờ

Chóe thờ dùng để chứa lễ vật như gạo, muối, nước. Số lượng chóe thờ có thể là 1, 2 hoặc 3, tùy theo phong tục mỗi gia đình. Theo truyền thống, trên bàn thờ gian tiên sẽ có 3 chòe thờ đựng gạo, muối và nước. Chòe thờ sẽ được đặt ở bát hương, sau mâm đựng ngũ quả và khoảng cách giữa các chòe là 5-8cm.

Mâm bồng hoặc đĩa đựng hoa quả

Sử dụng để trưng bày hoa quả, trầu cau, tiền vàng trong các nghi thức cúng bái. Mỗi bàn thờ có thể có 1 đến 3 mâm bồng, tùy thuộc vào truyền thống thờ cúng của gia đình. Chất liệu của mâm bồng cũng đa dạng từ đồng đến sứ.

Vị trí đặt nậm rượu

Nậm rượu là một trong những vật phẩm không thể thiếu trên bà thờ gian tiên. Trong phong thủy, nặm rượu mang ý nghĩa tài lộc, may mắn và hạnh phúc. Theo phong tục xưa, nậm rượu sẽ được đặt cạnh kỷ chén, dùng để chứa rượu cúng.

Bày trí bộ kỷ chén

Bên cạnh nậm rượu thì bộ kỷ chén cũng là một trong những vật phẩm rất quan trọng. Một bộ kỷ chén sẽ có 3 hoặc 5 chén, được đặt ở chính giữa và phía trước bát hương.

Lọ hoa cúng hoặc lộc bình

Một cặp lộc bình thường được đặt trên bàn thờ, với kích thước và kiểu dáng phù hợp với không gian thờ cúng và điều kiện kinh tế của gia đình.

Đặt ống cắm hương 

Ống cắm hương thường được sử dụng để đựng và bảo quản hương, thuận tiện cho việc thờ cúng. Thông thường, ống cắm hương sẽ được đặc ở ngoài tại vị trí gần nhất với tay bên phải nhằm thuận tiện cho việc thắp hương.

Bày chân nến, đèn dầu

Bên cạnh yếu tố Ngũ Hành thì theo quan niệm của Ông Bà xưa, lửa còn tượng trưng cho sợi dây liên kết giữa hai thế giới âm dương. Mỗi nén hương được thắp lên mang theo nhiều nguyện ước và là nhịp cầu kết nối con cháu với người đã khuất.

Trong phong thủy, đèn dầu là yếu tố giúp cân bằng Ngũ Hành, bảo vệ gia đình và xua đuổi những điều không tốt. Vị trí đèn dầu thường đặt 2 bên cân xứng cạnh lư hương. 

Bộ đỉnh hạc hoặc bộ tam sự

Bao gồm đỉnh sứ và đôi hạc hoặc chân nến, thường đặt ở trung tâm hoặc dưới bài vị tổ tiên. Bộ ngũ sự cũng phổ biến, bao gồm đầy đủ chân nến, hạch thờ và đỉnh sứ.

Đĩa trầu cau

Trầu cau cũng là những vật phẩm thường được bày cúng trên bàn thờ gia tiên. Theo quan niệm của người xưa, trầu cau tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa âm và dương. Trong ngày vui, trầu cau còn mang ý nghĩa cầu mong cho gia đình viên mãn, vui vầy và thịnh vượng.

Trầu cau khi đặt trên bàn thờ sẽ tuân theo nguyên tắc Đông Bình Tây Qủa, tức quả bên phải và nước bên trái. Trầu cau khi cúng phải luôn đi chung với nhau, không được cúng riêng lẻ. Trầu cau khi cúng riêng lẻ là điều đại kỵ, gây bất hòa trong gia đình.

Các sắp xếp các vật phẩm khác trên bàn thờ gia tiên

Bộ đựng đũa thờ

Thiết kế độc đáo hình bán nguyệt, bộ đựng đũa thờ này không chỉ làm đẹp cho không gian thờ cúng mà còn mang ý nghĩa cầu chúc sự no đủ, ấm áp trong cuộc sống.

Bộ đài thờ

Vật phẩm này thích hợp để chứa các nguyên liệu như muối, nước, rượu hay gạo. Tùy thuộc vào truyền thống đặc trưng của từng vùng miền, nó biểu thị sự tôn trọng và giữ gìn nếp nhà.

Cốc phật thủ

Được thiết kế như hình dáng bàn tay của Đức Phật, cốc này không chỉ là biểu tượng của hạnh phúc và bình an mà còn là lời cầu nguyện cho may mắn và thịnh vượng.

Các sắp xếp các vật phẩm khác trên bàn thờ gia tiên đúng cách

Cách sắp xếp bàn thờ gia tiên nhiều tầng cấp

Nhiều gia đình sử dụng dạng bàn thờ nhiều tầng cấp, cách bài trí bàn thờ nhiều tầng cấp cũng phải tuân thủ theo 1 số nguyên tắc nhất định, cụ thể:

Cách bày trí bàn thờ gia tiên 3 cấp

Bàn thờ ba cấp mang ý nghĩa sâu sắc, phân chia không gian thờ cúng thành ba cấp bậc rõ rệt: Phật, các vị thần và tổ tiên gia đình. Khi thiết lập không gian tâm linh này trong gia đình, cần quan tâm đến việc phân bố:

  • Tầng cao nhất: Nơi tôn vinh Đức Phật qua hình ảnh và bát hương, thể hiện lòng tôn kính và nguyện ước tâm thiện.
  • Tầng giữa: Dành cho việc thờ cúng thần linh, như một biểu tượng của sự kính cẩn các vị thần.   
  • Tầng dưới cùng: Không gian này được dành riêng để tưởng nhớ các bậc tiền nhân, qua đó gắn kết gia đình với nguồn cội và truyền thống.

Cách bài trí bàn thờ 2 tầng 

Việc sắp đặt bàn thờ hai tầng mang đậm phong cách truyền thống vẫn là sự lựa chọn ưa thích của nhiều hộ gia đình tại Việt Nam. Ở tầng đầu tiên, vị trí trung tâm được dành cho di ảnh, với kích thước cân đối với tổng thể không gian và khu vực thờ cúng. 

Bàn thờ này thích hợp cho việc cùng lúc tôn vinh cả Đức Phật và các bậc tiên tổ. Tầng thứ hai thường được bài trí những tượng Phật, ảnh Phật cùng bát hương tại vị trí trung tâm của tầng. Ngay phía trước di ảnh tổ tiên, bát hương được sắp xếp gọn gàng. Bên cạnh đó, đặt một bình hoa tươi được đặt bên trái, tạo điểm nhấn cho cả di ảnh và tượng Phật, mang lại sự sống động và tươi mới cho không gian thờ cúng.

Sắp xếp bàn thờ gia tiên đúng cách cần lưu ý điều gì?

Điều cấm kỵ trong phong thủy khi sắp xếp bàn thờ 

Việc sắp xếp bàn thờ đúng cách sẽ mang đến nhiều tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Ngược lại, nếu sắp xếp không đúng cách sẽ mang đến điều không hay. Đặc biệt là những điều tối kỵ sau:

  • Khi lựa chọn vị trí cho bàn thờ, tránh đặt ở cuối hành lang hoặc lối đi chính. Vị trí này có thể gây xung khắc với phong thủy và ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình.
  • Trong trường hợp có bàn thờ Phật và gia tiên, chúng không nên đối diện nhau trong cùng một không gian.
  • Vị trí lý tưởng cho bàn thờ nên được chọn ở nơi yên tĩnh, tránh xa khu vệ sinh, không đặt trong phòng ngủ hay phòng ăn để tạo không gian tĩnh lặng, trang nghiêm.
  • Tránh đặt bàn thờ gần hoặc dưới cửa sổ vì điều này có thể gây mất mát về tài lộc.
  • Việc đặt bàn thờ dưới xà nhà cũng nên được tránh, vì điều này có thể tạo ra áp lực không tốt.
  • Bàn thờ cần được giữ gọn gàng, tránh chất đầy đồ đạc không cần thiết. 
  • Ngoài vệ sinh bàn thờ gia tiên, cần phải biết cách vệ sinh bàn thờ ông địa để thu hút tài lộc và may mắn.

Tóm lại, cách sắp xếp bàn thờ chuẩn phong thủy mang tài lộc không chỉ phản ánh lòng thành kính mà còn tạo nên nguồn năng lượng tích cực cho ngôi nhà. Hiểu và áp dụng những nguyên tắc này, gia chủ sẽ gặp nhiều may mắn và thịnh vượng! Đừng quên theo dõi Vệ Sinh Công Nghiệp để biết thêm nhiều mẹo và cách dọn vệ sinh nhà sạch nhanh, hiệu quả hơn nhé!

Liên hệ tư vấn - Vệ sinh công nghiệp

CÁC BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC

Xử lý nước thải là gì? Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Xử lý nước thải là gì? Hệ thống xử lý nước thải...

Xử lý nước thải là quy trình xử lý và làm sạch, loại bỏ các chất gây ô nhiễm ra khỏi...

Điện công nghiệp là gì? Nhu cầu ngành điện công nghiệp hiện nay

Điện công nghiệp là gì? Nhu cầu ngành điện công...

Điện công nghiệp là ngành quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và xây dựng. Vậy...

Các phương pháp đánh bóng sàn đá đúng cách

Các phương pháp đánh bóng sàn đá đúng cách

Đánh bóng sàn đá định kỳ là điều cần thiết giúp đảm bảo sàn luôn sạch sẽ và sáng bóng....

Quy trình đánh bóng sàn bê tông nhà xưởng đúng chuẩn

Quy trình đánh bóng sàn bê tông nhà xưởng đúng...

Đánh bóng sàn bê tông là quá trình làm sạch và loại bỏ các vết xước trên sàn, giúp sàn...

Mật ong để được bao lâu? Cách bảo quản mật ong lâu tại nhà

Mật ong để được bao lâu? Cách bảo quản mật ong...

Mật ong có thể để được từ 2 đến 3 năm tùy theo từng loại và cách thức bảo quản. Hướng...

Cách thông tắc bồn rửa bát bị nghẹt đơn giản tại nhà

Cách thông tắc bồn rửa bát bị nghẹt đơn giản...

Bồn rửa bát thường xuyên bị nghẹt do thức ăn gây ứ đọng nước. Lưu ngay 5 cách tự thông...