Các phương pháp đánh bóng sàn đá đúng cách

5.0/5 (1 Reviews)
28-04-2024

Bất kỳ loại sàn đá nào dù có bền màu hay chất lượng tốt đến đâu đi nữa mà không được bảo dưỡng thường xuyên cũng sẽ bị xuống cấp nhanh chóng. Lúc này, việc đánh bóng sàn đá là một việc làm cần thiết để duy trì độ mới và sáng bóng của sàn thì. Cùng Vệ Sinh Công Nghiệp tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp này qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao nên đánh bóng sàn đá?

Bề mặt sàn sau một thời gian dài sử dụng dễ xảy ra các hiện tượng xuống cấp, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, tính thẩm mỹ công trình và đôi khi còn gây hại cho sức khỏe con người. Việc đánh bóng sàn đá lúc này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, có thể kể đến như:

  • Làm tăng độ sáng bóng cho sàn nhà, khắc phục và cải thiện tình trạng ố vàng, xỉn màu, phai màu,...
  • Loại bỏ những vết trầy xước do ma sát, khôi phục lại hiện trạng ban đầu cho mặt sàn.
  • Tăng tuổi thọ mặt sàn, tăng độ cứng bóng nhờ sử dụng hóa chất và kỹ thuật chuyên nghiệp.
  • So với việc thi công lại sàn đá thì chi phí đánh bóng sàn rẻ hơn rất nhiều.

Tại sao nên đánh bóng sàn đá?

Các cách đánh bóng phục hồi sàn đá

Hiện nay, có 2 loại đá thường được sử dụng để thi công sàn là đá cẩm thạch (đá Marble) và đá hoa cương (đá Granite). Mỗi loại đá sẽ có tính chất khác nhau nên sẽ có cách đánh bóng riêng biệt để không làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sàn đá.

Trước khi tiến hành quy trình đánh bóng, bạn cần chuẩn bị một số máy móc, dụng cụ, hóa chất chuyên dụng:

  • Máy đánh bóng
  • Máy mài với các đầu số từ #100 - #1500
  • Pad đánh bóng sàn
  • Máy hút bụi, máy hút nước
  • Hóa chất dùng để đánh bóng: Miratrip, Supreme 280
  • Hóa chất chống thấm

Cách đánh bóng phục hồi sàn đá Marble

Quy trình đánh bóng sàn đá Marble được diễn ra với 4 bước như sau:

  • Bước 1: Xác định tình trạng bề mặt sàn đá. Vì đá Marble có tính xốp mềm nên nếu phát hiện bề mặt sàn có vết nứt dù lớn hay nhỏ thì phải tiến hành xử lý ngay rồi sau đó mới đánh bóng, để tránh tình trạng vết nứt vỡ to hơn trong quá trình thực hiện.
  • Bước 2: Lựa chọn máy đánh bóng phù hợp. Dùng lưỡi mài với các đầu số nhỏ #100, #150, #200 để loại bỏ các khuyết điểm trên sàn đá.
  • Bước 3: Phủ hóa chất đánh bóng, sử dụng máy mài với các đầu số tăng dần #300, #500, #700, #1000, #1500 để đạt được độ sáng bóng như mong muốn.
  • Bước 4: Dùng sáp đánh bóng với pad đánh bóng có màu phù hợp để tạo cho bề mặt sàn đá độ bóng tối đa.

Cách đánh bóng phục hồi sàn đá Marble

Cách đánh bóng phục hồi sàn đá Granite

Cách đánh bóng sàn đá Granite cũng không có quá nhiều sự khác biệt so với đá Marble. Quy trình đánh bóng sẽ bao gồm các bước sau đây:

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt sàn, phá bỏ các lớp đánh bóng cụ bị xuống cấp, bong tróc, trầy xước, xỉn màu,...
  • Bước 2: Dùng bột đánh bóng hoặc sáp đánh bóng chuyên dùng cho đá Granite và máy đánh bóng xoa đều trên mặt đá để làm bề mặt đá trở nên sáng bóng hơn.
  • Bước 3: Hút sạch bụi trên bề mặt sàn đá bằng máy hút bụi.
  • Bước 4: Pha Miratrip hoặc dầu đánh bóng đá với nước theo tỉ lệ 1/50. Sau đó, sử dụng máy đánh bóng sàn tốc độ thấp để bóc vết bẩn trên bề mặt sàn đá.
  • Bước 5: Sử dụng máy hút nước để loại bỏ phần nước thải trên sàn. Sau đó tráng thêm một lần nước nữa và dùng máy hút nước hút sạch.
  • Bước 6: Đợi sàn khô thì tiến hành lau phủ bóng bề mặt bằng hóa chất Supreme 280.
  • Bước 7: Chờ cho hóa chất thấm vào mặt sàn, tiếp tục đánh bóng khắp bề mặt sàn đá bằng máy đánh bóng sàn tốc độ cao cho đến khi đạt đến độ bóng như ý.
  • Bước 8: Sử dụng hóa chất chống thấm để tăng cường tuổi thọ và hạn chế tình trạng bề mặt sàn bị bẩn, ố vàng, thấm nước.
  • Bước 9: Vệ sinh lại bề mặt sàn đá cho sạch sẽ. Lau chùi toàn bộ các hóa chất, bụi bặm còn sót lại trong quá trình đánh bóng phục hồi sàn đá.

▷ Xem thêm: Quy trình đánh bóng sàn bê tông nhà xưởng đúng chuẩn

Cách đánh bóng phục hồi sàn đá Granite

Những lưu ý khi đánh bóng sàn đá

Để đảm bảo việc đánh bóng phục hồi sàn đá đạt hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Trước khi tiến hành đánh bóng, cần xác định rõ mức độ xuống cấp của sàn đá.
  • Sử dụng máy móc, dụng cụ chuyên dụng để đảm bảo quá trình đánh bóng mang lại kết quả như ý. Không sử dụng sai máy để tránh làm hư hại bề mặt đá.
  • Sử dụng đúng loại hóa chất, đúng công thức, đúng tỉ lệ pha để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt sàn.
  • Mỗi công đoạn trong quá trình đánh bóng đều phải tuân thủ nghiêm ngặt, đòi hỏi người có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm thực hiện để hạn chế rủi ro.

Những lưu ý khi đánh bóng sàn đá

Cách bảo dưỡng sàn đá bóng như mới

Bảo dưỡng sàn đá là một việc làm quan trọng để bề mặt sàn duy trì được độ bóng sáng như mới:

  • Lau chùi sàn đá thường xuyên.
  • Không để các chất lỏng như dầu, mỡ, cafe, trà, nước ngọt,...trên bề mặt sàn quá lâu vì sẽ làm sàn bị vấy bẩn.
  • Không sử dụng hóa chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh sàn để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sàn đá. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng nước xà phòng pha loãng hoặc hóa chất tẩy rửa chuyên dụng.
  • Tuyệt đối không kéo lê các vật có trọng lượng cao, có cạnh sắc ở trên sàn vì sẽ làm bề mặt sàn bị hư hỏng, trầy xước.

Cách bảo dưỡng sàn đá bóng như mới

Mong rằng với những thông tin trên, bạn đã biết cách đánh bóng sàn đá đúng chuẩn. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ đánh bóng phục hồi sàn đá tại Vệ Sinh Công nghiệp. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0936 750 009.

Liên hệ tư vấn - Vệ sinh công nghiệp

CÁC BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC

Xử lý nước thải là gì? Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Xử lý nước thải là gì? Hệ thống xử lý nước thải...

Xử lý nước thải là quy trình xử lý và làm sạch, loại bỏ các chất gây ô nhiễm ra khỏi...

Điện công nghiệp là gì? Nhu cầu ngành điện công nghiệp hiện nay

Điện công nghiệp là gì? Nhu cầu ngành điện công...

Điện công nghiệp là ngành quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và xây dựng. Vậy...

Quy trình đánh bóng sàn bê tông nhà xưởng đúng chuẩn

Quy trình đánh bóng sàn bê tông nhà xưởng đúng...

Đánh bóng sàn bê tông là quá trình làm sạch và loại bỏ các vết xước trên sàn, giúp sàn...

Mật ong để được bao lâu? Cách bảo quản mật ong lâu tại nhà

Mật ong để được bao lâu? Cách bảo quản mật ong...

Mật ong có thể để được từ 2 đến 3 năm tùy theo từng loại và cách thức bảo quản. Hướng...

Cách thông tắc bồn rửa bát bị nghẹt đơn giản tại nhà

Cách thông tắc bồn rửa bát bị nghẹt đơn giản...

Bồn rửa bát thường xuyên bị nghẹt do thức ăn gây ứ đọng nước. Lưu ngay 5 cách tự thông...

Cách tẩy mực bút bi trên áo đồng phục đơn giản, hiệu quả

Cách tẩy mực bút bi trên áo đồng phục đơn giản,...

Vết mực bút bi dính trên áo lâu ngày khó làm sạch theo cách thông thường. Lưu ngay 10...