Giếng trời là gì? 6 Mẫu tiểu cảnh giếng trời nhà ống, nhà cấp 4

5.0/5 (2 Reviews)
24-03-2024

Giếng trời là một giải pháp kiến trúc hiện đại, không chỉ đem lại ánh sáng tự nhiên và thông gió mà còn là điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà, đặc biệt hữu ích cho những ngôi nhà có diện tích hẹp. Hãy cùng Vệ Sinh Công Nghiệp tìm hiểu giếng trời là gì và khám phá một số mẫu tiểu cảnh giếng trời nhà ống, nhà cấp 4 nhé! 

Giếng trời là gì? 

Giếng trời là một khoảng không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng, thông từ tầng trệt đến mái của nhà ở hoặc tòa nhà cao tầng. Giếng trời có thể có hoặc không trong một công trình nhà.

Giếng trời là gì? 

Cấu tạo giếng trời

Cấu trúc cơ bản của một giếng trời thông gió:

  • Đỉnh giếng: Phần trên cùng được tạo thành từ hệ khung mái và phần che. Đỉnh giếng có thể được trang trí với các hình dáng sáng tạo để tạo điểm nhấn esthetic.
  • Thân giếng: Là phần không gian trống trải dọc theo chiều cao của ngôi nhà, từ đỉnh xuống đáy giếng. Thân giếng chính là kênh truyền ánh sáng từ mái xuống tầng trệt.
  • Đáy giếng: Phần dưới cùng của giếng, thường được sử dụng để bài trí tiểu cảnh giếng trời trong nhà như: cây xanh hoặc hòn non bộ, để tạo điểm nhấn thẩm mỹ và tăng tính sinh động cho không gian.

Lợi ích xây giếng trời trong nhà

  • Ánh sáng tự nhiên: Trong nhà ống với kích thước chiều sâu lớn, giếng trời giúp tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tạo cảm giác không gian sống thoáng đãng, tươi mới.
  • Thông gió và điều hòa không khí: Giếng trời giúp cải thiện đáng kể chất lượng không khí và mang lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu cho ngôi nhà, đặc biệt trong mùa hè nắng nóng.
  • Tiết kiệm năng lượng: Cung cấp ánh sáng và gió tự nhiên giúp giảm thiểu việc sử dụng đèn điện và máy lạnh, mang lại lợi ích kinh tế lâu dài.
  • Tăng tính thẩm mỹ: Từ thời kỳ Phục Hưng, giếng trời đã được sử dụng như một yếu tố trang trí, tạo điểm nhấn cho không gian kiến trúc.

Lợi ích xây giếng trời trong nhà

Nhược điểm của giếng trời 

  • Âm thanh bị vang: Cấu trúc giếng trời tạo điều kiện cho âm thanh phản chiếu mạnh. Sử dụng các vật liệu tiêu âm như sơn gai, ốp đá tự nhiên giúp giảm tiếng vang, đồng thời tạo điểm nhấn thẩm mỹ cho không gian.
  • Thoát nước yếu: Đảm bảo hệ thống thoát nước hiệu quả là cần thiết, nhất là đối với giếng trời không có mái che, để tránh tình trạng ứ đọng và làm hỏng các không gian khác.
  • Chống nắng gắt: Cần lắp đặt hệ thống rèm hoặc che nắng để điều chỉnh lượng ánh sáng chiếu vào, bảo vệ nội thất khỏi hư hỏng do nắng mạnh.
  • An toàn và trang trí: Khi thiết kế xây dựng, đặc biệt lưu ý đến vấn đề an toàn và sự tiện lợi khi sử dụng các vật dụng trang trí, như việc treo đèn hay chậu cây cần được cân nhắc cẩn thận để tránh nguy hiểm.

Nhược điểm của giếng trời 

Các mẫu tiểu cảnh giếng trời nhà ống, nhà cấp 4

Giếng trời không chỉ mang lại ánh sáng và không khí cho ngôi nhà mà còn là yếu tố thẩm mỹ và phong thủy quan trọng. Dưới đây là một số mẫu giếng trời đẹp phù hợp với từng không gian sống cho nhà của bạn.

Mẫu 1: Giếng trời kết hợp không gian xanh bên ngoài

Giếng trời bên ngoài, kết hợp với sân vườn, không chỉ là nơi thư giãn mà còn giúp điều chỉnh sinh khí, mang lại không gian sống hài hòa và tươi mới.

  • Đặt giếng trời ở góc ngôi nhà: Một sân vườn nhỏ được bố trí ở góc nhà, kết hợp với lối đi chính, tạo không gian thư giãn và cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
  • Tận dụng góc nhỏ: Đối với những ngôi nhà có diện tích hạn chế, việc đặt giếng trời ở góc nhỏ sát vách tường, với một cửa ngăn, là giải pháp hiệu quả để mở không gian, lấy ánh sáng và khí trời.

Mẫu 1: Giếng trời kết hợp không gian xanh bên ngoài

Mẫu 2: Giếng trời trong nhà

Giếng trời trong nhà giúp lấy sáng và thông gió tự nhiên, tăng cường sinh khí cho ngôi nhà. Mỗi mẫu thiết kế mang lại cái nhìn mới mẻ, phù hợp với đặc điểm và nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình. Với vị trí đặt giếng trời trong nhà được bố trí ở trung tâm nhà ống tạo điểm mở, giúp ánh sáng tự nhiên lan tỏa, mang lại cảm giác thông thoáng và dễ chịu.

Mẫu 2: Giếng trời trong nhà

Mẫu 3: Giếng trời đẹp giữa nhà

Thiết kế giếng trời giữa nhà là lựa chọn tối ưu cho việc lấy ánh sáng trung tâm, đặc biệt phù hợp với nhà ống. Ánh sáng tự nhiên được phân bổ đều khắp không gian, tạo nên nguồn năng lượng tích cực và sự thông thoáng cho ngôi nhà.

Giếng trời đặt giữa nhà được coi là có phong thủy tốt nhất, khi ánh sáng và không khí được phân bố đều, tạo điều kiện cho sinh khí và sức sống dồi dào. Thiết kế sử dụng khung phối, mái che, hoặc chia thành các phân khu nhỏ sẽ tạo nên điểm nhấn độc đáo, góp phần tôn lên vẻ đẹp và tính nghệ thuật của ngôi nhà.

Mẫu 3: Giếng trời đẹp giữa nhà

Mẫu 4: Giếng trời cầu thang 

Khu vực cầu thang không chỉ là nơi di chuyển giữa các tầng mà còn có thể trở thành không gian lấy sáng và thông gió hiệu quả khi thiết kế. Cầu thang là vị trí kết nối giữa các không gian sống như phòng khách và bếp hay phòng sinh hoạt chung, khi kết hợp giếng trời cầu thang sẽ tạo điều kiện cho ánh sáng tự nhiên và không khí lưu thông dễ dàng.

Để giếng trời cầu thang phát huy tối đa công năng và hòa hợp phong thủy, việc bố trí cây xanh là gợi ý tốt, giúp cân bằng các yếu tố ngũ hành và mang lại sinh khí cho ngôi nhà.

Mẫu 4: Giếng trời cầu thang 

Mẫu 5: Giếng trời cuối nhà ống

Ở Việt Nam, phòng ăn và nhà bếp thường được đặt ở cuối ngôi nhà, đặc biệt ở nhà ống. Giếng trời cuối nhà ống giúp không gian phòng ăn trở nên thoáng đãng, rộng rãi hơn mà còn tăng cường sự lưu thông của ánh sáng và không khí.

Bạn nên trang trí giếng trời với cây xanh và suối nước nhân tạo, giúp tạo ra một không gian cân bằng Mộc - Thủy, mang lại cảm giác thư thái và hài hòa.

Mẫu 5: Giếng trời cuối nhà ống

Mẫu 6: Giếng trời cho phòng ngủ và phòng sinh hoạt riêng

Phòng ngủ và không gian thư giãn thường có diện tích nhỏ, việc thiết kế giếng trời giúp không gian trở nên rộng rãi và thông thoáng hơn, đồng thời mang lại ánh sáng tự nhiên, giảm thiểu việc sử dụng điện.

  • Đặt giếng ở đỉnh gác mái: Là giải pháp lý tưởng cho nhà có diện tích nhỏ, vừa tạo điều kiện lấy sáng, vừa có thể ngắm nhìn bầu trời bên ngoài, mang lại trải nghiệm sống độc đáo.
  • Giếng trời hiện đại trên trần nhà nghiêng: Lựa chọn hoàn hảo để thông gió và lấy sáng cho nhà ống, đồng thời tạo ra không gian mở, góp phần nâng cao chất lượng sống.

Mẫu 6: Giếng trời cho phòng ngủ và phòng sinh hoạt riêng

Xây dựng giếng trời không chỉ giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên mà còn mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà. Với những mẫu giếng trời đẹp mà Vệ Sinh Công Nghiệp gợi ý ở trên, hy vọng bạn đã tìm được mẫu giếng phù hợp nhất cho không gian sống của mình! 

Liên hệ tư vấn - Vệ sinh công nghiệp

CÁC BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC

Quy trình đánh bóng sàn bê tông nhà xưởng đúng chuẩn

Quy trình đánh bóng sàn bê tông nhà xưởng đúng...

Đánh bóng sàn bê tông là quá trình làm sạch và loại bỏ các vết xước trên sàn, giúp sàn...

Mật ong để được bao lâu? Cách bảo quản mật ong lâu tại nhà

Mật ong để được bao lâu? Cách bảo quản mật ong...

Mật ong có thể để được từ 2 đến 3 năm tùy theo từng loại và cách thức bảo quản. Hướng...

Cách thông tắc bồn rửa bát bị nghẹt đơn giản tại nhà

Cách thông tắc bồn rửa bát bị nghẹt đơn giản...

Bồn rửa bát thường xuyên bị nghẹt do thức ăn gây ứ đọng nước. Lưu ngay 5 cách tự thông...

Cách tẩy mực bút bi trên áo đồng phục đơn giản, hiệu quả

Cách tẩy mực bút bi trên áo đồng phục đơn giản,...

Vết mực bút bi dính trên áo lâu ngày khó làm sạch theo cách thông thường. Lưu ngay 10...

Nước cứng là gì? Cách làm mềm nước cứng tạm thời

Nước cứng là gì? Cách làm mềm nước cứng tạm thời

Nước cứng là loại nước có chứa hàm lượng khoáng chất cao không tốt cho sức khỏe và đồ...

Mùa nồm là gì? Cách chống nồm ẩm trong nhà hiệu quả

Mùa nồm là gì? Cách chống nồm ẩm trong nhà hiệu...

Mùa nồm là hiện tượng độ ẩm không khí tăng cao lên đến 90% sảy ra chủ yếu ở các tỉnh...