Mẹo vệ sinh đệm chuyên sâu hiệu quả cho giấc ngủ ngon

5.0/5 (1 Reviews)
03-02-2021

Do đó, vệ sinh đệm sạch sẽ là một đầu mục trong danh sách các công việc vệ sinh nhà cửa mà các chị em phụ nữ cần chú ý và làm thường xuyên.
mẹo vệ sinh đệm

1. Tháo toàn bộ ga giường

Chuyển gối và đồ trang trí ra khỏi giường: Trước khi vệ sinh nệm, bạn phải tháo toàn bộ vật dụng trên mặt nệm. Bắt đầu bằng việc tháo các lớp đồ dùng trên cùng như gối, gối trang trí, chăn, đồ chơi và các đồ vật khác.

  • Khi di chuyển gối ngủ ra khỏi gường, bạn nên tháo vỏ gối ra để mang đi giặt.
  • Gấp chăn và chuyển các đồ vật trên giường sang vị trí khác trong phòng để không ngáng đường trong lúc vệ sinh nệm.

Tháo ga nệm: Sau khi chuyển hết đồ trang trí, gối và đồ vật trên mặt giường ra ngoài, bạn nên tháo hết các lớp ga nệm như ga phủ trên cùng, ga cố định nệm và lớp bọc dùng để bảo vệ nệm. Mang ga nệm bằng vải đi giặt cùng với vỏ gối.

Giặt toàn bộ vải trải giường và ga nệm. Sau khi tháo dỡ mọi thứ ra khỏi giường và chỉ để lại nệm trống, bạn nên bắt đầu quy trình giặt. Giặt ga, vải trải đệm và vỏ gối trong máy giặt trong quá trình vệ sinh nệm. Bằng cách này, bạn sẽ giúp giường hoàn toàn sạch sẽ.

  • Đọc và làm theo hướng dẫn giặt các loại vải. Dùng nước nóng hết mức và cài đặt chế độ sấy để tiêu diệt vi khuẩn hoặc mạt bụi ẩn náu trong ga nệm.
  • Nếu dùng chăn lông vịt, bạn nên tháo bọc chăn ra và giặt chung với ga nệm.

mẹo vệ sinh đệm - hình 2

>> Xem thêm: 10 cách decor phòng ngủ nhỏ đơn giản và tiết kiệm

2. Vệ sinh và khử mùi hôi cho nệm

Hút bụi: Bước vệ sinh nệm đầu tiên là hút bụi. Hút bụi giúp loại bỏ mạt nhà, bụi, da chết, tóc và các mảnh vụn khác ra khỏi nệm. Bạn nên dùng máy hút bụi có gắn cọ lớn trong quá trình vệ sinh mặt nệm trên cùng.

Sử dụng vòi hút dài để hút hết bụi ra khỏi khe rãnh, mép, viền, cạnh và góc nệm. Lưu ý trước khi hút bụi, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ vòi và cọ gắn kèm máy hút bụi.

Xử lý vết nước đổ: Bạn nên xử lý ngay các vết nước đổ trên nệm. Làm ướt khăn sạch bằng nước lạnh và thấm vết nước. Không được chà xát quá mạnh để tránh nước ngấm sâu hơn vào nệm. Thấm cho đến khi khăn hút hết nước dư thừa trên nệm.

Loại bỏ vết bẩn: Hòa 2 thìa (30 ml) oxy già với 1 thìa (15 ml) nước rửa chén trong bát nhỏ. Dùng thìa khuấy cho đến khi hỗn hợp tạo bọt. Nhúng bàn chải đánh răng cũ vào bọt nước và nhẹ nhàng chà xát lên vùng nệm bị bẩn. Lau sạch nước thừa bằng khăn ẩm và sạch.

Đối với nệm xốp, bạn chỉ nên dùng lượng dung dịch làm sạch cực kỳ nhỏ để tránh làm ướt xốp. Dung dịch này có thể xử lý hiệu quả vết bẩn do bụi, thức ăn và nước uống.

Loại bỏ vết bẩn sinh học bằng dung dịch làm sạch enzyme: Phun một ít dung dịch làm sạch enzyme lên khăn sạch. Chấm khăn lên trên vết bẩn và giữ nguyên trong 15 phút. Cũng dùng chiếc khăn đó tiếp tục chấm lên khu vực bị bẩn để loại bỏ vết bẩn. Thấm sạch khu vực vừa xử lý vết bẩn bằng khăn sạch nhúng nước lạnh.

Không phun dung dịch làm sạch trực tiếp lên nệm: Không được để nệm ướt, đặc biệt là nệm xốp, do đó, bạn nên dùng dung dịch làm sạch càng ít càng tốt trong quá trình xử lý vết bẩn.

Dung dịch làm sạch enzyme có thể phân giải các protein trong máu, nước tiểu, mồ hôi, chất nôn và các vết bẩn sinh học khác. Dung dịch này cũng giúp xử lý hiệu quả vết bẩn do dầu mỡ.

Rắc muối nở lên nệm: Sau khi xử lý vết bẩn, bạn có thể vệ sinh và khử mùi toàn bộ nệm bằng cách rắc thật nhiều muối nở lên khắp bề mặt nệm. Để nệm có mùi hương dễ chịu, bạn có thể khuấy 5 giọt tinh dầu yêu thích vào muối nở trước khi rắc lên nệm.Để rắc đều muối nở, bạn có thể đổ muối nở lên sàng và rải đều lên nệm thông qua sàng.

Chờ một thời gian để muối nở hút mùi: Bạn nên giữ nguyên muối nở trên nệm khoảng 30 phút. Cách này giúp muối nở có thời gian để phân giải axit, hút mùi cùng các chất lỏng còn sót lại trong quá trình loại bỏ vết bẩn.

Có thể giữ nguyên muối nở vài tiếng trên nệm nếu có thời gian. Muối nở để trên nệm càng lâu, hiệu quả hấp thụ và làm sạch càng cao.

Hút bụi nệm thêm lần nữa. Sau khi để muối nở trên nệm đủ thời gian, bạn có thể hút hết muối nở ra khỏi nệm bằng máy hút bụi. Axit, mùi và nước hấp thụ trong muối nở sẽ được loại bỏ theo muối nở. Dùng cọ để xử lý mặt nệm trên cùng và vòi dài để hút hết muối nở trong các góc, khe rãnh, đường nối và đường viền nệm.

mẹo vệ sinh đệm - hình 3

Phơi nệm ngoài không khí. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, bạn nên phơi nệm ngoài không khí một thời gian để sấy khô hết nước còn đọng lại trên nệm. Nước mắc kẹt bên trong nệm có thể gây nấm mốc và rất khó làm sạch.

Khi thời tiết ấm nóng, bạn có thể mở cửa sổ để không khí mát từ ngoài tràn vào phòng và sấy khô nệm nhanh hơn. Bạn cũng có thể mở màn và rèm cửa để lấy ánh nắng mặt trời vì tia UV từ ánh mặt trời có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc trên nệm, loại bỏ triệt để mùi hôi và sấy khô nệm nhanh hơn.

3. Bảo vệ nệm

Lật hoặc xoay nệm. Đối với loại nệm thông thường không phân biệt mặt trên và mặt dưới, bạn có thể lật mặt kia lên để nằm. Hoặc bạn chỉ cần xoay 180 độ đối với nệm có mặt trên và mặt dưới rõ ràng. Cách này giúp bề mặt nệm lún đều hơn khi nằm.

Cứ cách 3-6 tháng, bạn nên lật hoặc xoay nệm một lần để nệm lún đều hơn.

Dùng bọc bảo vệ nệm. Đây là lớp bọc nhựa giữ an toàn cho nệm. Bạn có thể lồng nệm vào bọc giống như lồng chăn lông vịt vào vỏ chăn, sau đó kéo khóa lại để nệm không bị dính nước, bụi, bẩn, thậm chí là rệp giường.

Bạn cũng có thể mua túi hoặc bọc nệm để bảo vệ mặt trên của nệm và ngăn không cho nệm bị dính nước và bụi bẩn.

Trải lại giường. Sau khi vệ sinh, sấy khô, lật và bảo vệ nệm, bạn có thể trải ga sạch lên nệm. Bạn nên bắt đầu bằng ga cố định nệm, sau đó là ga trải trên cùng. Cho gối lại vào vỏ gối, sau đó đặt gối, nệm và đồ trang trí trở lại giường.

mẹo vệ sinh đệm - hình 4

Bạn nên lướt tay khắp mặt nệm để kiểm tra nệm có còn ướt không trước khi trải lại giường. Nếu trải ga và chăn lên nệm ướt, nệm sẽ không khô và sản sinh nấm mốc.

>> Xem thêm: 4 sai lầm thường gặp khi vệ sinh ga trải giường

Liên hệ tư vấn - Vệ sinh công nghiệp

CÁC BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC

Mật ong để được bao lâu? Cách bảo quản mật ong lâu tại nhà

Mật ong để được bao lâu? Cách bảo quản mật ong...

Mật ong có thể để được từ 2 đến 3 năm tùy theo từng loại và cách thức bảo quản. Hướng...

Cách thông tắc bồn rửa bát bị nghẹt đơn giản tại nhà

Cách thông tắc bồn rửa bát bị nghẹt đơn giản...

Bồn rửa bát thường xuyên bị nghẹt do thức ăn gây ứ đọng nước. Lưu ngay 5 cách tự thông...

Cách tẩy mực bút bi trên áo đồng phục đơn giản, hiệu quả

Cách tẩy mực bút bi trên áo đồng phục đơn giản,...

Vết mực bút bi dính trên áo lâu ngày khó làm sạch theo cách thông thường. Lưu ngay 10...

Nước cứng là gì? Cách làm mềm nước cứng tạm thời

Nước cứng là gì? Cách làm mềm nước cứng tạm thời

Nước cứng là loại nước có chứa hàm lượng khoáng chất cao không tốt cho sức khỏe và đồ...

Mùa nồm là gì? Cách chống nồm ẩm trong nhà hiệu quả

Mùa nồm là gì? Cách chống nồm ẩm trong nhà hiệu...

Mùa nồm là hiện tượng độ ẩm không khí tăng cao lên đến 90% sảy ra chủ yếu ở các tỉnh...

Topper là gì? Dùng topper thay nệm được không?

Topper là gì? Dùng topper thay nệm được không?

Nệm topper là tấm bảo vệ được dùng để trải lên trên bề mặt của tấm nệm chính. Vậy ưu...