Một trong những thủ phạm lớn nhất làm mất thẩm mỹ của ngôi nhà và gây ra hiện tượng ẩm mốc chính là hiện tượng tường thấm nước. Tường thấm nước qua thời gian sẽ làm cho bức tường bị mốc, ẩm thấp, thậm chí là rêu mọc lên làm cho ngôi nhà trở nên cũ kỹ và không được đẹp mắt, chưa nói đến việc ảnh hưởng đến sức khỏe của những người trong gia đình, bởi thế việc xây nhà cần thiết phải có những biện pháp chống thấm nhà ở hiệu quả nhất. Dưới đây là một số cách chống thấm tường hiệu quả nhất để bảo vệ cho ngôi nhà của bạn!
3 Cách chống thấm tường hiệu quả nhất
Mùa hè nắng nóng kéo dài, thi thoảng có những trận mưa lớn đột ngột, xối xả khiến cho tường nhà bạn bị nứt, gây ra hiện tượng ngấm nước, ẩm mốc khó chịu. Không chỉ thế, mùa xuân là mua mưa tầm tã, độ ẩm cao sẽ là lúc ẩm mốc mọc lên làm cho bức tường của gia đình trở nên xấu xí. Vậy làm thế nào để có thể chống thấm nhà ở, chống thẩm tường hiệu quả?
Che chắn cho bề mặt tường
Tường nhà thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với khí hậu khắc nghiệt, dễ bị thay đổi nhiệt độ đột ngột lúc nắng lúc mưa, cùng với hiện tượng co giãn nên có thể bị nứt, thấm nước, rêu mốc. Để khắc phục được những mặt hạn chế này, cần sử dụng những biện pháp che chắn tốt cho bức tường, giảm bức xạ chiếu trực tiếp lên bức tường để giảm thiểu tối đa những tác động của tự nhiên vào bức tường.
Có thể sử dụng một lớp mái che bằng tôn cho trần nhà hoặc có thể trồng cây leo kết hợp với vòi phun nước ở mặt tường để giảm ánh nắng chiếu trực tiếp vào bức tường. Tuy nhiên, cách chống thấm nhà ở này đòi hỏi phải thường xuyên chăm sóc cây, đây là một cách trang trí nhà đẹp nhưng nếu không chăm sóc tốt thì lại trở thành nguyên nhân làm cho căn nhà xấu đi.
Gia cố hệ thống thoát nước
Việc tường bị thấm nước không có nghĩa toàn bộ là do thời tiết, nắng mưa của tự nhiên, có một phần là nguyên ngân do đường ống cấp thoát nước. Chất lượng của ống thoát nước, quy cách thi công cần phải được kiểm tra định kì hoặc sau những trận mưa lớn để đảm bảo miệng ống thoát nước không bị tắc vì rác bẩn hay bụi bặm.
Sử dụng vật liệu chống thấm
Có rất nhiều vật liệu chống thấm nhà ở cho tường, trần nhà, trong đó có thể sử dụng sơn chống thấm. Tuy nhiên, sơn chống thấm không phải là giải pháp lâu dài. Với sơn chống thấm, sau thời gian sử dụng cùng những tác động của thời tiết, lớp sơn dễ dàng bị bong tróc ra, để ngôi nhà có vẻ đẹp và tính thẩm mỹ cao thì buộc gia chủ phải thường xuyên sơn lại tường định kì hàng năm.
Để khắc phục mặt hạn chế của sơn chống thấm tường, gạch ốp lát chống thấm được ra đời, với gạch ốp lát chống thấm. Tuy nhiên, không phải tất cả sản phẩm gạch ốp lát trên thị trường đều có khả năng chống thấm. Bởi thế, khi chọn gạch ốp lát cho thị trường, cần chọn gạch ốp lát có khả năng thấm nước gần như bằng không, với sản phẩm gạch không thấm nước này buộc khi thi công phải sử dụng keo dán chuyên dụng chứ không thể sử dụng xi măng như gạch thông thường. Do đó, nếu chọn mua gạch ốp lát, gạch sử dụng xi măng như thông thường thì chắc chắn sản phẩm gạch đó có độ chống thấm không cao.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm gạch chống thấm từ Châu Âu như sản phẩm gạch Tây Ban Nha, gạch ốp lát Italy sẽ là những lựa chọn tuyệt vời. Gạch ốp lát Italy được sản xuất nhờ công nghệ rung và nén bột đá tự nhiên cùng những chất phụ gia khác, cấu tạo của gạch hoàn toàn không có lỗ hổng nên phân tử nước khó mà chui qua, nhờ đó mà khả năng chống thấm tường lên cao tuyệt đối. Bởi thế, chọn lựa gạch ốp tường Italy là một trong những cách chống thấm tường hiệu quả.
Không chỉ là giải pháp chống thấm nhà ở hiệu quả, gạch ốp tường Italy còn là giải pháp trang trí cho ngôi nhà tuyệt đẹp với thiết kế đa dạng từ gạch vân đá, gạch vân gỗ, gạch vân xi măng hay gạch vân kim loại.
Cách chống thấm tường nhà cũ hiệu quả
Chống thấm tường nhà cũ là một cách chống thấm tường ngoài của những ngôi nhà đã cũ, tránh được những tác động của thời tiết. Cách chống thấm tường nhà cũ là để bảo vệ ngôi nhà đã được xây dựng từ lâu tránh khỏi những tác động ẩm ước của thời tiết như ẩm mốc, tránh những bệnh ngoài da.
Nếu không chống thấm nhà ở thì khi nước thấm lên tường nhà đã mang theo một lượng muối khoáng nhất định nào đó. Trong lượng muối khoáng này có chứa khá nhiều dinh dưỡng cho các loại nấm mốc tồn tại và phát triển, khi những loại này xâm nhập vào không gian sống sẽ gây ra những bệnh về đường hô hấp. Nói vậy chúng ta có thể hiểu được tầm quan trọng của việc chống thấm tường nhà cũ.
Nguyên nhân tường nhà cũ bị ẩm mốc
Bắt đầu ngay từ quá trình xây dựng của những người thợ xây, do khi trát vữa từng viên gạch thì lượng vữa không đủ đều, tạo ra những lỗ hổng làm nước dễ dàng thấm qua. Bản thân của lớp vữa cũng có tính hấp thụ nước cao nên việc thấm nước là không thể tránh khỏi. Có thể những ngôi nhà mới xây dựng đã có những biện pháp chống thấm nhưng những ngôi nhà cũ dã không thể lường trước được việc ẩm mốc cho ngôi nhà của mình nên đã không có cách chống thấm tường nhà hiệu quả. Vậy để xử lý chống thấm tường nhà cũ nên được thực hiện thế nào?
Các bước cống thấm tường nhà cũ
Để bảo vệ cho tường nhà khỏi những tác nhân ẩm mốc thì có nhiều phương pháp được đưa ra và được áp dụng nhưng lại không mấy hiệu quả gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cả ngôi nhà. Bởi thế nên cần phải tìm ra được cho mình giải pháp chống thấm nhà ở hiệu quả nhất. Để giảm thiểu tối đa được những thiệt hại không đáng có thì cần phải có những hiểu biết đầy đủ về cách chống thấm tường nhà cũ để có thể xử lý chống thấm hiệu quả nhất.
Với một ngôi nhà cũ được sơn trong một thời gian dài thì tỉ lệ xảy ra hiện tượng ẩm mốc càng tăng lên nhiều hơn. Cách chống thấm tường ngoài cho nhà cũ cũng không phải quá khó. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách chống thấm cho tường nhà cũ. Để chống thấm cho tường nhà cũ có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Trước khi muốn sơn lên tường một lớp sơn mới thì cần phải cạo lớp sơn đã bị bong tróc của ngôi nhà đi, có thể sử dụng hóa chất tẩy rửa để diệt nấm mốc để làm sạch khu vực bị thấm nước trên tường nhà.
Bước 2: Sử dụng vữa hồ để lấp đầy những vết nứt và lỗ hổng hay làm phẳng bề mặt bằng bột trét chuyên dùng dành cho tường ngoài trời, đảm bảo rằng bề mặt đã được phủ kín với độ dày khoảng 0.5cm. Ở bước này, muốn có hiệu quả cao cần phải chắc chắn rằng bề mặt cần phải sơn sạch sẽ và khô thoáng với độ ẩm dưới 16%.
Bước 3: Lúc này hãy phủ một lớp sơn chống kiềm và chờ sơn khô sau đó phủ 1 – 2 lớp sơn chống thấm nhà ở và làm đẹp lên trên bề mặt của sản phẩm.
> Có thể bạn quan tâm: Cách vệ sinh nhà cửa tránh nấm mốc
Trong cách chống thấm nhà ở, tường ngoài nhà cũ cần phải lưu ý khi xảy ra ẩm mốc tại những khu vệ sinh thì phải sử dụng chất phụ gia chống thấm dạng dung dich để phủ lên trên bề mặt phía trong và ngoài của bức tường nhà. Với việc ẩm mốc tại những nơi cần trang trí có thể dùng gạch hay gỗ ốp lên bề mặt vừa có tác dụng chống thấm vừa đảm bảo được về mặt thẩm mỹ cho ngôi nhà của mình.
Cách chống thấm sân thượng sàn bê tông
Chúng ta thường nghĩ rằng sân thượng được làm bằng sàn bê tông nên việc chống thấm là không cần thiết. Sự thật không phải là như thế, bởi bê tông có thể trong quá trình thi công sẽ có lỗ hổng làm phân tử nước đi qua, hoặc qua thời gian thì sàn bê tông cũng sẽ bị nước thẩm thấu dần dần xuyên qua và gây ra hiện tượng ẩm mốc. Bởi thế nên việc cần thiết là phải chống thấm sân thượng. Đặc biệt khi muốn sử dụng sân thượng làm không gian trồng rau, trồng cây xanh thì việc chống thấm sân thượng lại càng cần thiết hơn.
Phải làm thế nào để chống thấm sân thượng được hiệu quả nhất?
Để chống thấm sân thượng có nhiều cách, có thể sử dụng cách chống thấm sân thượng với nhựa đường hoặc có thể lát gạch lát nền chống thấm sân thượng. Chỉ khi chống thấm sân thượng tốt thì việc trồng rau trên sân thượng sẽ không bị đọng nước hay phá hỏng toàn bộ kiến trúc trong nhà.
Chống thấm sân thượng bao gồm việc xử lý, bo tròn các góc bằng vữa sau đó tiến hành phủ lớp chống thấm siêu đàn hồi với độ bền cao và cuối cùng tráng một lớp bảo vệ chống thấm lên bên trên. Ngoài ra thị trường cũng có nhiều vật liệu tự nhiên giúp tiết kiệm được chi phí trong việc chống thấm.
Một số cách xử lý chống thấm sàn sân thượng tiêu biểu như sử dụng sàn bê tông cốt thép mái, dùng lớp sơn chống thấm cho bề mặt của bê tông sàn hay dùng lớp vữa xi măng mác 100 để tạo dốc, dùng lớp sỏi viên có đường kính 3-5cm. Hoặc thị trường có nhiều loại gạch chống thấm sân thượng hiệu quả đến từ những quốc gia tiêu biểu như Italy hỗ trợ vừa có thể làm đẹp cho ngôi nhà của mình vừa có thể chống thấm cho sân thượng hiệu quả nhất.
> Có thể bạn quan tâm: Giải pháp vệ sinh công nghiệp bảo dưỡng và phủ bóng các loại sàn
Một số vật liệu chống thấm nhà ở
Bên trên chúng ta đã đề cập đến vật liệu chống thấm nhà ở. Để giải quyết nhu cầu chống thấm đó thì cần phải tìm hiểu về những vật liệu chống thấm để đưa ra được lựa chọn phù hợp với không gian của mình. Có nhiều vật liệu chống thấm tường nhà, dưới đây là chi tiết khi chống thấm tường nhà.
Bạt chống thấm
Bạt chống thấm hay còn được gọi là màng chống thấm chứa 97.5% nhựa nguyên sinh, 2.5% còn lại bao gồm cacbon đen, chất ổn định nhiệt, chất khoáng tia UV không gây độc hại và có thể sử dụng làm bể chứa nước ngọt trong không gian. Đồng thời bạt chống thấm cũng chứa nhiều ứng dụng hữu ích khác như xử lý nước thải, lót đáy bãi chôn lấp rác làm hồ nuôi tôm… Thường bạt chống thấm có chiều dày từ 0.3 – 3mm tùy theo ứng dụng mà sử dụng chiều dày tương ứng khác nhau.
Nhựa đường chống thấm
Nhựa đường chống thấm là một cách chống thấm sân thượng được yêu thích. Chống thấm sân thượng với nhựa đường đem lại hiệu quả tương đối cao. Nhựa đường được tồn tại dưới dạng lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen. Nhựa đường có mặt trong phần lớn các loại dầu thô và trong một số trầm tích tự nhiên. Thành phần chủ yếu của của nhựa đường chống thấm là bitum nên nó thường bị nhầm với hắc ín. Tuy nhiên, hắc ín lại có hàm lượng bitum thấp hơn của nhựa đường và được sản xuất bằng phương pháp chưng cất phá hủy các chất hữu cơ.
Nhựa đường từ lâu được sử dụng vào việc chống thấm sân thượng. Chống thấm sân thượng bằng nhựa đường là cách đem lại hiệu quả cao nhờ những ưu điểm nổi bật của nó như khả năng bám dính mạnh trong điều kiện khí hậu và nhiệt độ của nước ta, cho đàn hồi tốt và tính dẻo dai cao và chịu được áp lực của nước. Đồng thời nhựa đường còn có khả năng trám bít các vết nứt, các khe hở tất tốt đem lại sự an toàn và không độc hại cũng như tính bền vững cao.
Chống thấm nhà ở bằng tôn
Chống thấm bằng tôn không phải là một phương pháp mới nhưng việc chống thấm tường bằng tôn cũng ngày càng được áp dụng phổ biến hơn. Sở dĩ tôn chống thấm được áp dụng thường xuyên là bởi vì những đặc tính, đặc thù của nó như khả năng cống nước gần như tuyệt đối, có thể bảo vệ hoàn hảo cho tường nhà, kiên cố, an toàn và vững chắc cũng như có tuổi thọ lâu năm. Kỹ thuật thi công của tôn chống thấm cũng không hề dễ dàng và chi phí cho giải pháp ốp tôn chống thấm tường nhà tương đối cao. Bề mặt tôn không được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ so với sơn chống thấm
Trên đây là tổng hợp những kiến thức khi chống thấm nhà ở tường nhà, chống thấm sân thượng để hoàn thiện hơn cho không gian ngôi nhà thân yêu của bạn. Vệ Sinh Công Nghiệp Năm Sao hy vọng mỗi gia đình đều có một không gian sống hiện đại, sạch sẽ vệ sinh và tràn đầy sức khỏe!