Tái chế là hoạt động giúp tận dụng các vật dụng cũ thành những đồ vật mới hữu ích hơn. Hoạt động này được khuyến kích giúp giảm thiểu lượng rác thải không cần thiết ra môi trường, đồng thời giúp tiết kiệm kinh phí khi mua đồ dùng mới. Tại nhà trường, các hoạt động tái chế được khuyến kích giúp dạy trẻ về việc bảo vệ môi trường. Đồng thời giúp nâng cao tư duy và khả năng sáng tại cho bé. Cùng Vệ Sinh Công Nghiệp tham khảo qua 45+ ý tưởng tái chế độc đáo, đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà nhé!
Tái chế là gì?
Tái chế là việc chuyển đổi đồ dùng cũ, đồ hư hỏng, rác thải hoặc các phế liệu thành đồ dùng mới có khả năng ứng dụng để phục vụ cho hoạt động của con người. Việc làm này giúp tiết kiệm vật liệu và giảm thiểu lượng khí nhà kính thải ra môi trường so với dây chuyền sản xuất mới.
Thông thường, các rác thải được tái chế đa phần là các sản phẩm nhựa, nhôm, sắt và inox,... Tùy vào mức độ sử dụng được của sản phẩm mà nhà máy rác thải sẽ phân và sản xuất chúng thành các vật phẩm khác nhau.
Ý nghĩa của tái chế là gì?
Tái chế và sử dụng đồ tái chế mang lại ý nghĩa to lớn không chỉ với con người mà còn với thiên nhiên Trái Đất. Khi các vấn đề về ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, dẫn theo biến đổi khí hậu và một loạt các hiện tượng cực đoan có sức tàn phá ngày càng lớn, thì việc tái sử dụng là điều cần thiết mà bất cứ ai cũng nên làm.
Những ý nghĩa lớn của việc tái chế là:
- Giảm lượng rác thải ra bên ngoài mỗi ngày
- Giảm ô nhiễm môi trường bao gồm môi trường nước, môi trường không khí…
- Giảm năng lượng nguyên chất được tiêu thụ
- Tiết kiệm chi phí mua sắm đồ dùng mới, bảo vệ tài chính cá nhân
Các chất liệu có thể làm đồ tái chế tại nhà
Không phải chất liệu nào cũng có thể tái chế tại nhà vì tái chế là một việc gồm nhiều công đoạn đòi hỏi phải có kỹ thuật xử lý đúng quy trình. Phần lớn các chất liệu có thể tái sử dụng trong cuộc sống hàng ngày đều ở dạng chất rắn, bao gồm:
- Giấy, vỏ hộp, bìa các tông: Bạn có thể tận dụng giấy cũ, các loại hộp, bìa… để tái sử dụng thành nhiều vật dụng có ích trong nhà và văn phòng của mình, giúp sản phẩm gia tăng vòng đời và tạo ra những đồ dùng có vẻ ngoài độc lạ cho bản thân.
- Đồ nhựa: Đừng vội vứt bỏ những chai nước, những bình nước, những hộp đựng thức ăn… bằng nhựa, bạn hãy thử biến rác thải nhựa thành những chậu cây nhỏ xinh, nơi ươm mầm rau hay dùng để đựng các đồ vật khác.
- Thủy tinh: Đây cũng là một chất liệu có thể tái chế. Tuy nhiên, không phải loại thủy tinh nào cũng có thể tái sử dụng tại nhà. Bạn có thể tận dụng các chai thủy tinh đựng gia vị, hủ thủy tinh hoặc các lọ thủy tinh đựng mỹ phẩm.
Kim loại như nhôm, thiếc, đồng thau, chì, kẽm…
Vải bông, sợi tơ tằm… từ quần áo và phụ kiện thời trang
- Các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, máy tính…
Nếu trong gia đình có bất kỳ đồ dùng nào có thể tận dụng để tái chế kể trên, bạn hãy làm sạch chúng, đựng trong bọc phù hợp, mang tới thùng rác dành cho đồ tái sử dụng hoặc bất kỳ nhà máy thu nguyên liệu để tái chế nào thuận tiện nhé.
Ý tưởng trang phục tái chế từ đồ cũ
Quần jean được sử dụng sau một thời gian nếu bạn không còn thích chúng nữa thì hãy tận dụng làm thành các trang phục tái chế sau đây:
Tái chế quần jean thành túi xách
Một chiếc quần jean được tạo thành từ túi xách là một ý tưởng vô cùng độc đáo. Chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Dùng kéo cắt một nữa hai ống quần (khoảng 45cm)
- Bước 2: Tiếp tục cắt dọc ống quần thành hai tấm vải và may 3 cạnh của chúng lại với nhau.
- Bước 3: Cắt 2 hình vuông ở hai góc đáy được may liền. Sau đó, may góc bị cắt lại.
- Bước 4:Cuối cùng, cắt đai quần jean ra dùng để làm vai đeo cho túi.
Tái chế quần jean thành chiếc balo
Nếu túi xách không phải là lựa chọn của bạn thì bạn cũng có thể chọn biến chiếc quần jean không sử dụng nữa thành chiếc balo đáng yêu.
- Bước 1: Chuẩn bị một bìa giấy cứng có chiều ngang 25cm và chiều dọc là 30cm. Sau đó gấp chúng lại theo chiều dọc và cắt hình cung cho nó tại một phía bất kỳ.
- Bước 2: Cắt toàn bộ ống quần thành 2 phần bằng nhau. Tiếp tục kê bìa giấy cứng ban đầu vào 2 mảng vải quần jean vừa cắt. Sau đó cắt theo hình thù của bìa giấy cứng.
- Bước 3: Gấp đôi tờ bìa cứng lại, cắt theo đường cong để làm góc vuông của tờ giấy thành góc tù. Tương tự như bước trên, ướm tờ giấy vào để cắt bỏ góc vuông cho hai tấm vải.
- Bước 4: Cắt dọc 2 miếng vải jean khác để may vào hai bên dây kéo. Dùng một miếng vải khác đặt ở phần còn lại của dây kéo và may cố định.
- Bước 5: Tháo đai quần jean ra, cắt phần còn lại làm ba và lắp thành một chiếc balo.
Ý tưởng tái chế từ quần jean khác
Dưới đây là một vài ý tưởng thời trang tái chế từ đồ jean:
Tái chế quần jean cũ thành yếm
Tái chế quần jean thành mũ
Dùng quần jean tái chế làm khăn thêu
Ý tưởng làm đồ tái chế sáng tạo từ ống hút
Ống hút có thể được sử dụng tái chế thành nhiều đồ chơi như lọ đựng hoa và các món đồ chơi khác cho trẻ nhỏ. Cùng Vệ Sinh Công Nghiệp điểm danh qua các món đồ chơi này nhé!
Tái chế ống hút thành bình đựng hoa
Ống hút tái chế thành bình đựng hoa quả là một sáng kiến vô cùng độc đáo. Chỉ cần bạn chuẩn bị thật nhiều ống hút có độ dài bằng nhau sau đó sắp xếp chúng nằm xen kẽ, dùng keo hai mặt dán lại theo chiều ngang để dán cố định chúng và uống cong chúng lại theo vòng tròn.
Tái chế ống hút thành đồ chơi trẻ em
Có khá nhiều mẫu đồ chơi trẻ em được sáng tạo bằng ống hút, ví dụ như ngôi nhà dưới đây. Từ các ống hút đơn giản, bạn có thể tạo ra các đồ vật trang trí cho ngôi nhà của bạn như:
- Cây oải hương
- Hộp đựng bút
- Con công được làm từ ống hút
- Làm lồng đèn treo phòng bằng ống hút
Chậu hoa tái chế được làm từ ống hút
Ngôi nhà đồ chơi tái chế từ ống hút nhựa
Tái chế ống hút thành hộp đựng bút
Tái chế ống hút thành đồ chơi
Ý tưởng làm đồ tái chế từ rác thải nhựa
Không khó để bạn có thể biến ý tưởng thành hiện thực, bởi nhựa là một trong những chất liệu dễ tái chế nhất chỉ với vài thao tác đơn giản. Hãy tham khảo những ý tưởng tái chế rác thải nhựa hay mà bạn nên biết dưới đây nhé:
Tái chế rác thải nhựa thành chậu cây cảnh
Và không chỉ riêng cây cảnh, bạn có thể tái chế chai nhựa thành nơi ươm mầm, trồng rau, trồng hoa… cùng các bước hướng dẫn sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ như dao, kéo… và không thể thiếu chai nhựa cũ
- Bước 2: Dùng dao hoặc kéo để cắt chai nhựa thành hình mong muốn
- Bước 3: Dùng đầu nhọn của kéo hoặc dao khoét lỗ bên dưới chai nhựa để tạo đường thoát nước cho cây hoặc rau
Vậy là bạn đã hoàn thành một chậu cây mới hoàn toàn từ chai nhựa cũ của gia đình. Bạn có thể làm đẹp cho chậu cây hơn bằng cách vẽ hoa văn hoặc dùng sỏi đá để trang trí chậu cây nhé.
Tái chế chai nhựa thành hộp đựng bút
Hộp bút là một vật dụng rất quen thuộc đối với trẻ em đến tuổi đi học. Do đó, có khá nhiều cách để bạn tái chế chai nhựa thành hộp đựng bút dễ thương theo sở thích của các bé.
Chỉ cần bạn bỏ ra một ít thời gian và công sức là đã có thể sở hữu những hộp bút đáng yêu có nhiều hình thù như thế này rồi.
Tái chế chai nhựa thành bình hoa trang trí
Nếu đã có hoa, thì bạn cũng có thể biến rác thải nhựa thành bình hoa cho đủ bộ sản phẩm thân thiện với môi trường. Để tạo bình hoa từ rác thải nhựa, bạn có thể chọn những chai, lọ với nhiều kích thước, chiều cao khác nhau từ nhỏ cho tới lớn.
Cách thực hiện bình hoa tương tự như cách tạo chậu cây.
- Bước 1: Bạn có thể ước chừng chiều cao của lọ mà mình mong muốn trước khi cắt thân lọ.
- Bước 2: Một điểm nữa mà bạn không cần thực hiện đó là tạo lỗ dưới đáy lọ.
- Bước 3: Những bình hoa trang trí từ nhựa sẽ trở nên đẹp mắt hơn khi bạn tô màu, vẽ họa tiết và tạo hình thù riêng biệt...
Tái chế chai nhựa thành lọ hoa để bàn
Những chiếc ống hút nhựa sau khi được sử dụng có thể được gom lại và tái chế thành các loại hoa trang trí trong mỗi gia đình. Bạn có thể thực hiện như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ gồm: Súng bắn keo, kéo, tăm bông, một quả bóng tròn nhỏ, ống hút nhựa
- Bước 2: Chẻ ống hút nhựa thành nhiều nhánh nhỏ để tạo hình cánh hoa
- Bước 3: Sử dụng tăm bông để làm thân hoa bằng cách dùng súng bắn keo lên một đầu bông, có thể cắt bớt đầu bông còn lại
- Bước 4: Gắn các ống hút đã chẻ lên đầu tăm bông đã có keo
- Bước 5: Sử dụng súng bắn keo cho quả bóng tròn nhỏ và gắn cây tăm bông hoa lên quả bóng
- Bước 6: Chọn một ống hút dài và bắn keo lên đó, rồi gắn bông hoa để tạo nên bông hoa hoàn chỉnh cả thân
- Bước 7: Cắm hoa vào bình hoặc chậu và trang trí theo ý muốn để hoàn thành công việc
Ý tưởng làm đồ tái chế từ chai nhựa khác
Đối với các gia đình có con nhỏ, tái chế rác thải nhựa thành đồ chơi chắc chắn là một ý tưởng độc đáo. Các cha mẹ hoàn toàn có thể tái chế chai nhựa thô cứng thành nhiều chiếc quạt nhỏ xinh xắn.
Tái chế rác thải nhựa thành các con vật
Tái chế rác thải nhựa và dây thừng cũ thành lọ hoa
Tái chế chai nhựa thành lồng đèn
Tái chế chai nhựa cũ thành xe hơi đồ chơi
Sử dụng chai nhựa và muỗng nhựa cũ thành đèn lồng
Mẹo tái chế chai nước cũ thành đồ đựng bàn chải đánh răng
Ý tưởng làm đồ tái chế từ vỏ lon nước cũ
Lon nước đã dùng xong là một vật liệu thường xuyên được ứng dụng trong hoạt động tái chế. Hãy bắt tay vào làm những món đồ sau đây nhé!
Tái chế lon nước cũ trồng cây
Tuy các lon nước ngọt có dung tích khá nhỏ nhưng chúng có thể trồng được các cây như xương rồng cảnh, sen đá,... Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc kéo hoặc một chiếc dao nhỏ để khoét đi một phần của thân lon sau đó cho đất vào và trồng cây như bình thường.
Tái chế lon nước thành hộp bút
Vật dụng trong gia đình của chúng ta thường khá đa dạng và không có chỗ chứa. Hoặc có một số đồ vật trong quá trình học tập và làm việc bạn rất cần. Do đó, hãy tham khảo các vật dụng được tái chế từ lon nước sau đây:
Ý tưởng làm đồ tái chế từ lon nước khác
Bên cạnh các ý tưởng trên, bạn có thể tham khảo thêm những ý tưởng tái chế lon nước hay khác như:
Tái chế lon thành hộp đồ chơi dễ thương
Tái chế ly nước nhựa cũ thành chuông treo gió
Tái chế ly nước nhựa thành chậu cây
Lon được sáng tạo thành bộ dụng cụ ăn uống đẹp mắt.
Tái chế lọ nước cũ thành đồ dùng bếp hữu ích
Trồng và thực hiện phân loại cây dễ dàng nhờ lon đồ ăn hộp.
Các ý tưởng làm đồ tái chế độc đáo khác
Tái chế không những giúp giảm thiểu lượng rác thải, dạy bé cách bảo vệ môi trường mà tái chế còn là cách giúp trẻ tư duy sáng tạo hơn. Dưới đây là một vài những ý tưởng độc đáo khác mà bạn có thể tham khảo làm cũng bé khi ở nhà:
Tận dụng tái chế các đồ làm bánh cũ
Đèn treo trần được sáng tạo từ xoong nồi rất ấn tượng.
Tận dụng chiếc chảo không dùng nữa để trồng sen đá.
Rổ đựng trái cây độc đáo.
Tái chế bóng đèn thành chậu cấm hoa
Tái chế bóng đèn thành đèn dầu
Lọ hoa được làm bằng đũa gỗ dính liền với nhau.
Những chiếc đĩa cũ kỹ được gắn vào tường tạo nên vẻ đẹp mộc mạc.
Dụng hộp carton đựng trứng tái chế để trồng cây.
Tái chế hộp giấy thành đồ chơi cho bé
Những lưu ý khi làm đồ tái chế tại nhà
Tận dụng và tái chế những món đồ cũ thành các vật dụng hữu ích hơn là điều tốt, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì bạn nên lưu ý những điều sau:
- Trước khi tái chế cần vệ sinh, làm sạch và diệt khuẩn cẩn thận.
- Không sử dụng đồ chơi tái chế cho trẻ dưới 3 tuổi.
- Nên chọn các ý tưởng làm đồ tái chế phù hợp với độ tuổi của bé.
- Đối với rác thải nhựa, để đảm bảo an toàn bạn chỉ nên tái chế với các loại nhựa: PET, HDPE, LDPE, PP
- Trong quá trình làm đồ tái chế cần có người lớn cạnh, tránh sử dụng các vật sắt nhọn trong quá trình làm.
Làm đồ tái chế là hoạt động cần thiết không chỉ giúp giảm lượng rác thải ra môi trường mà còn cho bé khả năng tư duy sáng tạo với những món đồ cũ đã bỏ đi. Hy vọng thông qua bài viết trên bạn đã có thêm nhiều ý tưởng làm đồ tái chế hay, độc đáo cùng bé. Đừng quên theo dõi trang để cập nhật thêm nhiều kiến thức và mẹo hay về nhà cửa nhé.