Dọn dẹp và vệ sinh khách sạn là một công việc cần thiết và thật sự quan trọng nếu doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng và duy trì sự hài lòng của khách hàng. Vệ sinh khách sạn hiệu quả phải đi cùng nguyên tắc và quy trình vệ sinh rõ ràng. Hãy cùng Vệ Sinh Công Nghiệp tìm hiểu về nguyên tắc và quy trình dọn dẹp, vệ sinh khách sạn, giúp bạn nâng cao hiệu quả công việc và mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng nhé!
17 Nguyên tắc cần nhớ trong vệ sinh khách sạn
- Bảo toàn vật liệu khi vệ sinh: khi vệ sinh vết bẩn bạn cần hạn chế làm ảnh hưởng hay gây hư hại bề mặt vật liệu, đồ dùng xung quanh.
- Bề mặt vật dụng cần được khôi phục và trả về trạng thái ban đầu sau khi được làm sạch.
- Quá trình dọn dẹp và vệ sinh khách sạn phải hiệu quả, ưu tiên sử dụng vật dụng thủ công để làm sạch. Hạn chế sử dụng và tiêu tốn quá nhiều thiết bị , chất tẩy rửa, nhân công và thời gian.
- Từ đơn giản đến phức tạp: phương pháp ưu tiên làm sạch vết bẩn đơn giản đến phức tạp được cho là hiệu quả và đơn giản nhất, giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức vệ sinh khách sạn.
- Sử dụng phương pháp vệ sinh ít gây hại nhất có thể cho bề mặt được làm sạch là yếu tố cốt lõi trong nguyên tắc vệ sinh nhằm đảm bảo an toàn và không gây hư hỏng.
- Từ cao xuống thấp: tiến hành vệ sinh khách sạn từ khu vực cao nhất đến thấp nhất ở bất cứ nơi nào có thể.
- Từ sạch đến dơ: để tránh sự lây lan vết bẩn từ bề mặt bẩn hơn sang bề mặt sạch hơn, bạn nên bắt đầu vệ sinh các bề mặt sạch trước sau đó tới những bề mặt bẩn hơn.
- Nguyên tắc giật lùi: Người vệ sinh khách sạn nên di chuyển sụt lùi khi lau chùi sàn nhà hay đánh bóng khu vực nào đó để bảo toàn khu vực vừa mới vệ sinh, đảm bảo mình không giẫm phải.
- Ưu tiên phương pháp hút: Phương pháp này sẽ đảm bảo hiệu quả mức độ làm sạch cao hơn việc sử dụng chổi quét.
- Tránh gây ồn ào trong khi vệ sinh thấp nhất có thể.
- Nhanh chóng loại bỏ vết bẩn khi chúng vừa xảy ra bằng các phương pháp chính xác nhất giúp tiết kiệm thời gian và công sức dọn dẹp.
- Người dọn dẹp nên thực hiện các biện pháp an toàn và sử dụng bảo hộ trong khi vệ sinh khách sạn.
- Xếp ngay ngắn các chất tẩy rửa và thiết bị vệ sinh sang một bên trong và sau khi dọn dẹp.
- Nên bắt đầu dọn dẹp từ khu vực xa nhất so với cửa, sau đó từ từ tiến lại gần lối thoát.
- Kết thúc quá trình vệ sinh khách sạn, bạn nên vệ sinh và lau chùi thiết bị cẩn thận, đảm bảo thiết bị được bảo quản đúng cách.
- Hóa chất làm sạch nên được refill bổ sung, lưu trữ an toàn và đúng cách.
- Loại bỏ các rác thải ở khu vực vệ sinh và đảm bảo khu vực làm việc phải luôn gọn gàng và ngăn nắp.
Xem thêm: Cách làm thơm phòng tự nhiên,không cần dùng hóa chất
Quy trình dọn dẹp, vệ sinh khách sạn cơ bản
Quy trình dọn dẹp, vệ sinh khách sạn có thể thay đổi tùy theo từng yêu cầu của mỗi khách sạn, nhưng nhìn chung sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Thu gom đồ vải bẩn và phân loại rác thải
- Chuẩn bị giỏ/ xô đựng các loại đồ dùng, thiết bị vệ sinh cùng chất tẩy rửa đem vào phòng tắm của khách sạn.
- Sau đó thu gom rác và các loại đồ dùng của khách bỏ lại và phân loại rác bỏ vào các túi khác nhau.
- Song song đó dùng chất xịt/ tẩy rửa vào trong bồn cầu, bệ ngồi, nắp đậy và thân bồn cầu và để khoảng 4 - 5 phút dùng cọ chà từ trong ra ngoài. Sau đó giật/ xả nước để làm sạch.
Lưu ý: tuyệt đối không được dùng các đồ vải bẩn, ướt đã sử dụng của khách làm khăn lau khi lau dọn.
Bước 2: Rửa bát đĩa, ly tách và vệ sinh bồn rửa tay
- Rửa bát đĩa, ly tách: Sử dụng găng tay và dung dịch vệ sinh tiến hành rửa bát đĩa, cốc chén và các vật dụng khác sạch sẽ. Đảm bảo sau khi rửa không để lại vết bẩn sau đó lau khô và để ngăn nắp vào nơi khô ráo.
- Vệ sinh bồn rửa tay: sau khi vệ sinh bát đĩa, hãy tận dụng chất rửa vừa rồi để vệ sinh các khu vực như: chân vòi nước, thành bồn rửa tay, dùng cọ hoặc bàn chải đánh răng để cọ sạch lỗ thoát nước, móc rác nghẹt dưới ống thoát nước (nếu có). Sau đó lau khô các bề mặt bồn rửa và khu vực xung quanh.
Bước 3: Vệ sinh bồn tắm, khu vực phòng tắm
- Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh khách sạn: khăn sạch, bàn chải cứng hoặc bàn cọ, xô đựng nước, giẻ hoặc bọt biển, găng tay cao su và chất khử trùng.
- Vệ sinh vòi hoa sen: tháo nắm vòi sen và làm sạch vết cặn bên trong.
- Đánh bóng vòi nước và đồ mạ: Dùng bàn chải để rửa toàn bộ phía sau và phía trước vòi nước đảm bảo không còn tồn đọng hóa chất.
- Kiểm tra và vệ sinh gạch ốp tường nếu bị ố vàng, vết bẩn (nếu có)
- Vệ sinh sàn phòng tắm: sử dụng dụng cụ lau chùi phù hợp với các loại sàn phòng tắm khác nhau, chú ý nên lau từ trong ra ngoài cửa. Phương pháp này sẽ đảm bảo sàn sạch tuyệt đối, không để lại vết bẩn từ chân người vệ sinh.
- Vệ sinh gương kính: xịt trực tiếp nước tẩy rửa lên bề mặt gương kính sau đó chà nhẹ để làm sạch bề mặt.
- Vệ sinh thùng rác: đổ rác và rửa sạch, sau đó phơi ráo hoặc lau khô bên trong và cho vào túi rác mới.
- Sau khi vệ sinh khách sạn ở phòng tắm, bạn cần chú ý dùng vòi sen xịt nước lại toàn bộ khu vực phòng tắm, để đảm bảo các vết bẩn đã được làm sạch, không có vết xước, hay tồn đọng nước, hóa chất và rác vụn.
Bước 4: Thay đồ dùng mới, thu dọn và kiểm tra lần cuối
- Thay mới và bổ sung các đồ dùng bị hao hụt sau khi phục vụ khách. Đặt đúng vị trí và sắp xếp gọn gàng các đồ dùng đã bố trí trước đó.
- Trước khi rời khỏi phòng, hãy kiểm tra lại lần cuối toàn bộ phòng tắm. Đảm bảo mọi thứ trong căn phòng đã được làm sạch và rác thải đã được đem ra khỏi phòng. Mọi thứ phải đều sạch sẽ và ngăn nắp, khô ráo và không có mùi hôi hay chất tẩy rửa.
Một số lưu ý khi dọn vệ sinh khách sạn
Ngoài những nguyên tắc và quy trình vệ sinh khách sạn, bạn cần lưu ý một số yếu tố và đặc điểm để nhận biết và vệ sinh hiệu quả hơn. Tìm hiểu tiếp nội dung dưới đây nhé!
Vệ sinh và bảo dưỡng sàn sảnh
Đối với sàn cứng của tiền sảnh, việc tẩy lông và bảo dưỡng là không thể thiếu, nước sáp có thể lấp đầy các lỗ rỗng khó nhìn thấy trên mặt sàn, ngăn chặn sự xâm nhập của các vết bẩn, tạo thành lớp màng bảo vệ bề mặt nền hiệu quả, có thể chống ẩm và chống thấm, ngăn sàn đá bị hư hại do ma sát. Kết quả của việc đánh bóng và tẩy lông sàn là làm cho sàn sáng, sạch và sang trọng.
Đồ nội thất và đồ trang trí tiền sảnh
Một số đồ đạc và đồ trang trí trong sảnh phải được lau thường xuyên hàng ngày. Ở đây cần lưu ý rằng các vật dụng bằng các vật liệu khác nhau nên được làm sạch và bảo dưỡng bằng các vật dụng vệ sinh tương ứng.
Ví dụ, nếu đó là đồ trang sức bằng thủy tinh, nên sử dụng chất tẩy rửa kính và dụng cụ lau kính; các phụ kiện bằng thép không gỉ nên là chất bảo dưỡng bằng thép không gỉ; đồ nội thất và đồ trang sức bằng gỗ nên sử dụng các sản phẩm như sáp nội thất.
Giặt thảm khách sạn
Thực tế có bốn bước để giặt thảm đúng cách: hút bụi- xử lí vết bẩn- làm sạch bề mặt- làm sạch kỹ lưỡng. Thảm trải sàn khách sạn đón khách hàng ngày nên bên trong sẽ có rất nhiều bụi bẩn, chính vì vậy thảm cần được hút bụi hàng ngày.
Sau đó kiểm tra những chỗ thảm có vết bẩn khó giặt thì nên làm sạch một phần bằng chất tẩy rửa. Sau khi hoàn thành bước này, bạn rửa sạch bề mặt thảm bằng nước sạch. Cuối cùng, vệ sinh thảm thật sạch bằng chất tẩy rửa, rồi phơi trong bóng râm!
Xem thêm: Tạp vụ khách sạn là gì? Mô tả công việc và mức lương
Dọn phòng khách sạn
Hệ thống vệ sinh trong phòng nghỉ bao gồm bồn tắm, bồn cầu, chậu rửa, cốc chén, chăn ga gối đệm ... Những đồ dùng, vật dụng tiếp xúc trực tiếp với khách phải được vệ sinh, khử trùng, thay thế và bảo dưỡng hàng ngày sau khi khách sử dụng. Cách vệ sinh khách sạn cũng giống như trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Nhân viên trong ngành khách sạn thường nói về cách cải thiện sự hài lòng của khách, nhưng ít ai nghĩ rằng sự sạch sẽ từ đại sảnh cho đến hành lang và buồng phòng đứng đầu trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách trong khách sạn.
Dọn dẹp và vệ sinh khách sạn là một công việc quan trọng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và chuyên nghiệp. Hy vọng qua những chia sẻ của Vệ Sinh Công Nghiệp bạn đã có thêm cho mình những nguyên tắc và quy trình vệ sinh khách sạn hiệu quả để áp dụng vào công việc để nâng cao chất lượng làm việc và mang trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.