Nhà ở cần được dọn dẹp, làm vệ sinh định kỳ để loại bỏ chất bẩn, tác nhân ô nhiễm ra khỏi không gian. Tùy từng căn phòng mà yêu cầu vệ sinh sẽ khác nhau. Nhà tắm, nhà vệ sinh là nơi vệ sinh cá nhân, sinh hoạt riêng tư cần được giữ sạch để giảm nguy cơ mầm bệnh phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bạn tiến hành vệ sinh nhà tắm thường xuyên nhưng không đúng cách sẽ gây ô nhiễm và hư hỏng đồ đạc. Chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nhìn nhận các sai lầm thường gặp khi dọn vệ sinh nhà tắm, giảm các phát sinh và sự cố không đáng có.
Tổng hợp sai lầm phổ biến cần tránh khi dọn dẹp toilet, nhà tắm
Nhà tắm có thể được thiết kế chung hay riêng với toilet, tùy theo đặc điểm của từng gia đình. Không gian nhà tắm là nơi quan trọng, phục vụ sinh hoạt cá nhân, hoạt động sống hàng ngày của các thành viên. Nhà tắm, nhà vệ sinh thường xuyên ẩm ướt, nền nhà dính nước do sinh hoạt nên rất dễ phát sinh nấm mốc, vi khuẩn gây mùi, kết hợp với chất thải bẩn từ con người gây bệnh.
Mặc dù vệ sinh nhà tắm hàng ngày nhưng không ít người vẫn có những quan niệm sai lầm và dọn dẹp không đúng cách. Dưới đây là 5 sai lầm phổ biến khi dọn dẹp nhà vệ sinh mà bạn cần tránh
Vệ sinh nhưng không tiến hành phủi bụi trước khi làm ướt, sử dụng hóa chất
Nhà tắm ẩm ướt nên khá ít người phủ bụi đồ dùng nhà tắm trước khi bắt tay dọn dẹp. Bụi bẩn không được làm sạch sẽ làm bẩn rẻ lau, dụng cụ và làm tái bẩn bề mặt.
Vệ sinh gương nhà tắm không đúng cách khiến gương bị ố vàng, trầy xước
Chị em cần lưu ý, gương cần được làm sạch bụi và làm ướt trước để loại bỏ cặn bẩn. Sử dụng nước vệ sinh gương kính chuyên dụng để loại bỏ chất bẩn, cặn canxi. Sử dụng khăn mềm, cần gạt nước để loại bỏ chất bẩn trên gương kính. Không dùng vật sắc nhọn để cọ rửa gương gây trầy xước.
Vệ sinh bồn cầu nhưng không tiến hành diệt khuẩn
Bồn cầu là nơi thu gom chất thải, thường xuyên gây mùi và tích tụ chất bẩn, vi khuẩn. Sử dụng dung dịch tẩy rửa và cọ bồn cầu chuyên dụng, sau đó tiến hành khử khuẩn khu vực nhà vệ sinh, bồn cầu, các vật cầm nắm để giảm vi khuẩn khi tiếp xúc. Sử dụng hóa chất thành phần Sodium Hypochlorite có khả năng tiêu diệt vi khuẩn bề mặt hiệu quả
Vệ sinh nhà vệ sinh, nhà tắm bằng vật dụng dính bẩn lâu ngày, bị dính nước
Vật dụng bị dính bẩn, nhiều vi khuẩn sẽ làm nhiễm bẩn bề mặt mà bạn không thể nhận ra. Do vậy, sau khi sử dụng dụng cụ như: cọ bồn cầu, bàn chải, cần gạt kính… cần vệ sinh sạch, khử khuẩn và để ở nơi khô ráo.
Không dọn dẹp các vị trí góc khuất bồn cầu, bồn rửa mặt, bồn tắm…
Đây là thói quen phổ biến của nhiều chị em nội trợ, khiến nhà tắm vẫn bị bẩn, nhiều góc khuất tích tụ chất bẩn phát sinh mùi, vi khuẩn.
Lưu ý khi dọn vệ sinh nhà tắm mà gia chủ cần biết
Nhà tắm, nhà vệ sinh cần được dọn dẹp sạch đúng cách để giữ không gian sinh hoạt an toàn, giảm các tác nhân gây bệnh cho con người. Một số lưu ý khi vệ sinh nhà tắm, nhà vệ sinh mà bạn cần lưu ý:
- Dọn vệ sinh tổng thể và định kỳ cho từng khu vực nhà tắm. Các vị trí tường, đồ dùng nội thất, đồ dùng vệ sinh cá nhân cần được dọn dẹp sạch và sát khuẩn.
- Thực hiện vệ sinh nhà tắm sạch bằng cách tuân thủ nguyên tắc dọn từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài để không làm tái nhiễm bẩn đồ dùng trong nhà tắm. Cần che chắn các vị trí quan trọng khi tiến hành vệ sinh, xịt nước.
- Sử dụng hóa chất chuyên dụng cho từng vị trí để khử mùi nhà tắm: gương kính, tường, đồ gỗ, đồ gốm sứ… Để làm sạch bề mặt và bảo vệ vật dụng an toàn, sạch sẽ.
- Vệ sinh nhà tắm và làm khô bề mặt vật dụng bằng cách sấy hoặc mở cửa thông thoáng để nhà tắm luôn sạch, giảm vi khuẩn phát triển.
- Lập list kế hoạch cụ thể để vệ sinh nhà tắm khi cần thiết, tránh việc vệ sinh nhưng quên việc, dọn dẹp lại nhiều lần.
Đặc điểm nhà vệ sinh, nhà tắm thường xuyên ẩm ướt và được dùng để vệ sinh cá nhân. Không gian nhà tắm, toilet dễ bị dính bẩn, tích tụ cặn bã, chất thải… Kết hợp với môi trường ẩm ướt phát sinh mầm bệnh. Lưu ý làm sạch vệ sinh nhà cửa cần chú ý không gian nhà tắm, giữ không gian sạch thoáng và được khử khuẩn thường xuyên. Hy vọng chia sẻ trên đây sẽ hữu ích giúp bạn dọn vệ sinh nhà tắm đúng cách, hiệu quả cho không gian sạch sẽ an toàn.