Sàn nhà bị nồm vừa gây ẩm ướt, trơn trượt nguy hiểm, vừa ảnh hưởng sức khỏe người thân. Hãy thực hiện các biện pháp đơn giản sau đây để khắc phục tình trạng này.
1. Hiện tượng nồm ẩm là gì?
Nồm ẩm là hiện tượng thời tiết khá phổ biến ở các tỉnh thành phía bắc. Trời ẩm lạnh, hơi nước ngưng tụ trên tường, sàn nhà, đồ nội thất… trông như đang “đổ mồ hôi”. Trời nồm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt đời sống thường ngày và sức khỏe con người.
Thời tiết nồm ẩm kéo dài từ tháng 2 đến hết tháng 4, có thể kéo sang đầu tháng 5. Đây là thời điểm giao mùa cuối xuân vào hạ, độ ẩm không khí tăng cao, khi đạt mức trên 90% thì xảy ra hiện tượng nồm ẩm. Có khoảng 5-6 đợt nồm, mỗi đợt kéo dài vài ngày, nhưng cũng có khi cả tuần.
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là độ ẩm không khí quá cao khiến hơi nước ngưng tụ và đọng lại trên bề mặt. Thời gian này có gió nồm thổi vào, mang nhiều hơi nước khiến không khí càng thêm ẩm. Lúc này mặt tường, nền nhà, bề mặt bàn ghế… đều bị tụ nước, giống như đang “vã mồ hôi”.
1.1 Các dấu hiệu của hiện tượng nồm ẩm
Trời nồm ẩm rất dễ nhận thấy. Mọi bề mặt từ trần nhà, sàn, tường, đồ nội thất đều "vã mồ hôi”. Nước trên trần nhà nhỏ giọt như bị dột, mặt sàn ẩm ướt, trơn trượt. Quần áo phơi không khô, thêm ẩm lạnh khiến dễ bị mốc và sinh mùi hôi. Mọi vật dụng khi cầm đến đều có cảm giác ẩm ướt, khó chịu.
Tình trạng này kéo dài sẽ sinh ẩm mốc, hư mục các vật dụng. Các thiết bị điện tử bị ẩm sẽ hư hại bên trong, giảm tuổi thọ sử dụng. Tường, trần, sàn, nhất là sàn gỗ sẽ bị phồng rộp, mục nát, không còn chắc chắn nữa.
1.2 Sàn nhà bị nồm là gì? Ảnh hưởng đến đời sống như thế nào?
Thời tiết lạnh và khô kéo dài, nhiệt độ nền nhà cũng bị kéo xuống thấp. Trong lòng đất lại càng ẩm lạnh hơn nên nhiệt độ nền nhà thấp hơn nhiệt độ không khí. Khi nhiệt độ sàn nhà thấp hơn nhiệt độ hóa sương (điểm sương) của không khí, hơi nước sẽ ngưng tụ và đọng lại trên bề mặt.
Sàn nhà bị nồm lúc nào cũng ẩm lạnh khiến việc đi lại rất khó chịu. Người đi trên mặt sàn phải mang dép nếu không muốn cái lạnh nhói vào lòng bàn chân. Chưa kể sàn nhà, cầu thang đọng nước trơn trượt, dễ gây té ngã. Điều này rất nguy hiểm với trẻ con, người già và người đi lại khó khăn.
Môi trường ẩm ướt cũng là điều kiện lý tưởng cho nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Đây là nguyên nhân gây bệnh các đường hô hấp, viêm phế quản, nhiễm trùng, kích ứng da…
2. Cách khắc phục sàn nhà bị nồm
Hãy thực hiện những cách đơn giản sau để khắc phục tình trạng sàn nhà bị nồm, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe.
► Bài viết liên quan: Mùa nồm là gì? Cách chống nồm ẩm trong nhà hiệu quả
2.1 Bật điều hòa ở chế độ “Khô” (Dry) hoặc dùng máy hút ẩm
Khi bật chế độ “Khô”, quạt của máy điều hòa vẫn chạy bình thường nhưng không tỏa hơi lạnh. Nhờ đó máy vừa hút ẩm, giúp nhà cửa khô ráo, vừa giúp không khí lưu thông trong phòng. Bạn nên dùng chức năng này khi trời mưa dầm dài ngày hoặc thời tiết nồm ẩm.
Nếu có điều kiện, gia đình nên trang bị máy hút ẩm. Đây là thiết bị chuyên dụng giúp giảm hơi ẩm trong nhà, cho không khí khô thoáng, chống nấm mốc. Nếu nhà có trẻ nhỏ người già thì càng nên dùng máy hút ẩm. Hệ hô hấp và miễn dịch của trẻ em và người già khá yếu, sẽ chịu ảnh hưởng xấu lên đường hô hấp trong môi trường ẩm thấp, đầy vi khuẩn.
2.2 Lau nhà bằng khăn khô
Trời nồm độ ẩm đã cao, lau nhà bằng khăn ướt càng khiến nhà ẩm hơn. Sàn nhà bị nồm cứ ướt mãi không khô được. Dùng khăn khô lau nhà sẽ hút hết nước đọng, cho sàn nhà khô ráo. Nếu dùng nước lau nhà cho bớt mùi ẩm mốc, hãy vắt nước trong khăn thật ráo, sau đó lau lại bằng khăn khô.
2.3 Nên đóng cửa khi trời nồm
Nhiều người cho rằng trời ẩm thì nên mở cửa, bật quạt cho nhà thông thoáng. Bạn đừng quên khi trời nồm thì bên ngoài độ ẩm không khí còn cao hơn trong nhà. Hãy đóng hết cửa lại, kể cả lỗ thông gió, khe cửa cũng phải che chắn kỹ lưỡng. Như vậy sẽ hạn chế không khí ẩm lạnh xâm nhập vào nhà.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thuê dịch vụ vệ sinh nhà ở theo giờ hoặc định kỳ để giúp bạn lau dọn, khử ẩm không khí trong nhà tốt hơn!
2.4 Khắc phục sàn nhà bị nồm bằng vật liệu hút ẩm, vôi sống, than củi
Bạn có thể mua túi hút ẩm về đặt trong góc nhà, tủ quần áo,…. Túi hút ẩm có chứa silica, là vật liệu hút ẩm quen thuộc thường thấy trong thức ăn, thuốc men. Hoặc bạn có thể mua vôi sống, than củi về để vào thùng giấy, đặt trong góc phòng, dưới gầm giường, gầm bàn ghế. Cả hai vật liệu này đều hút ẩm rất hiệu quả.
Xem thêm: Hiện tượng nấm mốc là gì? Cách xử lý nấm mốc trong đồ nội thất nhà ở
2.5 Thắp nến trong phòng
Thắp nến là cách hữu hiệu để khử mùi ẩm mốc khó chịu và tạo không khí ấm cúng. Ngọn lửa cũng khiến không khí xung quanh nóng lên và luân chuyển, giảm độ ẩm trong phòng. Sàn nhà bị nồm sẽ không còn tình trạng đọng nước nữa.
Trời nồm ít nhiều gây khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Bạn có thể chống nồm ngay từ khâu xây dựng khi chọn vật tư có khả năng chịu nồm ẩm. Để ngăn tình trạng sàn nhà bị nồm, hiện nay ngành vật liệu xây dựng đã phát triển nhiều chất liệu lát sàn mới có tính năng chống nồm hiệu quả. Đừng quên theo dõi Vệ Sinh Công Nghiệp để biết thêm nhiều kiến thức và mẹ hay trong việc vệ sinh và dọn dẹp nhà cửa.