Phân biệt các dòng máy pha cà phê và cách vệ sinh máy tại nhà

5.0/5 (1 Reviews)
26-01-2023

Bạn là một tín đồ trung thành của cà phê? Bạn muốn tự tay pha chế thức uống yêu thích theo khẩu vị của bản thân? Bạn đang muốn biết cách phân biệt các dòng máy pha cà phê và cách vệ sinh máy tại nhà? Đọc ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Máy pha cà phê là gì?

Máy pha cà phê là một sản phẩm chuyên biệt với chức năng chính dùng để pha cà phê tự động thay vì sử dụng tay cũng như các thiết bị thủ công như cách truyền thống. Máy pha cà phê là sản phẩm hiện đại khá thông dụng hiện nay. Bạn có thể sắm máy để sử dụng trong nhà mình hoặc bạn có thể gặp sự xuất hiện của máy pha cà phê tại các văn phòng, nhà hàng…

Phân biệt các dòng máy pha cà phê và cách vệ sinh máy tại nhà

Máy pha cà phê là một sản phẩm chuyên biệt để tạo ra các thức uống từ cà phê nhanh chóng và dễ dàng

Cấu tạo của máy pha cà phê

Có nhiều bộ phận cũng như linh kiện để tạo nên máy pha cà phê. Trong đó, các bộ phận chính, chịu trách nhiệm lớn cho quy trình hoạt động của máy bao gồm:

  • Thân máy
  • Bình chứa nước
  • Tay cầm
  • Nút điều khiển
  • Phễu lọc

Tùy thuộc vào dòng máy mà máy pha cà phê có thể tiếp nhận cà phê dưới nhiều dạng khác nhau như cà phê dạng hạt, cà phê dạng bột hoặc cà phê dạng viên nén…

Nguyên lý hoạt động của máy pha cà phê

Máy pha cà phê hiện đại sử dụng nguồn điện đầu vào để hoạt động. Khi đã được cấp nguồn năng lượng gốc, máy hoạt động theo nguyên lý chân không theo quy trình bộ nén tạo một nguồn lực giúp đẩy lượng nước đã được đun sôi trong bình chứa nước vào khay đựng bột cà phê. Sau đó, máy ngắt điện, áp suất được hạ giúp cho cà phê chảy ra ngoài và bạn có được thành phẩm là tách cà phê ưng ý một cách nhanh chóng.

Ưu điểm và nhược điểm của máy pha cà phê

Máy pha cà phê có những ưu và nhược điểm mà bạn nên biết trước khi quyết định sắm máy cho mình và người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp.

Ưu điểm của máy pha cà phê

Một sản phẩm tiện ích như máy pha cà phê sở hữu vô số ưu điểm như:

  • Tiết kiệm thời gian và công sức pha cà phê cho người dùng
  • Có thể điều chỉnh quy trình hoạt động theo ý muốn của người dùng
  • Dễ thao tác, dễ điều khiển
  • Tạo ra nhiều thức uống cà phê theo khẩu vị của người dùng
  • Làm đẹp không gian, vệ sinh thuận tiện

▷ Xem thêm: Cách chọn mua máy lọc nước cho gia đình theo nhu cầu và kinh tế.

Nhược điểm của máy pha cà phê

Máy pha cà phê có một số nhược điểm như:

  • Giá thành tương đối cao với người tiêu dùng
  • Một số loại máy có thể tiêu tốn nhiều điện năng
  • Gây tiếng ồn trong quá trình sử dụng

▷ Xem thêm: Máy hút mùi là gì? Có nên sử dụng máy hút mùi bếp và cách vệ sinh máy.

Phân biệt các dòng máy pha cà phê

Các dòng máy pha cà phê phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Máy pha cà phê cầm tay mini
  • Máy pha cà phê tự động
  • Máy pha cà phê bán tự động
  • Máy pha cà phê chuyên nghiệp
  • Máy pha cà phê nhỏ giọt

Sau đây là các đặc điểm nổi bật, ưu và nhược điểm của từng loại máy để bạn nắm được cách phân biệt các dòng máy pha cà phê:

Phân biệt các dòng máy pha cà phê

Có nhiều loại máy pha cà phê phù hợp cho gia đình, văn phòng hoặc nhà hàng hiện nay

Máy pha cà phê cầm tay mini

Đúng như tên gọi, loại máy này có đặc điểm nổi bật là rất nhỏ gọn, thuận tiện mang theo di chuyển khi không tốn nhiều diện tích trong túi xách của người dùng và thậm chí, nhiều loại máy pha cà phê cầm tay mini còn có dây xách tay được trang bị trên nắp máy.

Nhược điểm của loại máy này là công suất nhỏ, phải ấn nút hoạt động liên tục bằng tay và chỉ phù hợp để tạo ra các thức uống căn bản như hạt cà phê xay mà không thể thực hiện các loại cà phê có công thức chế biến phức tạp như Cappuccino hoặc Latte.

Máy pha cà phê tự động

Loại máy này có quy trình hoạt động tự động 100% từ việc xay hạt cà phê cho tới chế biến thức uống theo công thức mà người dùng mong muốn. Ngoài ra, loại máy này còn có thể tùy chỉnh được chế độ hoạt động như thay đổi lượng nước, nhiệt độ nước, nhiệt độ giữ ấm của cà phê sau khi xay.

Máy pha cà phê tự động với công suất hoạt động khoảng 30 - 50 ly/giờ, thích hợp dùng cho gia đình và văn phòng. Giá thành của sản phẩm tương đối cao nên bạn hãy cân nhắc trước khi mua nhé.

Máy pha cà phê bán tự động

Đây là loại máy mà chỉ có bước pha chế được tự động hóa. Các bước còn lại, bạn có thể tự điều chỉnh theo ý muốn của mình. Một ưu điểm của sản phẩm này là khá nhỏ gọn, độ bền cao và thuận tiện cho người dùng khi muốn vệ sinh máy. Bên cạnh đó, giá thành của máy cũng phù hợp với mức chi tiêu của nhiều gia đình hiện nay.

Nhược điểm của máy pha cà phê bán tự động là chỉ chấp nhận cà phê đã được xay mịn mà không thể chế biến đồ uống từ hạt cà phê trực tiếp. Thêm vào nữa, loại máy này đòi hỏi người dùng phải nắm vững các thao tác điều khiển máy gồm nhiều công đoạn khác nhau.

Máy pha cà phê chuyên nghiệp

Đây là dòng máy pha cà phê dùng cho nhà hàng, quán cà phê… với công suất lớn, có khả năng tạo nhiều thành phẩm trong một thời gian ngắn, đồng thời, bảo đảm chất lượng của đồ uống ở mức cao, tương đồng giữa các loại đồ uống khác nhau.

Nhược điểm của máy pha cà phê chuyên nghiệp cũng tương tự như máy pha cà phê bán chuyên nghiệp khi yêu cầu người dùng phải có kiến thức về pha chế đồ uống và thao tác vận hành máy.

Máy pha cà phê nhỏ giọt

Cơ chế hoạt động của loại máy này tương tự máy pha cà phê bằng phin lọc truyền thống. Chỉ có khác là các bước pha chế của máy tương đối đơn giản, không gây tốn công sức cho người dùng. Tuy nhiên, để hoàn thành một ly cà phê với loại máy này, bạn sẽ phải chờ khoảng 10 phút.

Cách vệ sinh máy pha cà phê tại nhà

Thực hiện hướng dẫn vệ sinh máy pha cà phê tại nhà dưới đây bạn nhé:

Vệ sinh Filter

Filter là nơi bã cà phê đọng lại sau mỗi lần máy hoạt động. Bạn cần vệ sinh Filter ngay sau khi máy hoạt động xong để tránh bã cà phê khô cứng lại, gây ảnh hưởng tới lần sử dụng sau và làm giảm tuổi thọ của Filter. Đối với bộ phận này, bạn chỉ cần sử dụng cọ quét hết bã cà phê còn sót lại và rửa sạch Filter dưới vòi nước ấm là hoàn tất việc vệ sinh.

Vệ sinh Headgroup

Lắp tay cầm vào Headgroup, đặt Headgroup dưới vòi nước nóng và dùng cọ vệ sinh để xả sạch cặn bã cà phê. Để hiệu quả làm sạch cao hơn, bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên biệt cho máy pha cà phê.

Vệ sinh vòi hơi đánh sữa

Chuẩn bị một chiếc khăn ẩm, bao trùm lên vòi hơi và xả nước trong khoảng 10 giây để hơi nước làm mềm cặn đọng bên trong vòi. Sau cùng, tháo khăn và xả thêm một lần nước để làm sạch hoàn toàn vòi hơi đánh sữa.

Vệ sinh khoang chứa nước thải

Để vệ sinh khoang chứa nước thải đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần sử dụng dung dịch hoặc bột vệ sinh chuyên biệt dành riêng cho máy pha cà phê. Nếu không có dung dịch này, bạn có thể sử dụng nước rửa bát pha loãng và đánh tung bọt để vệ sinh bộ phận này.

Chúc bạn nắm vững thông tin phân biệt các dòng máy cà phê và cách vệ sinh máy tại nhà trên nhé. Bên cạnh đó, đừng quên liên hệ với Năm Sao khi bạn có nhu cầu vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh nhà sau xây dựng, giặt rèm, thảm, ghế Sofa, ... nhé!

Liên hệ tư vấn - Vệ sinh công nghiệp

CÁC BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC

Chập điện là gì? Nguyên nhân và cách xử lý chập điện tại nhà

Chập điện là gì? Nguyên nhân và cách xử lý chập...

Chập điện không chỉ gây hỏng hóc thiết bị mà còn dẫn đến hỏa hoạn. Tìm hiểu chập điện...

Lau bàn thờ bằng nước gì? Cách pha nước lau bàn thờ

Lau bàn thờ bằng nước gì? Cách pha nước lau bàn...

Lau bàn thờ đúng cách giúp bàn thờ luôn sạch sẽ, thu hút may mắn. Vậy nên lau bàn thờ...

Xà bần là gì? Tại sao phải dọn xà bần sau khi xây dựng?

Xà bần là gì? Tại sao phải dọn xà bần sau khi...

Phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, nhưng không phải ai cũng biết xà bần là gì và tầm...

Giếng trời là gì? 6 Mẫu tiểu cảnh giếng trời nhà ống, nhà cấp 4

Giếng trời là gì? 6 Mẫu tiểu cảnh giếng trời...

Giếng trời được thiết kế theo phương thẳng đứng, là "cột sống" của ngôi nhà. Lợi ích...

Rác hữu cơ là gì? Cách làm thùng ủ rác hữu cơ tại nhà

Rác hữu cơ là gì? Cách làm thùng ủ rác hữu cơ...

Ủ rác hữu cơ là giải pháp bảo vệ môi trường. Cùng tìm hiểu ngay về rác hữu cơ là gì và...

Bọ chét cắn có sao không? Cách diệt bọ chét bằng thuốc xịt và phun

Bọ chét cắn có sao không? Cách diệt bọ chét...

Bọ chét chứa nhiều vi khuẩn gây hại, vết bọ chét cắn vô cùng nguy hiểm. Hãy cùng tìm...