5 thói quen sai lầm khi vệ sinh nhà cửa ảnh hưởng đến sức khỏe

5.0/5 (1 Reviews)
22-02-2022

Nhà cửa nên được dọn dẹp thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, các tác nhân gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏ con người. Tuy nhiên, vệ sinh nhà cửa không đúng cách sẽ không mang lại hiệu quả, ảnh hưởng đến đồ đạc. Đặc biệt, nhiều thói quen vệ sinh không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà bạn không hay biết. Bài viết dưới đây là tổng hợp những thói quen vệ sinh nhà cửa không tốt, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, chị em cần lưu ý và khắc phục kịp thời.

5 thói quen sai lầm khi vệ sinh nhà cửa ảnh hưởng đến sức khỏe

Đổ dầu mỡ, rác thải vào cống thoát nước

Dọn dẹp nhà bếp, rửa bát là công việc hàng ngày. Nhiều người tiện tay đổ dầu mỡ hay rác thải thừa vào cống thoát nước. Hành động tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng gây nhiều phiền toái cho hệ thống cống nước thải. Dầu mỡ thừa sau chế biến sẽ tích tụ, bám vào đường ống nước gây tắc nghẽn nặng. Lâu dài, đường ống nước sẽ tắc, bốc mùi và là ổ cho vi khuẩn phát triển gây mùi hôi, mầm bệnh.

Vì vậy, quá trình vệ sinh nhà bếp, rửa chén bát cần thu gom rác thải và mỡ dư thừa. Rác cần được vứt đúng nơi quy định, thùng rác thay thường xuyên. Với đường ống và cống nước nhà vệ sinh hay nhà tắm cần được xử lý định kỳ bằng men vi sinh, tăng sự lưu thông. Bạn cần đảm bảo cống thoát nước có giỏ lọc để loại bỏ rác thải cứng. 

Không đeo găng tay, khẩu trang khi vệ sinh nhà ở

Vệ sinh nhà cửa, quét dọn hay sử dụng hóa chất để vệ sinh giúp làm sạch bề mặt. Nhiều người có thói quen không đeo khẩu trang hay găng tay khi làm việc. Không mang đồ bảo hộ khi vệ sinh nhà cửa, sẽ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến sức khỏe. 

Da tay tiếp xúc với hóa chất có tính ăn mòn cao sẽ gây kích ứng. Đặc biệt với hóa chất tẩy rửa bồn cầu, lau sàn sẽ khiến da tay bị ăn mòn, bong tróc. Bụi mịn trong không khí khi vệ sinh nhà ở sẽ ảnh hưởng đến đường thở, hệ hô hấp của người mẫn cảm, đặc biệt với trẻ nhỏ. Do vậy, trong quá trình làm vệ sinh, cần mang khẩu trang, bao tay, kính mắt bảo vệ để không bị chất bẩn hay hóa chất vấy bẩn.

Dọn nhà tắm, nhà vệ sinh mà không khử trùng

Nhà tắm, nhà vệ sinh cần được làm sạch thường xuyên, đảm bảo không gian sạch thoáng. Đặc biệt, nhà tắm, toilet ẩm thường xuyên, cùng chất bẩn sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Quá trình vệ sinh nhà tắm, nhà vệ sinh cần tuân thủ đầy đủ các bước: lau bụi, vệ sinh bằng hóa chất, nước sạch và khử khuẩn.

Nhiều người không khử trùng, khử khuẩn nhà tắm, bề mặt sau vệ sinh sẽ không hoàn toàn làm sạch được các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, trong thời gian dịch bệnh covid, thời tiết ẩm nồm, dịch cúm… việc vệ sinh bề mặt bằng nước sát khuẩn sẽ là điều cần thiết, tăng cường bảo vệ sức khỏe con người.

Đóng kín cửa khi lau chùi nhà cửa

Vệ sinh nhà nhưng đóng kín cửa là thói quen phổ biến của nhiều chị em. Đóng kín cửa, vệ sinh, quét nhà quá mạnh tay khiến không khí chứa nhiều bụi bẩn, khó lưu thông. Lưu ý, khi vệ sinh bề mặt cần tiến hành hút bụi, quét dọn nhẹ nhàng để không làm ô nhiễm không khí.

Đồng thời, quá trình vệ sinh, lau chùi nhà ở cần thực hiện mở cửa, đảm bảo sự thông thoáng, giảm bụi bẩn tích tụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Các khu vực đóng kín lâu ngày cần được làm thông thoáng, tiếp xúc ánh sáng tự nhiên để diệt khuẩn, giảm nấm mốc ảnh hưởng đến đường hô hấp.

Vệ sinh nhà cửa đúng cách

Sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh, không rõ nguồn gốc để làm sạch

Dọn dẹp, vệ sinh nhà ở không thể tránh khỏi sử dụng hóa chất tẩy rửa, làm sạch bề mặt. Đặc biệt các bề mặt tường, bàn nhà bếp, sàn nhà… cần được làm sạch bằng chất tẩy rửa. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng hóa chất tẩy rửa có tính ăn mòn cao, tính tẩy rửa mạnh để làm sạch chất bẩn. Cách vệ sinh này sẽ không tốt cho bề mặt, hóa chất ăn mòn sẽ làm hỏng hoặc hư hại bề mặt.

Đồng thời, hóa chất tẩy rửa mạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Lưu ý, chọn hóa chất tẩy rửa chuyên dụng cho từng bề mặt. Chỉ sử dụng hóa chất có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thành phần thiên nhiên, không paraben để vệ sinh nhà ở. Chị em cần pha loãng hóa chất theo yêu cầu và hướng dẫn của nhà sản xuất, để không làm hư hại bề mặt.

> Có thể bạn quan tâm: 6 loại hóa chất vệ sinh nhà cửa

Vệ sinh nhà ở thường xuyên sẽ giúp giữ không gian sạch, nhưng cần được thực hiện đúng cách, tránh ảnh hưởng xấu đến đồ đạc, sức khỏe con người. Bạn cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh nhà cửa an toàn, giữ không gian sạch thoáng, sử dụng hóa chất chuyên dụng an toàn bảo vệ sức khỏe. Hy vọng chia sẻ trên đây sẽ hữu ích giúp bạn khắc phục các thói quen vệ sinh nhà cửa không đúng cách.

Liên hệ tư vấn - Vệ sinh công nghiệp

CÁC BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC

Xử lý nước thải là gì? Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Xử lý nước thải là gì? Hệ thống xử lý nước thải...

Xử lý nước thải là quy trình xử lý và làm sạch, loại bỏ các chất gây ô nhiễm ra khỏi...

Điện công nghiệp là gì? Nhu cầu ngành điện công nghiệp hiện nay

Điện công nghiệp là gì? Nhu cầu ngành điện công...

Điện công nghiệp là ngành quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và xây dựng. Vậy...

Các phương pháp đánh bóng sàn đá đúng cách

Các phương pháp đánh bóng sàn đá đúng cách

Đánh bóng sàn đá định kỳ là điều cần thiết giúp đảm bảo sàn luôn sạch sẽ và sáng bóng....

Quy trình đánh bóng sàn bê tông nhà xưởng đúng chuẩn

Quy trình đánh bóng sàn bê tông nhà xưởng đúng...

Đánh bóng sàn bê tông là quá trình làm sạch và loại bỏ các vết xước trên sàn, giúp sàn...

Mật ong để được bao lâu? Cách bảo quản mật ong lâu tại nhà

Mật ong để được bao lâu? Cách bảo quản mật ong...

Mật ong có thể để được từ 2 đến 3 năm tùy theo từng loại và cách thức bảo quản. Hướng...

Cách thông tắc bồn rửa bát bị nghẹt đơn giản tại nhà

Cách thông tắc bồn rửa bát bị nghẹt đơn giản...

Bồn rửa bát thường xuyên bị nghẹt do thức ăn gây ứ đọng nước. Lưu ngay 5 cách tự thông...