Trong nhịp sống bận rộn ngày nay, việc tìm kiếm một phương pháp làm sạch quần áo hiệu quả nhưng vẫn giữ được chất lượng vải luôn là mối quan tâm của nhiều người. Phương pháp giặt khô vừa đáp ứng yêu cầu vừa mang lại sự tiện lợi và hiệu quả tối ưu giúp quần áp của bạn ít bị hư hỏng, bền màu hơn. Mặc dù vậy, giặt khô chỉ nên áp dụng đối với một số quần áo cụ thể để hạn chế tác động của hóa chất đến sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về giặt khô và quy trình giặt khô như thế nào thì hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới.
Giặt khô là gì?
Giặt khô là quá trình sử dụng các dung môi hóa học thay vì nước và chất tẩy rửa thông thường để làm sạch và tẩy vết bẩn trên quần áo, đặc biệt là đối với các loại vải dễ hư hỏng. Các chất này thường là tetrachloroethylene (còn gọi là perchloroethylene hay perc) hoặc dung môi gốc muối hữu cơ hydrocarbon.
Do đó, phương pháp này không chỉ giúp giữ được hình dạng và cấu trúc ban đầu của vải mà còn kéo dài tuổi thọ của trang phục. Đồng thời, giặt khô còn giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc do giặt ướt thông thường như máy giặt hoặc giặt tay, sấy có thể gây ra.
>>>Xem thêm: 15 cách tẩy trắng quần áo ố vàng nhanh chóng tại nhà
Vì sao nên giặt khô?
Giặt khô không chỉ làm sạch mà còn bảo quản các trang phục đặc biệt của bạn một cách tốt nhất, đặc biệt là với các loại vải nhạy cảm.
Một số chất vải nhạy cảm với nước
Các loại vải nhạy cảm với nước và không thể chịu được tác động mạnh của máy giặt như len và tơ tằm. Do đó, giặt khô hoặc giặt tay nhẹ nhàng với các dung môi đặc biệt không chứa chất tẩy là giải pháp lý tưởng để làm sạch mà không sợ hư hỏng.
Tránh bạc màu quần áo
Các loại quần áo có màu nhuộm gốc nước thường dễ bị phai màu khi giặt thông thường với nước. Do đó, người ta thường sử dụng phương pháp giặt khô cho các loại quần áo này nhằm giữ màu lâu hơn.
Vải được làm từ lông hoặc sợi động vật như: len, tơ tằm dễ bị co rút và nhăn khi giặt bằng máy giặt hoặc giặt tay mạnh do cấu trúc sợi. Giặt khô chính là phương pháp tối ưu giúp giữ chất lượng và hình dáng quần áo sau khi giặt nguyên vẹn.
Giặt khô giúp giữ form quần áo tốt
Giặt khô không chỉ giúp bảo toàn hình dạng và màu sắc của trang phục, chúng còn giúp quần áo mới lâu hơn. Trong quá trình sản xuất, quần áo thường được phủ một lớp "hồ" đặc biệt để tạo kiểu dáng và giữ nếp. Giặt nước có thể làm tan lớp "hồ" này, nhưng giặt khô lại giữ chúng nguyên vẹn, đảm bảo form dáng của trang phục qua thời gian.
Nên giặt khô những loại quần áo nào?
Giặt khô không chỉ giúp quần áo sạch sẽ hơn so với phương pháp sử dụng bột giặt thông thường mà còn bảo quản chúng một cách tốt nhất. Tuy nhiên, do lo ngại về ảnh hưởng của hóa chất đến sức khỏe, giặt khô chỉ nên được áp dụng cho những loại vải đặc biệt và không nên lạm dụng.
- Vải nhạy cảm như lụa, len, cashmere, satin: Các loại vải này cần được giặt khô để giữ gìn độ mềm mại, không bị co rút hay biến dạng, đảm bảo chất liệu luôn bền đẹp.
- Trang phục cao cấp như đầm dạ hội, váy cưới, vest, áo sơ mi: Giặt khô giữ cho các bộ trang phục này luôn mới và duy trì chất lượng vải lâu dài.
- Đồ da như áo da, áo khoác da, giày da: Là lựa chọn giặt sạch an toàn, giặt khô giúp bảo vệ đồ da khỏi việc biến dạng hay phai màu, đồng thời giữ chất liệu mềm mại và bóng đẹp.
- Trang phục nhiều chi tiết phức tạp như ren, đính đá, dải ngọc: Những trang phục với quá nhiều chi tiết đính kèm nên được giặt khô để tránh hư hại hay mất mát trong quá trình giặt ướt.
>>>Xem thêm: Bật mí 9 cách giặt quần áo nhanh khô trong mùa mưa
Hướng dẫn cách giặt khô quần áo tại nhà
Giặt khô tại nhà có thể là giải pháp lý tưởng cho những trang phục đặc biệt, giúp bảo toàn chất liệu và màu sắc của chúng. Dưới đây là quy trình đơn giản để giặt khô quần áo ngay tại nhà của bạn:
Bước 1: Phân loại và tiền xử lý vết bẩn
Đầu tiên, hãy phân loại trang phục dựa trên chất liệu và mức độ nhạy cảm với nước. Các loại vải như da lộn và lông thú cần được giặt khô. Sử dụng khăn ẩm và nước ấm để lau nhẹ vết bẩn trước khi giặt, giúp quá trình làm sạch hiệu quả hơn.
Bước 2: Thực hiện giặt khô
Nếu bạn có máy giặt khô tại nhà, hãy tuân thủ theo hướng dẫn để tiến hành giặt đúng cách. Trường hợp không có máy, bạn có thể thay thế bằng phương pháp thủ công. Bạn chỉ cần dùng khăn ẩm và nước xà phòng nhẹ để làm sạch vết bẩn, sau đó làm khô nhanh chóng ở nơi thoáng đãng.
Bước 3: Ủ hương và làm mềm quần áo
Sau khi giặt, bạn có thể ủ hương cho quần áo của mình bằng cách sử dụng giấy thơm hoặc túi thơm khi sấy hoặc ủi. Điều này giúp quần áo của bạn không chỉ sạch sẽ mà còn thơm mát cả ngày dài. Đối với các loại máy giặt chuyên dụng có hơi nước nóng xông lên quần áo giúp chúng được lưu hương lâu hơn.
>>>Xem thêm: Top 5 loại xịt thơm quần áo an toàn cho da và không gây dị ứng
Bước 4: Làm khô hoàn toàn
Dùng máy sấy với chế độ giảm nhiệt độ để hơi nước bay hơi nhanh chóng và sử dụng quạt để làm khô quần áo hoàn toàn. Điều này giúp quần áo của bạn luôn bền đẹp và sẵn sàng để mặc mà không lo hỏng chất liệu.
Biết cách giặt khô tại nhà giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và bảo vệ được quần áo yêu thích của mình tốt nhất. Lưu ý thực hiện theo quy trình và cẩn thận trong từng bước để đạt được hiệu quả nhất. Nếu bạn cần bất kỳ các dịch vụ vệ sinh đừng ngần ngại liên hệ với Vệ Sinh Công Nghiệp chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.