Top 10 cây trồng trong nhà vệ sinh hợp phong thủy và khử mùi

5.0/5 (2 Reviews)
20-05-2022

Cây trồng trong nhà vệ sinh không chỉ là để trang trí cho đẹp mắt mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Nên trồng một số loại cây có khả năng lọc không khí để khử mùi hôi và làm sạch không khí hiệu quả, đặc biệt là môi trường ẩm thấp vốn có của nhà vệ sinh. Tham khảo ngay 10 loại cây thích hợp trồng trong nhà vệ sinh vừa giúp không khí trong lành vừa tốt cho phong thủy nhà ở ngay sau đây.

cây trồng trong nhà

Top 10 loại cây nên trồng trong nhà vệ sinh

Để sống và phát triển được trong phòng vệ sinh, các loại cây này phải chịu được độ ẩm cao, cây không cần ánh sáng, thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ thường xuyên.

Ngoài ra để khử khuẩn, cây cần có khả năng lọc các chất độc hại trong không khí như formaldehyde, amoniac, benzene,...(những khí thường xuất hiện trong nhà vệ sinh). Bên cạnh đó, loại cây này phải có kích thước phù hợp với diện tích của nhà vệ sinh. Sau đây là những loại cây đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên:

Cây Lưỡi Hổ

Đối với môi trường nhà vệ sinh, cây lưỡi hổ là lựa chọn tuyệt vời. Cây này thích nghi tốt với điều kiện thiếu ánh sáng, có khả năng hút khí độc hại, hơi ẩm và các chất gây ung thư. Một nghiên cứu đã chỉ ra cây lưỡi hổ có thể hấp thụ 107 loại độc tố khác nhau.

Cây lưỡi hổ còn có khả năng đặc biệt trong việc quang hợp vào ban đêm. Bên cạch đó, kích thước của cây lưỡi hổ rất thích hợp cho không gian nhà vệ sinh nhỏ khoảng 4m2.

Hình ảnh cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ thanh lọc không khí rất tốt

Về phong thủy: dáng cây lưỡi hổ đẹp, vươn thẳng như những thanh gươm sắc nhọn nên mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ. Do đó, cây rất thích hợp cho những môi trường tích tụ nhiều âm khí như nhà vệ sinh.

Xem thêm: Cây lưỡi hổ là gì? Ý nghĩa phong thủy, tác dụng và cách trồng

Cây Lô Hội (Nha đam)

Cây lô hội sở hữu những đặc tính nổi bật, làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng để trồng trong nhà vệ sinh. Cây có khả năng hút các khí độc hại như lưu huỳnh, cacbon dioxit, cacbonic, andehit fomic, đồng thời giảm tình trạng ẩm mốc và nguy cơ lây lan nguồn bệnh.

Ngoài ra, cây lô hội còn giúp khử mùi và điều hòa không khí, tạo môi trường trong lành cho không gian nhà vệ sinh.

Về mặt phong thủy, đặt một chậu cây trong nhà vệ sinh sẽ giúp trấn áp âm khí. Dáng cây thẳng, các bẹ lá như thanh gươm nhọn vươn lên, ngụ ý trấn tà, xua ma quỷ.

Hình ảnh cây nha đam

Cây Bạc Hà

Cây bạc hà có hương thơm dễ chịu giúp tạo cảm giác thoải mái, thư thái cho con người. Đặc tính ưa bóng râm khiến cây dễ trồng, chăm sóc. Ngoài ra, cây bạc hà còn có khả năng áp chế mùi khó chịu, diệt khuẩn, khử độc và đuổi muỗi - những lợi ích vô cùng quan trọng đối với nhà vệ sinh.

Hình ảnh cây bạc hà

Cây Trầu Bà

Cây trầu bà được xem là lựa chọn hoàn hảo để trồng trong nhà vệ sinh và phòng tắm. Ngoài dáng vẻ độc đáo, ưa độ ẩm, cây này còn sở hữu khả năng khử khí độc, mùi hôi triệt để. Nhờ vậy, không gian nhà vệ sinh trở nên thơm tho, thoáng mát, mang đến cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.

Cây sống tốt trong môi trường thiếu sáng và ẩm ướt, có thể trồng đất hoặc thủy sinh đều được. Cây còn có tác dụng cung cấp oxi trong quá trình quang hợp, hấp thu độc tố như benzen, formaldehyde…

Ngoài ra, cây Trầu Bà còn có thể sống được trong môi trường nước. Bạn có thể trồng Trầu Bà trong chậu nước để bên cạnh bồn rửa mặt. 

Hình ảnh cây trầu bà

Hoa Lan Ý

Với khả năng khử mùi hôi và các chất độc tố như cồn, aceton hiệu quả, cây lan ý tạo không gian trong lành. Theo quan niệm phong thủy, loại cây này hấp thụ nguồn năng lượng xung khắc, cân bằng trường khí, mang lại sự vui vẻ, hạnh phúc. Đặc biệt, cây lan ý hấp thụ tia bức xạ nhiệt từ thiết bị điện tử, hóa giải điềm xấu, bảo vệ sức khỏe cho gia đình.

Hình ảnh cây lan ý

Nếu nhà vệ sinh có không gian nhỏ, bạn cần lựa chọn loại chậu tròn hoặc dáng thấp để trồng cây tiết kiệm diện tích. Bởi lá của Hoa Lan Ý thường rất to và dài. 

Một số loại cây trồng trong nhà vệ sinh khác

Những cây trồng trong nhà vệ sinh mọi người thường ưu tiên các loại cây có lá xanh tươi tốt để lọc không khí. Ngoài các loại kể trên, cây dương sỉ, cây tơ nhện, cây tùng thơm, cây thường xuân, vạn niên thanh là những loại cây phù hợp và được sử dụng nhiều trong nhà vệ sinh.

Hình ảnh cây dương xỉ cây trồng trong nhà vệ sinh

Cây dương xỉ dễ chăm sóc, phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu và cần ít nước

Hình ảnh cây tơ nhện cây trồng trong nhà vệ sinh

Lá của cây tơ nhện có khả năng thải ra oxy vào ban đêm

Hình ảnh cây tùng thơm cây trồng trong nhà vệ sinh

Cây tùng thơm mang lại hương thơm dễ chịu và giúp làm sạch không khí 

Hình ảnh cây vạn niên thanh cây trồng trong nhà vệ sinh

Cây Thường Xuân dễ trồng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu

Hình ảnh cây vạn niên thanh cây trồng trong nhà vệ sinh

Cây vạn niên thanh giúp thanh lọc và hấp thụ các chất độc hại như formaldehyde, xylene 

Điều kiện để cây trồng trong nhà vệ sinh phát triển tốt

Để cây trồng trong nhà vệ sinh phát triển tốt, cần đảm bảo một số điều kiện sau:

  • Ánh sáng: Hầu hết các loại cây trồng trong nhà vệ sinh đều ưa bóng râm hoặc ánh sáng khiêm tốn. Tuy nhiên, cần có một ít ánh sáng tự nhiên để cây quang hợp.
  • Độ ẩm: Môi trường nhà vệ sinh thường có độ ẩm cao, điều này phù hợp với nhu cầu độ ẩm của nhiều loại cây xanh. Tuy nhiên, cần tránh ngập úng quá mức.
  • Thông gió: Đảm bảo thông gió tốt trong nhà vệ sinh để cung cấp không khí tươi mới cho cây.
  • Nhiệt độ: Hầu hết cây xanh phát triển tốt nhất ở nhiệt độ khoảng 18-24 độ C.
  • Chất dinh dưỡng: Cần bổ sung phân bón hoặc chất dinh dưỡng định kỳ cho cây để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.
  • Tưới nước: Duy trì độ ẩm đất thích hợp bằng cách tưới nước đều đặn, tránh để đất quá khô hoặc úng lại.
  • Chăm sóc: Thường xuyên loại bỏ lá già, cành khô để cây khỏe mạnh hơn.

Bằng cách đáp ứng các điều kiện trên, cây trồng trong nhà vệ sinh sẽ phát triển xanh tốt, giúp thanh lọc không khí và tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.

Nhiệt độ, độ ẩm không gian

Nhà tắm, nhà vệ sinh là nơi kín đáo, gần như kín gió, có độ ẩm cao, không có hoặc ít ánh sáng mặt trời (ví dụ sen đá, hương thảo sẽ không phù hợp vì là loài ưa nắng).

Có một số loại cây nội thất thích hợp với điều kiện như vậy và không cần chăm sóc nhiều. Đó là những cây ưa ẩm, ưa bóng râm, sinh trưởng chậm, không phát triển cành lá quá sum suê hay quá cao.

Hình ảnh Nhiệt độ, độ ẩm để cây trong nhà vệ sinh phát triển

Vì đặt trong môi trường ẩm ướt thường xuyên nên không cần tưới cây nhiều. Một tuần nên đem cây trồng trong nhà vệ sinh ra ngoài phơi nắng sáng 1 – 2 lần để cây giữ màu xanh tươi, không nhợt nhạt, còi cọc. Nên chọn những loại cây không rụng lá nhiều nhằm tránh gây mất vệ sinh.

Cắt tỉa, chăm sóc cây trồng 

Đối với các loại cây dây leo, bạn nên cắt tỉa thường xuyên để tránh cây mọc dài gây bất tiện và nên loại bỏ lá héo cho cây xanh tốt.

Để cây trồng trong nhà vệ sinh phát triển tốt, bạn cần chú ý tình trạng đất của cây. Môi trường trong nhà vệ sinh, cây trồng rất dễ bị úng. Thỉnh thoảng bạn hãy xới nhẹ đất cho cây thông thoáng nhé!

Một số lưu ý khi trồng cây trong nhà vệ sinh

Để cây trồng trong nhà vệ sinh phát triển tốt, đóng góp cho vận khí gia đình, cần lưu ý một số điểm:

  • Lựa chọn cây hợp phong thủy, giúp cân bằng trường khí, điều hòa năng lượng.
  • Ưu tiên các loại cây phù hợp với ngân sách, không cần quá đắt đỏ để mục đích khử mùi.
  • Chọn cây xanh tốt quanh năm, ưa độ ẩm cao và có khả năng sống trong môi trường thiếu ánh sáng.
  • Nắm vững đặc tính của từng loại để chăm sóc hiệu quả. Đặt cây gần cửa sổ, nơi thoáng khí hoặc thường xuyên đưa ra ngoài nắng cho quá trình quang hợp.

Với cách lựa chọn và chăm sóc phù hợp, cây trồng trong nhà vệ sinh sẽ phát triển xanh tốt, góp phần tạo không gian trong lành, cân bằng năng lượng tích cực cho ngôi nhà.

Cây trồng trong nhà vệ sinh nên chọn loại cây thích hợp với môi trường ẩm ướt và thiếu sáng để cây sống và phát triển thuận lợi. Hy vọng qua bài viết này của Vệ Sinh Công Nghiệp, bạn sẽ tìm được cho mình loại cây phù hợp với không gian phòng tắm của gia đình nhé! 

Liên hệ tư vấn - Vệ sinh công nghiệp

CÁC BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC

Nước cứng là gì? Cách làm mềm nước cứng tạm thời

Nước cứng là gì? Cách làm mềm nước cứng tạm thời

Nước cứng là loại nước có chứa hàm lượng khoáng chất cao không tốt cho sức khỏe và đồ...

Mùa nồm là gì? Cách chống nồm ẩm trong nhà hiệu quả

Mùa nồm là gì? Cách chống nồm ẩm trong nhà hiệu...

Mùa nồm là hiện tượng độ ẩm không khí tăng cao lên đến 90% sảy ra chủ yếu ở các tỉnh...

Topper là gì? Dùng topper thay nệm được không?

Topper là gì? Dùng topper thay nệm được không?

Nệm topper là tấm bảo vệ được dùng để trải lên trên bề mặt của tấm nệm chính. Vậy ưu...

Top 10 thuốc diệt gián tốt, an toàn, tận gốc hiện nay

Top 10 thuốc diệt gián tốt, an toàn, tận gốc...

Sử dụng thuốc diệt gián là cách an toàn và hiệu quả giúp xua đuổi và ngăn chặn gián vào...

Hóa chất tẩy rửa đa năng là gì? Loại hóa chất nào tốt?

Hóa chất tẩy rửa đa năng là gì? Loại hóa chất...

Hóa chất tẩy rửa đa năng là các dung dịch chuyên dụng giúp làm sạch các bề mặt nhanh...

Con giấm là gì? Công dụng và cách nuôi giấm tại nhà

Con giấm là gì? Công dụng và cách nuôi giấm tại...

Con giấm là cụm các vi khuẩn Acetic kết hợp trong quá trình lên men tạo thành. Hướng...