Cây lưỡi hổ dưới góc nhìn phong thủy và cách chăm sóc cây tại nhà

5.0/5 (1 Reviews)
07-03-2023

Cây lưỡi hổ là loài cây được nhiều người lựa chọn để trồng trong văn phòng làm việc hoặc không gian sống, nhất là những nơi chật hẹp. Bởi nó không chỉ mang yếu tố thẩm mỹ mà còn có tác dụng lọc không khí, đem đến không gian trong lành, sảng khoái. Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ cũng mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy tâm linh. Vậy bạn đã hiểu hết ý nghĩa của loài cây cảnh này cũng như làm sao để cây phát triển tốt hay chưa? Nếu chưa thì hãy cũng Vệ Sinh Năm Sao theo dõi ngay bài viết cây lưỡi hổ dưới góc nhìn phong thủy và cách chăm sóc cây tại nhà dưới đây.

Giới thiệu về cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là một loài cây cảnh làm đẹp chủ yếu được trồng trong vườn, trong nhà hay trong văn phòng làm việc. Nó có tên khoa học là Sansevieria trifasciata, thân cây dẹp, mọng nước, cao khoảng 50-60cm.

Thân lưỡi hổ mềm tuy nhiên bề ngoài lại có vẻ sắc nhọn nguy hiểm vì thế mà nhiều người lầm tưởng rằng việc chạm vào cây lưỡi hổ sẽ bị đứt tay. Dọc từ gốc cho đến ngọn, cây có 2 màu xanh và vàng, cây lưỡi hổ ra hoa sẽ nở thành cụm và mọc từ gốc lên

Cây lưỡi hổ bắt nguồn từ vùng nhiệt đới, chúng có tới hơn 70 loài, là một trong những loài cây đem lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, có thể kể đến như: lọc không khí, giảm tình trạng dị ứng ở da, tính sát khuẩn, sát trùng, trị hen suyễn, giảm căng thẳng, mệt mỏi,...

Giới thiệu về cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ dưới góc nhìn phong thủy

Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh được rất nhiều người lựa chọn để trưng bày trong nhà. Tuy nhiên, khi xét dưới góc độ phong thủy thì không phải ai cũng hiểu rõ về nó.

▷ Xem thêm: Nhất chi mai là gì? Cách trồng và chăm sóc hoa đúng cách.

Ý nghĩa cây lưỡi hổ trong phong thủy 

Bên cạnh những tác dụng đối với sức khỏe thì cây lưỡi hổ có tác dụng gì về mặt phong thủy hay không? Câu trả lời là có nhé!

Cả người phương Đông lẫn người phương Tây đều quan niệm rằng cây lưỡi hổ có khả năng trừ tà, xua đuổi những điều không tốt, điềm xấu, đem lại cho gia chủ nhiều tài lộc, may mắn, chống lại sự bỏ bùa.

Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ còn là món quà ý nghĩa dành tặng cho người thân, bạn bè thay cho lời chúc may mắn, dành tặng cho đối tác thay cho lời chúc thành công. Còn trong những dịp năm mới, tân gia nó thể hiện cho tài lộc dồi dào, an cư lạc nghiệp.

Cây lưỡi hổ có lá hình con dao sắc nhọn, nguy hiểm, được ví như sức mạnh của chúa sơn lâm vì vậy, người ta cho rằng cây lưỡi hổ có tác dụng xua đuổi ma quỷ, tà khí, giúp bảo vệ gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình tránh khỏi những xui xẻo, điều không may, kẻ tiểu nhân.

Trước những ý nghĩa đặc biệt về mặt phong thủy tâm linh nên bạn sẽ thường bắt gặp người ta trồng cây lưỡi hổ trước nhà hoặc trước cửa các tòa nhà thành một hàng rào chắn.

Cây lưỡi hổ dưới góc nhìn phong thủy

Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?

Nhiều người khi trồng cây lưỡi hổ thắc mắc không biết cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? Như đã giới thiệu ở trên, dọc từ gốc đến ngọn cây lưỡi hổ có 2 màu xanh và vàng vì vậy, nó hợp với mệnh Kim và Thổ. Gia chủ thuộc mệnh này khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà sẽ thu hút nhiều may mắn, mọi việc thuận lợi, vận thế tốt, xua đuổi tà ma, xui xẻo.

Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào?

Dựa vào màu sắc bạn có thể biết được cây lưỡi hổ hợp mệnh nào? Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào?

  • Cây lưỡi hổ viền vàng: Màu vàng theo thuyết ngũ hành sẽ tương khắc với mệnh Thủy và Hỏa vì vậy cây lưỡi hổ viền vàng sẽ kỵ với những người có năm sinh 1957, 1964, 1986, 1987, 1994, 1995, 1996, 1997.
  • Cây lưỡi hổ xanh: Xanh là gam màu tương sinh với mệnh Kim vì vậy người thuộc mệnh Mộc và Thổ không nên trồng lưỡi hổ xanh. Đó là những người có năm sinh sau đây: 1960, 1961, 1968, 1969, 1976, 1977, 1990, 1991, 1998, 1999.
  • Cây lưỡi hổ trắng: Trong phong thủy, màu trắng là màu kỵ với người mệnh Mộc và Thổ. Để tránh xung khắc thì những người có năm sinh 1972, 1973, 1980, 1981, 1988, 1989, 2002, 2003 không nên trồng lưỡi hổ trắng trong nhà.

▷ Xem thêm: Hoa giấy - ý nghĩa, tài vận, cách trồng và chăm sóc cây đúng chuẩn.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ tại nhà cho cây phát triển xanh tốt, bền đẹp

Có rất nhiều cách khác nhau để chăm sóc cây lưỡi hổ. Dưới đây là một số cách đơn giản nhưng hiệu quả tại nhà mà bạn có thể áp dụng:

Tưới nước cho cây

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ đơn giản nhất chính là duy trì việc thường xuyên tưới nước cho cây. Tuy nhiên lưỡi hổ có nhiều loài, đặc tính của mỗi loài lại khác nhau. Do đó việc duy trì tưới nước đều đặn là tốt nhưng phải lưu ý một điều rằng đối với loài ưu hạn tần suất tưới nước không được quá dày và ngược lại đối với loài ưa hạn.

Việc tưới nước quá nhiều sẽ làm rễ cây bị ngập úng, lá vàng và héo mòn nhanh chóng. Vì vậy chỉ nên tưới nước cho cây lưỡi hổ từ 1-2 lần/tuần và duy trì đều đặn để giúp cây phát triển tươi tốt, bình thường.

Ánh sáng cho cây

Ngoài khả năng chịu hạn tốt, cây lưỡi hổ cũng ưa bóng râm. Đây là lý do mà loài cây này xuất hiện nhiều trong các văn phòng làm việc hoặc không gian trong nhà. Cây sẽ héo úa nhanh chóng và bị mất nước nghiêm trọng nếu đặt liên tục ở ngoài nắng trong thời gian dài. Vì vậy nếu bạn muốn phơi nắng cho cây thì thời điểm thích hợp nhất là khoảng 7-9 giờ sáng.

▷ Xem thêm: Gợi ý các loại cây trồng trong nhà vệ sinh hợp phong thủy, dễ chăm.

Đất và phân bón cho cây

Vì là loài ưa hạn và có khả năng chịu khô tốt nên nếu bị ngập úng trong thời gian ngắn rễ lưỡi hổ sẽ bị thối rữa ngay lập tức. Vì vậy trong quá trình chăm sóc cây lưỡi hổ việc chọn đúng đất trồng cho cây cũng là một bước quan trọng.

Để giúp cây có thể thoát nước dễ dàng, tránh tình trạng ngập úng rễ bạn nên trộn than bùn với đất trồng cây lưỡi hổ. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm phân bón cho cây mỗi tháng 1 lần để cây có thể hấp thụ đủ dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ tại nhà cho cây phát triển xanh tốt, bền đẹp

Nhân giống cây

Bộ rễ của cây lưỡi hổ là dạng chùm vì vậy nếu bạn chăm sóc cây đúng cách sẽ bộ rễ phát triển rất nhanh. Để giúp cây có nhiều không gian sinh trưởng và phát triển hơn bạn cần chuyển bớt rễ, nhân giống sang một chậu cây mới.

Hầu hết những người trồng cây lưỡi hổ thường không mấy quan tâm đến cách chăm sóc này. Vì vậy mà khi bộ rễ của cây lưỡi hổ phát triển trong chậu quá nhiều, cây cũng sẽ cạn dần chất dinh dưỡng từ đó còi cọc, sinh trưởng kém dù bạn có bón phân thường xuyên đi chăng nữa.

Vậy là sau khi đọc xong bài viết này bạn đã hiểu thêm về cây lưỡi hổ dưới góc nhìn phong thủy và cách chăm sóc cây tại nhà rồi đúng không? Nếu thực hiện theo hướng dẫn của chúng tôi bạn sẽ sở hữu cho mình một chậu lưỡi hổ hoàn mỹ, mang lại cho người trồng nhiều may mắn, tài lộc, công danh. Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu thuê dịch vụ vệ sinh nhà cửa thì quên liên hệ với công ty vệ sinh Năm Sao nhé!

Liên hệ tư vấn - Vệ sinh công nghiệp

CÁC BÀI VIẾT MỚI NHẤT CỦA NĂM SAO

Cách chọn đèn LED âm trần phù hợp không gian nhà và văn phòng

Cách chọn đèn LED âm trần phù...

Bạn đã biết cách chọn đèn LED âm trần phù hợp không gian nhà và văn phòng hay chưa? Nếu...

Gợi ý cách chọn đèn LED trang trí trong không gian nhà và ngoài trời

Gợi ý cách chọn đèn LED trang...

Bài viết là một số gợi ý cách chọn đèn LED trang trí trong không gian nhà và ngoài trời...

Đèn LED là gì? Phân loại và các mẫu đèn LED đẹp cho gia đình

Đèn LED là gì? Phân loại và các...

Bài viết hôm nay Vệ Sinh Năm Sao sẽ cung cấp đến bạn một vài thông tin hữu ích về đèn...

Đá muối Himalaya là gì? Nguồn gốc, công dụng và cách dùng đèn đá muối

Đá muối Himalaya là gì? Nguồn...

Bạn có biết đá muối Himalaya là gì? Nguồn gốc, công dụng và cách dùng đèn đá muối hay...

Phong thủy cầu thang - yếu tố tài vận thường bỏ qua khi xây dựng

Phong thủy cầu thang - yếu tố...

Bài viết hôm nay, Vệ Sinh Năm Sao sẽ chia sẻ đến bạn những nguyên tắc khi thiết kế...

Cách bố trí phong thủy phòng ngủ cho vợ chồng mới cưới

Cách bố trí phong thủy phòng ngủ...

Trong bài viết hôm nay, Vệ Sinh Năm Sao sẽ hướng dẫn bạn cách bố trí phong thủy phòng...

  • icon zalo