Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc mai sau Tết cho gia đình

5.0/5 (2 Reviews)
12-01-2023

Trưng bày hoa mai trong nhà là truyền thống của rất nhiều gia đình từ Nam ra Bắc. Để cây được khỏe mạnh và ra hoa bền lâu, hãy áp dụng hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc mai sau Tết cho gia đình dưới đây.

Ý nghĩa của hoa mai

Hoa mai bung nở vàng óng là dấu hiệu báo hiệu một cái Tết đang đến rất gần trong không khí mùa Xuân ấm áp không chỉ ở miền Nam mà hiện nay, thú chơi hoa mai vào dịp tết cũng đã lan rộng ra mọi miền Tổ quốc.

Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc mai sau Tết cho gia đình

Hoa mai ngoài vẻ đẹp trang nhã còn mang nhiều ý nghĩa may mắn, bình an...

Ngoài vẻ đẹp tươi sáng, vui tươi, rực rỡ sắc màu, hoa mai còn mang trong mình nhiều ý nghĩa. Từ tên gọi, hoa mai mang ý nghĩa của sự may mắn, tốt lành, khởi đầu thuận lợi cho mọi việc và an khang trong suốt một năm.

Sâu xa hơn, hoa mai còn ẩn chứa ý nghĩa xua đuổi những điều chưa tốt, những việc không đẹp trong năm đã qua và hướng tới ước mong về một năm mới tràn ngập hạnh phúc, thịnh vượng và yên bình cho tất cả mọi người.

▷ Xem thêm: Cây Hoa giấy: Hình ảnh, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Cách chọn hoa mai đẹp trưng bày trong nhà ngày Tết

Khác với hoa đào có thể chiết cành, phần lớn hoa mai được cung cấp trên thị trường ở dạng cả cây kèm chậu. Tùy thuộc vào khả năng chi trả cũng như sự phù hợp với không gian trưng bày, bạn có thể chọn cây hoa mai với nhiều kích cỡ từ nhỏ tới to.

Đối với các loại hoa, điều tuyệt vời nhất là hoa nở đúng và nở rộ, tạo nên điểm nhấn đẹp mắt trong không gian nhà bạn vào dịp Tết. Hoa mai cũng không nằm ngoài quy luật này. Tuy nhiên, thời điểm hoa nở thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có thời tiết và cách bạn chăm sóc trước, trong và sau Tết.

Một số gợi ý để bạn chọn được cây hoa mai đẹp bao gồm:

Nhất đế

Phần đế chính là phần gốc, phần rễ của cây mai. Bạn nên chọn cây có phần đế thật vững chãi, cứng cáp và rễ nổi vừa phải trên mặt đất.

Nhì thân

Sau phần đế, phần thân chính là phần quan trọng tiếp theo. Thân cây không chỉ cung cấp dưỡng chất đều khắp mọi tán cây, mọi bông hoa chiếc lá mà còn góp phần khẳng định vẻ đẹp của cây mai.

Cách chọn hoa mai đẹp trưng bày trong nhà ngày Tết

Một cây hoa mai đẹp là một cây có phần thân tròn đầy, chắc chắn, vỏ cây trơn láng, không có vết sần sùi hoặc bong tróc. Bạn cũng nên chọn cây mai cây hoa mai có phần thân uốn lượn cong vừa phải, hài hòa với dáng tổng thể toàn cây hoặc chọn cây có thân mọc thẳng, kích thước thân to hơn so với cành và nhỏ hơn so với gốc cây để đảm bảo tính thẩm mỹ của cây.

Tam cành

Sau khi xét xong phần đế và thân cây, bạn đến với yếu tố tiếp theo để chọn được cây hoa mai đẹp trưng bày trong Tết là cành cây. Cây hoa mai có phần cành được tản rộng, vươn dài, xếp đều, không gãy gập, nhiều nụ và mầm là cây mà bạn nên chọn lựa.

Tứ nụ

Nếu bạn muốn cây ra nhiều hoa, bạn chắc chắn cần để ý các cây có nhiều nụ. Và đó cũng là lý do vì sao “tứ nụ” lại được xếp trong những tiêu chuẩn chọn mai đẹp.Hãy bỏ qua những cây vừa có ít nụ mà nụ lại vẫn còn xanh hoặc đã bung nở quá nhiều.

Thay vào đó, bạn nên chọn những cây mai có nụ bụ bẫm, đã có một vài bông nở với màu sắc đồng đều, cánh hoa nở tròn và nhiều nụ hoa đang hoặc sắp hé nở. Hoa mai vàng có 5 cánh tượng trưng cho Ngũ hành gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ nhưng hiện nay, các nhà vườn đã áp dụng công nghệ lai ghép giúp hoa có thể có nhiều cánh hơn, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Là một người yêu mai bạn đã biết cách chăm sóc mai sau tết và theo từng tháng chưa?

▷ Xem thêm: Cây khuynh diệp là cây gì? Tác dụng của tinh dầu khuynh diệp

Cách chăm sóc mai trong Tết 

Trong Tết là thời điểm vô cùng thích hợp để hoa mai thi nhau đua sắc. Dưới đây là cách chăm sóc mai trong Tết giúp mọi gia đình có một chậu mai vàng tươi:

Mai trồng trong chậu trong nhà

Thời điểm này bạn nên tưới nước mỗi ngày hoặc 2 ngày tưới 1 lần. Khi tưới, bạn nên tưới thẳng vào gốc và xịt các tia nước nhỏ lên toàn bộ tán lá. Buổi sáng nên tưới trước 9 giờ hoặc có thể tưới lúc chiều mát để mai giữ được độ tươi tốt. Nếu có thể, bạn nên đem chậu mai ra ngoài, đặt dưới bóng râm càng sớm càng tốt. 

Mai trồng ở ngoài 

Những chậu mai được trưng bày ngoài sân được sống trong môi trường tương tự như tự nhiên nên bạn không cần mất nhiều công sức chắm sóc như mai trong nhà. Tuy nhiên, bạn cần bón phân cho cây mỗi ngày để cây có khả năng ra hoa đều và đẹp. Bên cạnh chăm sóc mai trong Tết, cách chăm sóc mai sau Tết đặc biệt quan trọng, mời bạn xem tiếp nội dung sau!

Cách chăm sóc mai sau Tết 

Nếu được chăm sóc đúng cách, hoa mai có thể ra hoa trong nhiều năm liên tiếp, giúp bạn tiết kiệm chi phí mua sắm khi chuẩn bị đón Tết. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc mai sau Tết cho gia đình:

Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc mai sau Tết cho gia đình

Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc mai sau Tết cho gia đình rất dễ làm mà hiệu quả cao

Mai trồng trong chậu

Việc làm đầu tiên bạn nên làm sau khi mang cây mai từ trong nhà ra ngoài trời là phục hồi thể trạng cho cây bằng cách để cây tại vị trí có ánh nắng nhẹ từ 3 – 5 ngày.

Tiếp theo, cắt bỏ những nụ hoa chưa nở và những bông hoa đã nở nhưng chưa tàn để tránh việc cây tiếp thêm dưỡng chất nuôi nụ thành hạt. Bên cạnh đó, những cành héo, bị sâu bệnh hoặc quá dài cũng nên được cắt bỏ.

cách chăm sóc mai sau tết

Sau khoảng 1 tháng, vào đầu tháng thứ 2, hãy sử dụng kéo hoặc dụng cụ cắt tỉa cây chuyên dụng để lược bỏ phần rễ yếu, rễ già và rễ nhiễm khuẩn cho cây. Lưu ý thực hiện công việc với lực nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương rễ cây.

Cuối cùng, hãy chuẩn bị chậu và đất trồng mới để thay đổi môi trường sống cho cây. Bạn nên chọn chậu có kích cỡ lớn hơn chậu cũ và đất chuyên dành trồng mai được bày bán tại các cửa hàng cây cảnh.

▷ Xem thêm: Hoa Thanh Liễu: Hình ảnh, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Mai trồng ở ngoài

Khi cây hoa mai đã thích nghi được với môi trường sống mới, việc chăm bón trở nên dễ dàng hơn. Để hoa mai nở đúng dịp Tết, bạn cần chú ý lịch biểu để cắt tỉa cành so cho đúng thời điểm.

Trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20 tháng Chạp, bạn nên cắt tỉa cành cho cây theo dáng hình bản thân mong muốn và theo nguyên tắc cành trên ngắn hơn cành dưới.

Sau khi tỉa cành, hãy phun phân u-rê cho cây theo tỷ lệ 1 thìa cà phê phân pha với 10 lít nước tưới quanh gốc cây và phun lên toàn bộ thân cây. Trong khoảng 3 – 7 ngày tiếp theo, hãy chú ý quan sát thể trạng của cây. Nếu cây bắt đầu phát triển chồi lá mới, bạn không cần sử dụng thuốc kích thích phát triển nữa.

Chú ý: Tuyệt đối không để cho phân bón u-rê chảy xuống gốc (bạn có thể sử dụng túi nilong để che gốc lại). Sau khi phun tầm 10 phút, bạn dùng bàn chải chà mạnh lên cây để đánh bật những vết mốc, ẩm ra ngoài.

Nếu cây chưa phát triển nhiều, sử dụng 1g thuốc GA3 pha cùng 30 – 40 lít nước để tưới quanh gốc cây và phun lên toàn bộ thân cây, giúp cây kích thích tăng trưởng.

Cách chăm sóc mai sau tết

Một lưu ý nhỏ trong giai đoạn này đó là sự phát triển của các loại sâu bệnh hại. Để phòng tránh tổn thương cho cây, bạn hãy pha chung 2 loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) để phun lên cây lần đầu sau khi tỉa cành.

▷ Xem thêm: Ý nghĩa và cách cắm hoa tuyết mai tươi lâu ngày Tết

Cách chăm mai theo từng tháng

Để cây mai phát triển tốt bạn cần có phương pháp chăm mai theo từng thời điểm hợp lý, cụ thể:

Chăm sóc mai từ tháng 1 đến tháng 6

Từ tháng 1 đến tháng 6 là giai đoạn Tết, đây cũng là thời điểm cây bị suy yếu nên rất thích hợp cho hoạt động phục hồi cây.

  • Cắt ngắn 30% cành cây.
  • Thay đất cho cây, bổ sung chất dinh dưỡng bằng cách trộn chung vào với đất.
  • Bổ sung thêm phân lân.
  • Tưới nước đúng cách.
  • Cho cây tắm nắng, 2 tuần xoay cây mai một góc 180 độ để chúng phát triển đồng điều.

Chăm sóc mai từ tháng 6 đến tháng 12

Từ tháng 6 đến tháng 12, cây mai đã khỏe mạnh. Tuy nhiên, cây vẫn cần nhiều chất dinh dưỡng, bạn hãy tập trung bón các loại phân có nồng độ đạm và lân cao.

Đồng thời, cần cẩn trọng với một số bệnh lý về cây như đốm lá, rỉ sắt. Đến khoảng cuối tháng 11, bạn nên bắt đầu cắt hết lá để cây tập trung các chất dinh dưỡng cho nụ. 

Phòng ngừa sâu bệnh cho cây mai

Ngoài cách chăm sóc mai sau Tết, phòng bệnh cho cây mai cũng đặc biệt quan trọng. Sâu bệnh thường gặp ở cây mai là sâu ăn lá, nhện đỏ, sâu đục thân và rệp mềm ở đọt non. Khi ít bị sâu gây hại tấn công, bạn có thể bắt sâu bằng tay. Đối với rầy mềm ở mật độ thấp có thể sử dụng vòi xịt ở cường độ mạnh phun dưới mặt lá. Nếu mật độ cao có thể phun phòng ngừa bằng dung dịch tỏi, ớt và gừng cho cây. Trong trường hợp cây mai bị côn trùng tấn công vào nụ thì nên dùng GE quế hoặc tinh dầu sả để phun phòng trừ.  

▷ Xem thêm: Nhất chi mai là gì? Cách trồng và chăm sóc hoa đúng cách

Các mẹo nuôi mai dáng đẹp

Tuyệt đối không bón phân vào khi vừa thay đất cho cây vì lúc này rễ cây không hấp thụ được phân bón. Thậm chí, nếu bón phân vào lúc này chúng có thể làm hỏng rễ mai.

Một ít phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ sẽ đủ cho cây phát triển trong đầu mùa mưa, kết hợp với mưa đầu mùa, khí trời mát mẻ, sấm chớp tổng hợp chất dạm tự nhiên có trong không khí và đất sẽ làm cây phát triển mạnh hơn và làm mất hình dáng cũ.

cách chăm sóc mai sau tết

Không được lượt bỏ công đoạn thay đất khi chăm sóc mai sau tết. Việc làm này giúp bổ sung lượng Kali và lượng đạm cần thiết cho cây trồng. Ngoài ra, bạn nên phủ một lớp cát và một ít phân hữu cơ bao trùm toàn bộ mặt. Sau đó cho một ít đất trồng lên rồi mới cho cây vào và nén chặt. 

Lưu ý trong cách chăm sóc mai sau Tết

Sau tết, bạn cần cắt hết phần hoa, lá và nụ để các chất dinh dưỡng tập trung nuôi cây. Vì nếu giữ lại hoa, lá và nụ thì chúng sẽ tranh nhau chất dinh dưỡng khiến cây chậm phát triển. Đồng thời, bạn nên đặt cây ở ngoài không gian để cây dễ dàng trong việc hấp thụ và chuyển đổi dinh dưỡng. Tuyệt đối không tác động đến phần đất xung quan rễ cây để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mai cho các dịp Tết tiếp theo. Nếu mai được trưng trong nhà, bạn cần vệ sinh nhà cửa thật sạch để tránh côn trùng có hại ẩn nấp nhé!

Chúc bạn áp dụng thành công hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc mai sau Tết cho gia đình. Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu vệ sinh nhà xưởng sau Tết thì nhớ Alo ngay cho vệ sinh công nghiệp tphcm Năm Sao bạn nhé!

Liên hệ tư vấn - Vệ sinh công nghiệp

CÁC BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC

Chập điện là gì? Nguyên nhân và cách xử lý chập điện tại nhà

Chập điện là gì? Nguyên nhân và cách xử lý chập...

Chập điện không chỉ gây hỏng hóc thiết bị mà còn dẫn đến hỏa hoạn. Tìm hiểu chập điện...

Lau bàn thờ bằng nước gì? Cách pha nước lau bàn thờ

Lau bàn thờ bằng nước gì? Cách pha nước lau bàn...

Lau bàn thờ đúng cách giúp bàn thờ luôn sạch sẽ, thu hút may mắn. Vậy nên lau bàn thờ...

Xà bần là gì? Tại sao phải dọn xà bần sau khi xây dựng?

Xà bần là gì? Tại sao phải dọn xà bần sau khi...

Phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, nhưng không phải ai cũng biết xà bần là gì và tầm...

Giếng trời là gì? 6 Mẫu tiểu cảnh giếng trời nhà ống, nhà cấp 4

Giếng trời là gì? 6 Mẫu tiểu cảnh giếng trời...

Giếng trời được thiết kế theo phương thẳng đứng, là "cột sống" của ngôi nhà. Lợi ích...

Rác hữu cơ là gì? Cách làm thùng ủ rác hữu cơ tại nhà

Rác hữu cơ là gì? Cách làm thùng ủ rác hữu cơ...

Ủ rác hữu cơ là giải pháp bảo vệ môi trường. Cùng tìm hiểu ngay về rác hữu cơ là gì và...

Bọ chét cắn có sao không? Cách diệt bọ chét bằng thuốc xịt và phun

Bọ chét cắn có sao không? Cách diệt bọ chét...

Bọ chét chứa nhiều vi khuẩn gây hại, vết bọ chét cắn vô cùng nguy hiểm. Hãy cùng tìm...