Các nguyên tắc và hướng dẫn thực hiện vệ sinh bệnh viện đúng chuẩn

5.0/5 (1 Reviews)
04-06-2022

Bệnh viện chứa nhiều nguy cơ lây nhiễm nhất, cũng là nơi đặt yêu cầu vệ sinh lên cao nhất. Vệ sinh bệnh viện cần tuân thủ quy trình để đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt.

Bệnh viện là một môi trường hết sức đặc biệt, vừa là nơi tập trung của nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh, vừa là nơi yêu cầu vệ sinh được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy nên việc vệ sinh là không thể thiếu đối với mỗi bệnh viện. Hãy xem ngay hướng dẫn vệ sinh bệnh viện và những quy tắc phải tuân theo trong bài viết sau.

Các nguyên tắc và hướng dẫn phân loại vệ sinh bệnh viện

Vệ sinh bệnh viện là gì?

Vệ sinh bệnh viện là quá trình dọn dẹp, làm sạch và đảm bảo khử trùng từng ngóc ngách trong mọi khu vực bệnh viện. Mục đích của việc này là để đảm bảo cho người bệnh, người thăm bệnh và các nhân viên y, bác sĩ một môi trường sạch sẽ, an toàn cho việc khám chữa bệnh.

Tại sao phải vệ sinh bệnh viện?

Xét về mặt vệ sinh, bệnh viện là nơi có hết sức phức tạp bởi các đặc điểm sau:

  • Người ra vào liên tục, bất kể người bệnh, người lành, người mang mầm bệnh… Bệnh viện là nơi tiếp nhận người mắc nhiều loại bệnh đến chữa trị, kể cả bệnh truyền nhiễm. Chưa kể người bệnh, người thăm nuôi, người khám bệnh từ khắp nơi ra vào thường xuyên. Tất cả khiến môi trường bệnh viện đầy rẫy vi khuẩn, virus, nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.
  • Hoạt động của bệnh viện là 24/7, không bao giờ ngừng nghỉ, kể cả chủ nhật, ngày lễ. Bệnh viện luôn trong tư thế sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân mới nên nguy cơ luôn có nguồn lây nhiễm mới.
  • Yêu cầu vệ sinh tại bệnh viện rất cao, nhằm đảm bảo một môi trường sạch sẽ cho bệnh nhân tịnh dưỡng, mau hồi phục sức khỏe.
  • Do lượng người và bệnh nhân ra vào liên tục nên công suất phòng, giường, các khu sinh hoạt, điều trị, thăm khám… được khai thác tối đa. Công tác vệ sinh bệnh viện do đó chịu áp lực rất lớn.

Cách phân loại khu vực vệ sinh

Đây là nguyên tắc phân vùng trong vệ sinh bệnh viện nhằm hướng dẫn việc áp dụng cho đúng các biện pháp dọn dẹp vệ sinh phù hợp với tính chất của từng khu vực.

Bài viết liên quan:  Nguyên tắc vệ sinh bệnh viện.

Phân theo khu vực

  • Khu vực bên ngoài: sân, nhà để xe, lối ra vào, lối đi bên ngoài…
  • Khu vực bên trong: hành lang, thang máy, nơi chờ xét nghiệm hoặc lấy kết quả
  • Khu vực lây nhiễm thấp: khối hành chính văn phòng của bệnh viện, phòng kỹ thuật, nơi chờ làm thủ tục, nhà thuốc,...
  • Khu vực lây nhiễm cao: phòng cấp cứu, phòng mổ, phòng hồi sức, phòng chăm sóc đặc biệt, phòng bệnh lưu trú, khu xét nghiệm, phòng chụp ảnh công nghệ cao như X quang….
  • Khu vực nhiễm khuẩn: nhà vệ sinh, phòng thụt rửa, nơi để đồ bẩn, rác thải y tế….

Nguyên tắc phân loại khu vực vệ sinh

Phân loại theo chức năng khu vực cần làm vệ sinh

Theo đó, các công ty sẽ phân chia nơi làm vệ sinh tùy theo tính chất khu vực. Mỗi nơi sẽ có quy trình riêng về thu gom, lau dọn, trình tự các bước thực hiện, máy móc, hóa chất cần dùng...

Hướng dẫn vệ sinh bệnh viện

Nguyên tắc chung khi vệ sinh bệnh viện 

Dưới đây là những nguyên tắc hướng dẫn chung cho công tác vệ sinh bệnh viện. Ở mỗi phòng chuyên môn sẽ có quy trình vệ sinh riêng, kèm theo là dụng cụ và hóa chất tẩy rửa phù hợp. Nhân viên vệ sinh phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, đúng trình tự.

  • Vệ sinh từ nơi sạch đến nơi dơ, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.
  • Có dụng cụ vệ sinh riêng cho từng khu vực, đảm bảo tiệt trùng kỹ càng. Không tự tiện đem dụng cụ ở khu vực này sang khu vực khác nhằm tránh nguy cơ truyền bệnh.
  • Sử dụng dung dịch tẩy rửa và khử khuẩn đúng liều lượng theo hướng dẫn.
  • Mỗi khi phòng có chất bẩn, cần làm sạch và khử trùng ngay.
  • Nhân viên vệ sinh phải mặc đồ bảo hộ theo quy định (găng tay, khẩu trang, trùm tóc, ủng..)
  • Không làm vệ sinh trong phòng bệnh khi có bác sĩ, y tá đang thực hiện thăm khám, điều trị.
  • Vệ sinh khu vực nguy cơ cao nên dùng khăn lau một lần. Dụng cụ vệ sinh sau đó phải được khử trùng và để riêng.

Nguyên tắc chung khi vệ sinh bệnh viện

Hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh chung

Vệ sinh sàn nhà

  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và hoá chất theo quy định.
  • Đảm bảo mang bảo hộ theo quy định.
  • Tiến hành thu dọn nơi cần làm vệ sinh.
  • Lau sạch từng vùng riêng biệt bằng giẻ sạch đúng tiêu chuẩn.
  • Sử dụng mop lau chuyên biệt, chỉ lau trong diện tích 30-40 m2 mỗi lần hoặc thay ngay khi dơ. Sau đó, thay mop mới và bỏ mop cũ vào bao để giặt và sử dụng lại sau.
  • Lau với dung dịch khử khuẩn, sau đó lau khô bằng mop sạch.
  • Sử dụng dung dịch khử khuẩn có nồng độ cao hơn cho khu vực lây nhiễm.
  • Tiếp tục lau mặt sàn theo từng vùng riêng biệt cho đến khi sạch.
  • Thu dọn dụng cụ theo quy định.
  • Đánh cọ bồn rửa sàn nhà 2 lần mỗi ngày và khi cần.
  • Vệ sinh bề mặt các thiết bị và phương tiện 1 lần mỗi ngày và khi cần.

Vệ sinh sàn nhà

Vệ sinh trần nhà, tường, cửa và các dụng cụ khác

  • Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh sạch sẽ trước khi bắt đầu.
  • Di chuyển bệnh nhân ra khỏi phòng.
  • Thực hiện vệ sinh từ trên xuống dưới.
  • Lau sạch cửa kính, cửa chớp, cửa ra vào, đèn quạt và quét mạng nhện, đồng thời đánh cọ chân tường 1 lần mỗi tuần và khi cần.

Vệ sinh giường, bàn, ghế, đệm

  • Lau sạch bằng dung dịch khử khuẩn, sau đó sử dụng mop sạch để lau khô.
  • Sử dụng dung dịch khử khuẩn có nồng độ cao cho khu vực lây nhiễm.
  • Để nệm và ruột gối dưới ánh nắng mặt trời trong vòng 1 giờ sau khi bệnh nhân xuất viện.
  • Tiến hành khử khuẩn ngay sau khi có người bệnh tử vong hoặc giữa các lần tiếp xúc với bệnh nhân.

Vệ sinh bàn ghế

Vệ sinh bồn rửa tay, phòng tắm, phòng vệ sinh

  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng và cọ để loại bỏ các vết bẩn trên bề mặt của bồn rửa tay. Thực hiện việc này mỗi ngày hoặc khi bề mặt bẩn.
  • Thực hiện vệ sinh phòng rửa nước, phòng tắm, và nhà vệ sinh 4 lần mỗi ngày và khi cần thiết.

Vệ sinh bô, xô, vịt, ống nhổ

  • Đổ ngay chất thải từ người bệnh vào đúng nơi quy định và khử khuẩn chất thải có nguy cơ lây nhiễm trước khi đổ.
  • Tráng bô vịt dưới dòng nước chảy.
  • Ngâm trong dung dịch khử khuẩn theo thời gian quy định.
  • Cọ rửa sạch sẽ bằng xà phòng và để khô.

Vệ sinh dây dẫn, lọ đựng dịch thải

  • Ngâm dây dẫn vào dung dịch khử khuẩn theo thời gian quy định sau khi tháo rời.
  • Thực hiện thụt rửa bên trong lòng ống bằng dung dịch khử khuẩn và nước sạch.
  • Cọ rửa chai lọ bằng xà phòng hoặc dung dịch khử khuẩn.
  • Làm khô và lưu trữ tại nơi qui định.
  • Nếu có thể, sử dụng dây dẫn một lần sau khi sử dụng và sau đó tiến hành tiêu hủy. Chai lọ cần được gửi đến nơi thanh trùng tập trung nếu có sẵn.

Vệ sinh ngoại cảnh

  • Nhân viên thu gom phải đảm bảo đeo đồ bảo hộ.
  • Thực hiện việc thu gom rác và vệ sinh định kỳ.
  • Tránh sử dụng tay trần để xử lý hoặc nhặt rác.
  • Sử dụng bao rác theo màu sắc quy định.

Vì sao việc vệ sinh bệnh viện nên nhờ đến công ty dịch vụ chuyên nghiệp?

Yêu cầu về chuyên môn của nhân viên vệ sinh

Đội ngũ nhân viên của các đơn vị dịch vụ vệ sinh bệnh viện được đào tạo bài bản, biết cách xử lý nhanh gọn các loại chất bẩn. Họ cũng lập ra quy trình dọn vệ sinh theo tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá của Bộ Y Tế, dọn dẹp xong có kiểm tra đầy đủ. 

Yêu cầu về máy móc, vật tư

Công tác dọn dẹp vệ sinh bệnh viện mang tính chất đặc thù và yêu cầu cao. Thường chỉ có các công ty dịch vụ mới đủ máy móc, hóa chất chuyên dụng, hiệu quả hơn so với dung dịch tẩy rửa thông thường. 

Vệ sinh bệnh viện chuyên nghiệp

Có thể thấy vệ sinh bệnh viện là công việc không hề đơn giản. Vậy nên bạn hãy tìm một đơn vị vệ sinh bệnh viện chuyên nghiệp để đảm bảo công việc đầy thách thức này được hoàn thành một cách an toàn và hiệu quả nhất nhé.

Liên hệ tư vấn - Vệ sinh công nghiệp

CÁC BÀI VIẾT BẠN NÊN ĐỌC

Xử lý nước thải là gì? Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Xử lý nước thải là gì? Hệ thống xử lý nước thải...

Xử lý nước thải là quy trình xử lý và làm sạch, loại bỏ các chất gây ô nhiễm ra khỏi...

Điện công nghiệp là gì? Nhu cầu ngành điện công nghiệp hiện nay

Điện công nghiệp là gì? Nhu cầu ngành điện công...

Điện công nghiệp là ngành quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và xây dựng. Vậy...

Các phương pháp đánh bóng sàn đá đúng cách

Các phương pháp đánh bóng sàn đá đúng cách

Đánh bóng sàn đá định kỳ là điều cần thiết giúp đảm bảo sàn luôn sạch sẽ và sáng bóng....

Quy trình đánh bóng sàn bê tông nhà xưởng đúng chuẩn

Quy trình đánh bóng sàn bê tông nhà xưởng đúng...

Đánh bóng sàn bê tông là quá trình làm sạch và loại bỏ các vết xước trên sàn, giúp sàn...

Mật ong để được bao lâu? Cách bảo quản mật ong lâu tại nhà

Mật ong để được bao lâu? Cách bảo quản mật ong...

Mật ong có thể để được từ 2 đến 3 năm tùy theo từng loại và cách thức bảo quản. Hướng...

Cách thông tắc bồn rửa bát bị nghẹt đơn giản tại nhà

Cách thông tắc bồn rửa bát bị nghẹt đơn giản...

Bồn rửa bát thường xuyên bị nghẹt do thức ăn gây ứ đọng nước. Lưu ngay 5 cách tự thông...